Nhức mỏi đầu gối: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nhức mỏi đầu gối là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi và người trẻ. Tình trạng này thường phát sinh từ những chấn thương ở đầu gối và lối sống kém lành mạnh. Ngoài ra khớp gối đau mỏi cũng có thể liên quan đến các tình trạng viêm và thoái hóa khớp.

Nhức mỏi đầu gối
Thông tin cơ bản về nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị nhức mỏi đầu gối

Nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối

Đầu gối nằm ở vị trí trung tâm của chân, liên kết xương đùi với xương cẳng chân (xương chày, xương mác) và xương bánh chè. Cấu trúc đầu gối là sự liên kết phức tạp và chặt chẽ giữa sụn, các xương, dây chằng và . Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giữ cơ thể trong tư thế đứng thẳng, hạ thấp và nâng cao cơ thể. Đồng thời cho phép cơ thể hướng về phía trước, xoắn chân.

Chính vì thế đầu gối rất dễ bị tổn thương, phát sinh những đợt đau mỏi đột ngột, đặc biệt là khi có yếu tố tác động hoặc các bộ phận bên trong ổ khớp đã bị thoái hóa.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối ở người lớn tuổi và người trẻ:

1. Chấn thương

Chấn thương khi vận động mạnh, chơi thể thao quá sức, tai nạn, té ngã, tiếp đất không an toàn khi nhảy xa/ nhảy cao… có thể gây tổn thương, làm giảm tính ổn định của đầu gối và phát sinh cảm giác đau mỏi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cảm giác nhức mỏi có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng hoặc âm ỉ và tăng dần mức độ nặng nề sau vài tiếng.

Ngoài cảm giác nhức mỏi khớp gối, người bị chấn thương còn có những biểu hiện sau:

  • Bầm tím quanh đầu gối
  • Sưng khớp
  • Cứng khớp
  • Hạn chế khả năng vận động…

Một số chấn thương thường gặp:

Chấn thương
Chấn thương trong lao động, chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối

2. Thừa cân

Nhức mỏi đầu gối thường xảy ra ở những người có cân nặng dư thừa. Bởi đầu gối có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Khi trọng lượng tăng cao, đầu gối sẽ chịu nhiều áp lực và tổn thương.

Đối với trường hợp này, người bệnh sẽ có cảm giác nhức mỏi kéo dài, âm ỉ khó chịu, đôi khi nhói lên và giảm nhẹ. Đau nhức đầu gối do áp lực từ trọng lượng có thể xảy ra ở cả ban ngày và ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ và đời sống.

3. Lười vận động

Những người lười vận động, có công việc cần phải ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ sẽ có nguy cơ nhức mỏi đầu gối liên tục và kéo dài. Cơn đau có thể khởi phát trong khi ngồi, âm ỉ kéo dài, sau đó nghiêm trọng hơn vào ban đêm, trong khi ngủ.

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng, người bệnh nên tập thói quen đi lại, co duỗi và xoay tròn đầu gối, tập kéo giãn mỗi 1 – 2 giờ làm việc, thực hiện từ 5 – 10 phút/ lần.

4. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối chính là một trong những nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối thường gặp nhất. Bệnh lý này thể hiện cho những tổn thương ở sụn và xương dưới sụn do quá trình lão hóa, chấn thương không được chữa lành.

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, bề mặt sụn khớp sẽ có dấu hiệu mài mòn, sần sùi, kém trơn tru và giảm chức năng giảm xóc. Lúc này các xương dưới sụn có xu hướng đối đầu, va vào nhau khi cử động dẫn đến đau mỏi, tạo điều kiện cho gai xương tiến triển chèn ép vào những bộ phận trong ổ khớp.

Ngoài tình trạng nhức mỏi đầu gối, những người bị thoái hóa khớp gối còn gặp những triệu chứng dưới đây:

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân bị nhức mỏi đầu gối kèm theo sưng, nóng khớp, giảm phạm vi chuyển động

5. Bệnh gout

Nhức mỏi đầu gối có thể bắt nguồn từ bệnh gout. Đây là một bệnh viêm khớp thường gặp. Bệnh xảy ra khi quá trình chuyển hóa nhân purin hoạt động kém và rối loạn khiến lượng acid uric tăng cao trong máu. Điều này tạo điều kiện cho các tinh thể urat natri hình thành, tích tụ trong các mô dẫn đến đau nhức và viêm.

Nhức mỏi đầu gối do bệnh gout cần được kiểm soát càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này thường có diễn tiến nhanh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, phá hủy khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

6. Viêm khớp dạng thấp

Nhức mỏi đầu gối có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng viêm khớp xảy ra do tình trạng rối loạn tự miễn tiến triển trong cơ thể. Đối với người bình thường, hệ miễn dịch có khả năng nhận diện dị nguyên và bảo vệ cơ thể.

Đối với người bị viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch nhầm lẫn các mô khỏe mạnh là dị nguyên, liên tục tấn công dẫn đến tổn thương. Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh còn gặp triệu chứng cứng khớp, nóng và đỏ da, sưng khớp, xuất hiện nốt thấp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

Ngoài ra những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ bị tổn thương mắt, phổi, tim mạch, mạch máu, thần kinh, dạ dày và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

7. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, trong đó có khớp gối. Đây là một bệnh lý thường gặp, thể hiện cho tình trạng viêm, đau và sưng bao hoạt dịch (túi nhỏ chứa dịch lỏng ở khớp).

Đối với viêm bao hoạt dịch khớp gối, bệnh thường tiến triển do xương bánh chè bị tổn thương, khớp gối bị nhiễm trùng, chảy máu trong bao hoạt dịch, người bệnh vận động mạnh và liên tục, thường xuyên uốn cong đầu gối.

Ngoài nhức mỏi đầu gối, người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Sưng bao hoạt dịch khiến vùng da xung quanh bị căng
  • Ấn vào thấy mềm
  • Hạn chế khả năng co duỗi khớp
  • Cứng khớp
  • Da đỏ hoặc nóng
Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Viêm bao hoạt dịch khớp gối thể hiện cho tình trạng viêm, đau và sưng bao hoạt dịch ở đầu gối

Nhức mỏi đầu gối có nguy hiểm không?

Nhức mỏi đầu gối là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra sau một chấn thương, lười vận động, thường xuyên đứng/ ngồi lâu một chỗ, thừa cân béo phì. Đối với trường hợp này, cơn đau không quá nghiêm trọng, thường tiến triển theo hướng tự khỏi và đáp ứng tốt với các phương pháp giảm đau thông thường.

Tuy nhiên nếu bắt nguồn từ các bệnh viêm khớp, thoái hóa, viêm bao hoạt dịch hoặc có chấn thương nặng, người bệnh cần thăm khám định kỳ. Đồng thời điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp không điều trị có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động trong tương lai.

Do đó nếu nhức mỏi đầu gối kéo dài trên 5 ngày, đau nhiều không thể đi lại hoặc đau kèm theo sưng, đỏ, nóng, cứng khớp… người bệnh nên chẩn đoán tình trạng và điều trị cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Chẩn đoán nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối

Các bước được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối:

  • Khám đầu gối và kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ tiến hành quan sát, nhấn vào một số vị trí quanh đầu gối để xác định các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và vị trí đau.
  • Kiểm tra sức cơ và tầm vận động: Người bệnh được yêu cầu co gối, gập – duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống, nâng cao chân… để kiểm tra sức cơ và tầm vận động của đầu gối.
  • Kiểm tra hình ảnh: Một số kỹ thuật được yêu cầu nếu có nghi ngờ nhức mỏi đầu gối do chấn thương nặng hoặc bệnh lý.
    • Chụp X-quang: Chụp X-quang là kỹ thuật đầu tiên được chỉ định để chẩn đoán những bất thường về các xương trong đầu gối. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xác định tình trạng gãy xương, gai xương, trật khớp, u xương và nhiều bất thường khác.
    • Siêu âm khớp gối: Kỹ thuật này giúp kiểm tra và xác định các bất thường liên quan đến mô mềm trong ổ khớp.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Không giống như X-quang, hình ảnh MRI có thể thể hiện rõ nét về các mô mềm cũng như sụn, dây chằng, mạch máu, cơ và dây thần kinh bên trong ổ khớp. Từ đó xác định và đánh giá chi tiết những bất thường đang xảy ra.
    • Chụp cắt lớp vi tính CT: Chụp CT tạo ra hình ảnh chi tiết về khớp gối (xương, mô mềm…) từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán các tình trạng.
    • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cần thiết với những bệnh nhân bị nhức mỏi khớp gối liên quan đến nhiễm trùng, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp… Xét nghiệm này cho phép xác định bệnh lý và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Sau khi được kiểm tra, người bệnh sẽ được dùng thuốc phù hợp với tình trạng.
Chẩn đoán nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối
Chẩn đoán nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối dựa trên kiểm tra hình ảnh, triệu chứng, sức cơ và tầm vận động

Điều trị nhức mỏi đầu gối

Dựa vào nguyên nhân và tính nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị nhức mỏi đầu gối bằng những phương pháp sau:

1. Giảm đau tại nhà

Những người bị nhức mỏi đầu gối ở mức độ trung bình, đau lành tính có thể áp dụng những biện pháp giảm đau và chăm sóc tại nhà để khắc phục tình trạng. Cụ thể:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Trong thời gian bị tổn thương và nhức mỏi đầu gối, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy khi khớp nhạy cảm. Biện pháp này giúp khớp gối có thời gian tự điều chỉnh và phục hồi, xoa dịu cơn đau, tránh các hoạt động làm nặng hơn cảm giác khó chịu.
  • Nâng cao đầu gối: Đây cũng là một biện pháp giảm nhức mỏi đầu gối hiệu quả. Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng tụ máu ở khớp tổn thương, giảm sưng và đau mỏi khớp gối.
  • Sử dụng nẹp: Người bệnh có thể sử dụng nẹp hoặc băng thun quắn quanh đầu gối để hạn chế những tiếp xúc không cần thiết, giảm đau và bảo vệ khu vực bị tổn thương.
  • Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp, viêm và nhức mỏi đầu gối. Đồng thời giúp người bệnh vận động linh hoạt và dễ dàng hơn. Khi áp dụng, người bệnh có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm đặt lên đầu gối trong 20 phút, lặp lại 3 lần/ ngày.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu có cân nặng dư thừa, người bệnh nên tập thể dục và ăn uống khoa học để duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Từ đó ngăn ngừa và giảm đau nhức đầu gối.
  • Vận động và luyện tập: Người bệnh nên vận động và luyện tập mỗi ngày để giữ chức năng và độ linh hoạt cho khớp gối, hạn chế tình trạng nhức mỏi, cứng khớp và vận động khó khăn. Ngoài ra vận động và luyện tập đúng cách còn giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả. Một số bộ môn phù hợp với người bị nhức mỏi khớp gối gồm đạp xe, yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh.
  • Chườm đá: Nên chườm đá cho những trường hợp bị nhức mỏi đầu gối do chấn thương và viêm bao hoạt dịch. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, viêm và đau mỏi. Khi thực hiện, dùng khăn bông bọc gọn một vài viên đá, đặt lên vị trí bị đau trong 15 phút, lặp lại 3 lần/ ngày.
Chườm đá
Chườm đá có tác dụng giảm sưng, viêm và đau mỏi, phù hợp với người bị nhức mỏi đầu gối do chấn thương

2. Sử dụng thuốc

Chỉ định dùng thuốc thường dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến khả năng vận động. Những loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: NSAID và Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn thường được dùng trong điều trị nhức mỏi khớp gối. Các thuốc này được dùng điều trị ngắn hạn (từ 3 – 5 ngày).
    • Paracetamol được dùng cho cơn đau nhẹ và vừa, không điều trị viêm.
    • NSAID (thuốc chống viêm không steroid) được dùng cho trường hợp đau vừa, có viêm. Thuốc có tác dụng trị viêm và đau nhức. NSAID thường được dùng với thuốc chống bơm proton để giảm tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Những trường đau nặng có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhóm Opioid (điển hình như Tramadol, Codein) với Paracetamol để khắc phục nhanh tình trạng. Nhóm thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và thường sử dụng để điều trị ngắn hạn.
  • Corticosteroid: Corticosteroid thường được dùng cho những trường hợp viêm khớp dẫn đến nhức mỏi đầu gối. Thuốc này có thể được dùng ở dang viên uống (trị viêm toàn thân) hoặc thuốc tiêm (trị viêm tại chỗ). Corticosteroid có tác dụng ức chế phản ứng viêm và giảm đau.

Những loại thuốc nêu trên cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc thảo dược CHẶN ĐỨNG cơn đau khớp gối ĐẦU TIÊN được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc NỔI TIẾNG điều trị các bệnh lý xương khớp do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và ứng dụng ĐỘC QUYỀN. Là thành quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam trong xử lý bệnh xương khớp”, Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức hoàn chỉnh, là giải pháp điều trị DỨT ĐIỂM đau khớp gối duy nhất hiện nay được nghiên cứu bài bản.

Từ cốt thuốc “giấu” của người Tày – Tây Bắc, đội ngũ nghiên cứu đã tiến hành phân tích, nghiên cứu chuyên sâu dược tính, thành phần kết hợp y pháp của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, kiến thức y khoa hàng chục năm. Dưới sự khai sáng của y học hiện đại, các cuộc thử nghiệm và chứng minh lâm sàng về tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc được thực hiện nghiêm túc và bài bản.

Nắm chắc nguyên tắc điều trị gốc bệnh của Đông y, các vị thuốc được gia giảm, phối chế theo nguyên tắc “quân – thần – tá -sứ” tạo thành 3 nhóm thuốc chuyên biệt Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Bổ thận hoàn – Quốc dược Đặc trị chuyên sâu từng thể bệnh xương khớp. Sự phối hợp này tạo ra mũi nhọn đa chiều vừa tấn công vào căn nguyên gây bệnh, vừa phục hồi xương khớp lại ngăn bệnh tái phát.

Bên cạnh công dụng xử lý chuyên sâu đau mỏi khớp gối, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang còn nhận được đánh giá cao về bảng thành phần vàng 10 vị bổ 10, hòa quyện hơn 50 vị thảo dược. Trong đó, có nhiều vị thuốc quý hiếm lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng như Cây Lịn tưa, Phác Mạy Liến, Dây Thau Pinh, Phác kháo cài, Kê huyết đằng….

Mỗi vị thuốc trước khi bào chế đều được chọn lọc kỹ lưỡng từ hệ thống vườn thuốc Nam của Trung tâm Dược liệu Vietfarm. Quy trình từ gieo trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO, đảm bảo giữ được hàm lượng dược chất cao. Nhờ vậy, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang an toàn cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả người có thể trạng kém, người già sức khỏe yếu. Trung tâm CAM KẾT tiêu chí 3 không: Không tác dụng phụ – Không phụ thuộc thuốc – Không nhờn thuốc.

Xem thêm: Quốc dược Phục cốt khang những khác biệt đến từ bảng thành phần vàng

Bài thuốc được chương trình VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp điều trị xương khớp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Bác Trịnh Thị Xánh (Mỹ Đức, Hà Nội) điều trị thành công tràn dịch khớp gối và thoái hóa khớp ở tuổi 60 sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

Xem ngay: Chuyên gia, người bệnh phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn trực tiếp bởi các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Vì vậy, bệnh nhân vui lòng liên hệ theo những cách dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

3. Vật lý trị liệu

Nếu dùng thuốc không đạt hiệu quả như mong đợi, người bệnh có thể được xây dựng một chương trình vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp giảm nhức mỏi đầu gối và tăng tính linh hoạt hiệu quả.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng kéo giãn và tăng độ dẻo dai cho các dây chằng hỗ trợ khớp gối, tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì chức năng và tầm vận động của đầu gối.

Đối với nhức mỏi đầu gối, vật lý trị liệu thường bao gồm các bài tập kéo giãn (điều trị chủ yếu), nhiệt trị liệu…

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng kéo giãn và tăng độ dẻo dai cho các dây chằng, giảm nhức mỏi đầu gối và tăng tính linh hoạt

4. Phẫu thuật

Những trường hợp dưới đây có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị:

  • Nhức mỏi đầu gối kéo dài, nghiêm trọng và không có đáp ứng với điều trị bảo tồn.
  • Hư khớp gối.
  • Bao hoạt dịch bị viêm kéo dài cần được loại bỏ.
  • Có gai xương lớn hoặc có vết gãy ở xương.
  • Đứt hoặc rách dây chằng.

Những phương pháp phẫu thuật điều trị nhức mỏi đầu gối thường được chỉ định dựa trên tình trạng. Cụ thể:

  • Phẫu thuật nội soi khớp gối, nối dây chằng, điều chỉnh ổ khớp.
  • Mổ mở thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

Sau phẫu thuật điều trị, người bệnh cần chăm sóc vết thương và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng theo hướng dẫn. Điều này giúp hỗ trợ chữa lành khớp gối, đẩy nhanh tiến độ phục hồi và hạn chế nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa nhức mỏi đầu gối

Người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây để giảm nguy cơ nhức mỏi đầu gối:

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân bằng chế độ luyện tập và thực đơn ăn uống lành mạnh khi cần thiết.
  • Dùng miếng đệm đầu gối khi quỳ để bảo vệ khớp gối và các mô mềm bên trong.
  • Tránh quỳ lâu, đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Nên thường xuyên co duỗi, xoay khớp gối, đi lại và thực hiện động tác kéo giãn mỗi 1 đến 2 giờ làm việc.
  • Cần làm nóng cơ thể và khớp gối bằng các bài tập khởi động trước khi chơi thể thao (tối thiểu 10 phút/ lần). Điều này giúp các khớp linh hoạt và hạn chế chấn thương.
  • Hạn chế chạy đường dài, không nên nhảy cao hoặc nhảy xa khi không giữ tư thế đúng hoặc không có dụng cụ hỗ trợ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không nên lao động nặng, tránh tạo áp lực hoặc dùng khớp gối quá mức.
  • Thận trọng trong tất cả các hoạt động sinh hoạt để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương đầu gối.
  • Nâng vật đúng cách. Hạn chế mang vác vật cồng kềnh làm tăng áp lực và tổn thương đầu gối dẫn đến nhức mỏi.
  • Duy trì thói quen luyện tập và vận động với các bài tập và bộ môn phù hợp (mỗi ngày 30 – 60 phút). Cụ thể như các bài tập kéo giãn, yoga, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh, đi bộ… Biện pháp này giúp tăng cường sức cơ và tính linh hoạt của các dây chằng hỗ trợ đầu gối, tăng lưu thông máu. Ngoài ra luyện tập đúng cách còn giúp giảm nguy cơ đau nhức đầu gối, thoái hóa khớp và khô khớp gối, giữ sự sự ổn định và tính linh hoạt.
Biện pháp phòng ngừa nhức mỏi đầu gối
Phòng ngừa nhức mỏi đầu gối bằng cách duy trì thói quen luyện tập, vận động với các bài tập và bộ môn phù hợp

Nhức mỏi đầu gối có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi và người trẻ, thường do các nguyên nhân cơ học kích hoạt. Trong một số trường hợp, cảm giác nhức mỏi là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị sớm. Do đó để hạn chế tổn thương tiến triển và phát sinh biến chứng, người bệnh nên đến bệnh viện nếu đau nhức liên tục và kéo dài trên 3 ngày.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua