Đầu gối bị đau khi co duỗi chân: Nguyên nhân, điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân thường do chấn thương trong khi chơi thể thao, lao động hoặc giữ tư thế nâng vật không đúng cách… Ở một số trường hợp khác, cơn đau có thể liên quan đến viêm khớp, thoái hóa khớp. Để sớm khắc phục, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân
Tìm hiểu các nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân, cách chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân

Đầu gối là một cấu trúc phức tạp và giữ các chức năng quan trọng gồm: Nâng đỡ cơ thể ở tư thế thẳng đứng, nâng cao và hạ thấp cơ thể, đảm bảo gập – duỗi chânvà vận động linh hoạt hơn, cho phép các hoạt động xoắn chân, giảm xóc và đẩy cơ thể về phía trước.

Mặc dù là khớp lớn và giữ nhiều chức năng quan trọng nhưng đầu gối dễ bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Điều này gây ra tình trạng đau nhức, đặc biệt là khi co duỗi chân.

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp gồm:

1. Chấn thương

Chấn thương trong sinh hoạt, chơi thể thao hoặc lao động có thể làm ảnh hưởng đến đầu gối, khiến chúng co duỗi khó khăn và tạo ra cảm giác đau nhức. Đặc biệt là gãy xương, đứt/ giãn dây chằng đầu gối, rách sụn đầu gối…

Đối với trường hợp này, người bệnh thường có cảm giác đau nhức đột ngột, đau nhiều hơn khi co duỗi chân, đau giảm nhẹ khi giữ chân ở tư thế cố định. Ngoài đau nhức, người bệnh còn bị sưng và xuất hiện các vết bầm quanh khớp.

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân do co duỗi chân có thể giảm nhanh khi nghỉ ngơi và chườm lạnh. Tuy nhiên nếu bị chấn thương nặng khiến đầu gối biến dạng, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được chỉ định điều trị.

Chấn thương
Chấn thương trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến đầu gối, co duỗi khó khăn và tạo ra cảm giác đau nhức

2. Thừa cân béo phì

Những người thừa cân béo phì thường có đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Nguyên nhân là do áp lực từ trọng lượng dư thừa khiến dây chằng, sụn, xương và trong đầu gối bị tổn thương, mất dần chức năng. Điều này làm giảm tính liên kết, kém linh hoạt và làm phát sinh cơn đau.

Ngoài thừa cân béo phì, những người có tiền sử chấn thương, lười vận động hoặc có công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng hay sử dụng khớp gối liên tục sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối dẫn đến đau nhức khi co duỗi.

3. Viêm khớp gối

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân có thể khởi phát từ bệnh viêm khớp. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng viêm và những rối loạn bên trong ổ khớp. Tình thuộc vào dạng viêm khớp, cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở đầu gối hoặc phát triển ở nhiều khớp khác trên cơ thể.

Ngoài cảm giác đau nhức, bệnh nhân bị viêm khớp gối còn có biểu hiện sưng, đỏ, sờ thấy nóng và cứng khớp gối. Bên cạnh đó, các triệu chứng thường kéo dài và tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian.

Các dạng viêm khớp gây đầu gối bị đau khi co duỗi chân thường gặp gồm viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, bệnh gout.

Viêm khớp gối
Viêm khớp gối thể hiện cho tình trạng viêm và những rối loạn bên trong ổ khớp dẫn đến đau nhức khi co duỗi đầu gối

4. Viêm gân bánh chè

Gân bánh chè ở đầu gối là một gân lớn, có tác dụng nối đầu gối với xương ống quyển, hỗ trợ nâng đỡ và giúp đầu gối linh hoạt hơn. Khi khớp gối vận động kéo dài, liên tục hoặc không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, gân xương bánh chè sẽ bị viêm dẫn đến sưng tấy, đau nhức âm ỉ và tăng dần. Đau nhiều và nghiêm trọng hơn khi co duỗi đầu gối, vận động.

Viêm gân bánh chè thường xảy ra ở vận động viên hoặc những người vận động và chơi thể thao nhiều. Bệnh thường tiến triển theo hướng tự khỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, viêm gân bánh chè sẽ trở thành mạn tính.

5. Hội chứng đau bánh chè – đùi

Hội chứng đau bánh chè – đùi (PFPS) có thể là nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Bệnh lý này thể hiện cho những vấn đề ở xương bánh chè và xương đùi dẫn đến đau nhức nhiều ở mặt trước đầu gối và xương bánh chè.

Trong thời gian đầu, người bệnh thường thấy đau nhẹ ở mặt trước đầu gối. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi co duỗi đầu gối hoặc đi lại nhiều, ngồi lâu, lên xuống cầu thang, chạy. Ngoài đau nhức và khó vận động, người bệnh có thể nhận thấy khớp gối phát ra tiếng kêu lách cách khi co duỗi.

Hội chứng đau bánh chè - đùi
Hội chứng đau bánh chè – đùi là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân

6. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối còn được gọi là thoái hóa loạn dưỡng khớp gối – một trong những nguyên nhan gây đau đầu gối khi co duỗi chân. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại và tổng hợp của sụn và xương dưới sụn ở đầu gối. Từ đó dẫn đến nứt loét, bề mặt sụn khớp kém trơn tru, xương dưới sụn bị xơ hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho gai xương phát triển.

Các bất thường do thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân bị đau nhức nhiều ở đầu gối (đặc biệt là khi co duỗi), cứng khớp gối, sưng, nóng và đỏ khớp, phát ra tiếng kêu khi di chuyển và hạn chế khả năng vận động.

7. Hội chứng dải chậu chày

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân có thể khởi phát từ hội chứng dải chậu chày. Hội chứng này thể hiện cho tình trạng các mô sợi ở dải chậu chày (mô sợi dày bắt đầu từ hông xuống đùi ngoài và kết thúc tại mép ngoài của xương chày, dưới khớp gối) bị kích thích hoặc tổn thương.

Hội chứng dải chậu chày thường gặp ở các vận động viên chạy bộ, đi bộ đường dài, đạp xe, leo núi, bơi lội hoặc chơi một số bộ môn thể thao khác khiến đầu gối thường xuyên gập 30 độ.

Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng dải chậu chày:

  • Đau nhức ở bên ngoài đầu gối, nhất là khi co duỗi hoặc thực hiện những động tác liên quan đến đầu gối
  • Đau nhức kéo dài khi tập thể dục
  • Cơn đau có thể lan rộng đến đùi trong, háng, mông và hông
  • Chạm vào thấy đầu gối mềm
  • Sờ thấy nóng và đỏ xung quanh đầu gối, nhất là mặt ngoài
Hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày là tình trạng các mô sợi ở dải chậu chày bị kích thích hoặc tổn thương dẫn đến đau đầu gối

8. Trật khớp gối

Trật khớp gối là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối khi co duỗi thường gặp. Đây là một chấn thương nghiêm trọng xảy ra khi xương chày và xương đùi lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn đến sự mất kết nối giữa hai xương này.

Tình trạng này thường xảy ra khi khớp gối chịu một lực tác động cực lớn. Điển hình như va chạm mạnh, té ngã, chấn thương trong khi lưu thông hoặc chơi thể thao. Đối với trật khớp gối, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Việc chậm trễ có thể gây hội chứng khoang cấp tính chi thể, huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trật khớp gối gồm:

  • Đầu gối bị đau khi co duỗi chân
  • Đau nhức nghiêm trọng không thể duỗi thẳng hoặc cử động đầu gối
  • Mất tính ổn định ở đầu gối
  • Sưng và bầm tím
  • Các bộ phận của đầu gối lệch khỏi vị trí ban đầu

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân có thể xảy ra do một số bệnh lý nghiêm trọng khác, không được liệt kê trong bài viết. Do đó người bệnh được khuyên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường ở đầu gối. Điều này giúp hạn chế nhiều tình trạng không mong muốn.

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân có nguy hiểm không?

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân thường không quá nghiêm trọng. Bởi phần lớn các trường hợp bị đau đều xảy ra sau một chấn thương nhẹ hoặc có yếu tố tác động lâu ngày như cân nặng, tính chất công việc… Đối với trường hợp này, người bệnh có thể xây dựng chế độ luyện tập và vận động hợp lý, áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà để khắc phục cơn đau.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, đầu gối bị đau khi co duỗi chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc các chấn thương nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Cụ thể như viêm khớp, thoái hóa khớp gối, trật khớp… Việc không điều trị có thể làm tổn thương cấu trúc khớp gối, gây đau mãn tính và dẫn đến tàn tật.

Do đó người bệnh nên đến bệnh viện khi:

  • Co duỗi chân bị đau đầu gối liên tục hoặc thường xuyên tái phát
  • Mức độ đau tăng dần theo thời gian
  • Đau nhức nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng vận động
  • Đau đầu gối kèm theo các biểu hiện:
    • Sưng, nóng, đỏ đầu gối
    • Cứng khớp
    • Bầm tím
    • Mất tính ổn định ở đầu gối
    • Chạm vào thấy đầu gối mềm…
Đầu gối bị đau khi co duỗi chân không được điều trị có thể gây đau mãn tính
Đầu gối bị đau khi co duỗi chân không được điều trị có thể gây đau mạn tính và tàn tật

Chẩn đoán đầu gối bị đau khi co duỗi chân

Thông thường bệnh nhân sẽ được kiểm tra vị trí cơn đau, đặc điểm và thời gian đau, các triệu chứng liên quan để chẩn đoán nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Ngoài ra người bệnh còn được kiểm tra thể chất và xét nghiệm hình ảnh để rõ hơn về bệnh.

  • Kiểm tra thể chất: Người bệnh được yêu cầu co duỗi đầu gối, đứng bằng một chân, đi lại, đứng lên từ tư thế ngồi trên ghế và ngồi xổm. Điều này giúp phát hiện và đánh giá sự mất ổn định của đầu gối, khả năng vận động, tính linh hoạt và sức cơ… Từ đó chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơ đau.
  • Kiểm tra hình ảnh: Tổn thương xương xương và mô mềm trong đầu gối sẽ được đánh giá chi tiết hơn khi thực hiện các xét nghiệm sau:
    • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp phát hiện các vấn đề ở xương như thoái hóa khớp, gai xương, gãy xương, trật khớp gối…
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp MRI cho phép kiểm tra các tổn thương ở cơ, dây chằng, sụn, dây thần kinh, mạch máu và cấu trúc sâu bên trong của ổ khớp.
    • Chụp cắt lớp vi tính CT: Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh của khớp gối với nhiều góc độ khác nhau. Từ đó dễ dàng hơn trong việc phát hiện các tổn thương.
    • Siêu âm khớp gối: Siêu âm khớp gối được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra mô mềm và những vấn đề bên trong đầu gối.

Điều trị đau đầu gối khi co duỗi chân

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân xảy ra do nhiều nguyên nhân, có tần suất và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vì thế mà phương pháp điều trị cũng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị y tế là điều cần thiết.

1. Biện pháp chăm sóc và giảm đau

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân thường giảm nhanh khi thực hiện những biện pháp chăm sóc và giảm đau dưới đây:

  • Nghỉ ngơi: Khi bị đau đầu gối, người bệnh nên nghỉ ngơi, không nên tiếp tục co duỗi đầu gối. Bởi biện pháp này có thể tạo thời gian giúp đầu gối tự chữa lành, giảm đau, hạn chế tổn thương tiến triển.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh mang đến nhiều lợi ích khi bị đau đầu gối do chấn thương. Biện pháp này giúp xoa dịu những tổn thương bên trong, giảm đau nhức, viêm và sưng khớp. Để cải thiện nhanh tình trạng, người bệnh nên chườm lạnh mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 10 – 15 phút. Lưu ý bọc đá lạnh trong khăn bông, không nên dùng đá để chườm trực tiếp.
  • Chườm nóng: Khi chườm nóng, nhiệt độ cao có thể làm dịu nhanh cơn đau, giảm viêm, giảm cứng khớp, kích thích lưu thông máu giúp đầu gối hoạt động trơn tru hơn. Biện pháp này nên được thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 20 phút.
  • Sử dụng nẹp: Người bệnh có thể sử dụng nẹp hỗ trợ điều trị đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Biện pháp này giúp ổn định đầu gối, hạn chế các hoạt động làm tổn thương khớp, giảm đau và tạo thời gian giúp khớp gối tự chữa lành. Nẹp nên được sử dụng vào buổi tối, hoặc có thể dùng nẹp vào ban ngày nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh nên co duỗi khớp, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Biện pháp này giúp phòng ngừa tình trạng cứng khớp, hạn chế kích hoạt cơn đau, giữ tính linh hoạt và tầm vận động cho người bệnh.
  • Xoa bóp: Nếu đầu gối bị đau khi co duỗi chân không liên quan đến sai lệch cấu trúc khớp, người bệnh có thể có thể áp dụng biện pháp xoa bóp để khắc phục tình trạng. Lực tác động qua lại từ bàn tay giúp máu huyết lưu thông, giảm đau, hạn chế cứng khớp và tăng tầm vận động cho khớp gối. Biện pháp xoa bóp có thể được thực hiện 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút. Để tăng hiệu quả giảm đau, người bệnh có thể dùng thêm các loại dầu xoa bóp xương khớp như dầu xoa bóp Hàn Quốc, dầu xoa bóp Thái Lan
Xoa bóp
Xoa bóp đầu gối giúp máu huyết lưu thông, giảm đau, tăng tầm vận động và hạn chế cứng khớp

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến cho những bệnh nhân có đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Trong khi điều trị, người bệnh sẽ được các chuyên gia hỗ trợ trong việc thực hiện các kỹ thuật giảm đau, bài tập kéo giãn để phục hồi chức năng, tính ổn định và hoạt động ở đầu gối.

Ngoài ra người bệnh sẽ được hướng dẫn các biện pháp/ bài tập hỗ trợ khớp khớp, ngăn tình trạng tổn thương hoặc kích hoạt cơn đau trong tương lai.

3. Sử dụng thuốc

Phương pháp này được dùng cho những bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu gối khi co duỗi, đau kéo dài hoặc nghiêm trọng. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Paracetamol: Đây là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được dùng rộng rãi cho những trường hợp nhẹ, cơn đau ở mức nhẹ đến vừa. Với liều dùng 500mg/ lần mỗi 6 giờ, Paracetamol giúp xoa dịu nhanh cảm giác đau nhức. Ngoài ra thuốc này còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc này được dùng cho những trường hợp đau khớp gối liên quan đến viêm. Thuốc có tác dụng trị viêm và giảm đau ở mức trung bình. Thuốc chống viêm không steroid cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, dùng ngắn hạn hoặc kèm theo các thuốc bảo vệ dạ dày để tránh tác dụng phụ.
  • Tiêm Steroid: Tiêm thuốc Steroid có thể được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không có phản hồi tốt với các loại thuốc viên. Thuốc này có tác dụng giảm đau và chữa viêm tại chỗ. Steroid mang đến hiệu quả nhanh nhưng ngắn hạn (khoảng vài tháng). Bệnh nhân có thể phải tiêm liều nhắc lại khi cần thiết.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cho những trường hợp bị đau đầu gối nghiêm trọng hoặc đau kéo dài khi co duỗi chân

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp có có đầu gối bị đau khi co duỗi chân do chấn thương nghiêm trọng hoặc bệnh lý nặng. Điển hình như gãy xương, đứt dây chằng, trật khớp gối, hư khớp do viêm khớp tiến triển..

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh sẽ được phẫu thuật với một trong những hình thức sau:

  • Phẫu thuật nội soi khớp
  • Phẫu thuật thay thế khớp gối
  • Phẫu thuật thay thế một phần khớp gối

Sau phẫu thuật điều trị, người bệnh sẽ được hướng dẫn phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp

5. Liệu pháp HOÀN CHỈNH từ thảo dược đặc trị DỨT ĐIỂM đau đầu gối do bệnh xương khớp

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị Y học cổ truyền được đông đảo bệnh nhân tới thăm khám và điều trị bệnh xương khớp. Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức, kho tàng hơn 100 bài thuốc cổ phương quý, trải qua nhiều năm nghiên cứu, Trung tâm đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. 

Quốc dược Phục cốt khang phát triển từ cốt thuốc BÍ TRUYỀN của đồng bào dân tộc Tày – Tây Bắc, y pháp bậc thầy Hải Thượng Lãn Ông. Dưới ánh sáng khoa học hiện đại, công thức thuốc được làm mới, gia giảm thêm nhiều thành phần để phù hợp với thể trạng, thể bệnh người Việt hiện đại.

Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là bước ĐỘT PHÁ mới trong điều trị các trường hợp bị đau đầu gối do viêm khớp, viêm gân bánh chè, thoái hóa khớp gối,… với tỷ lệ khỏi bệnh dứt điểm lên trên 95%. Bài thuốc nổi bật với thành phần, công thức, cơ chế trị bệnh dưới đây:

Bảng thành phần VÀNG 100% thảo dược tự nhiên an toàn tuyệt đối

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu bảng thành phần VÀNG 10 vị bổ 10 phối chế hơn 50 cây thuốc Việt. Trong đó có không ít vị thuốc là biệt dược nơi rẻo cao Tây Bắc lần đầu tiên được tìm thấy, nghiên cứu và ứng dụng bài bản tại Việt Nam. 

Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT sử dụng thảo dược sạch trong bào chế thuốc chữa bệnh. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO. Quá trình kiểm nghiệm chất lượng dược tính được kiểm định gắt gao theo quy trình khép kín đáp ứng tiêu chuẩn 3 không: không phụ thuộc thuốc, không nghiện thuốc, 100% không tác dụng phụ. 

Bài thuốc hòa quyện nhiều thảo dược quý hiếm tốt cho xương khớp

Công thức thuốc HOÀN CHỈNH đặc trị đau đầu gối CHUYÊN SÂU, cá nhân hóa từng đối tượng

Tuân thủ nguyên tắc trị bệnh trong Y học cổ truyền, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang tổng hợp sức mạnh của 3 nhóm thuốc gồm QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN – QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN – QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN tạo tác động đa chiều cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ gồm:

  • Khu phong, trừ tà, thanh nhiệt, giải độc, đào thải mọi độc tố ra bên ngoài cơ thể qua tuyến mồ hôi và nước tiểu
  • Bồi bổ gan thận, cân bằng âm dương, hoạt huyết, giảm đau mạnh mẽ
  • Điều trị chuyên sâu các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm gân bánh chè,… là những căn nguyên gây đau đầu gối
  • Dứt điểm triệu chứng đau nhức, ê mỏi, khớp kêu lục cục
  • Bổ sung dưỡng chất, tăng cường canxi, phục hồi vận động, ngăn bệnh tái phát

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là liệu pháp điều trị bệnh xương khớp HOÀN CHỈNH, phù hợp xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.

Quý bạn đọc và người bệnh có thể theo dõi qua Video dưới đây:

Đau khớp gối dữ dội, đi lại phải bò, người bệnh phục hồi nhanh chóng sau khi sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

Nguyên Phó Chủ tịch Phụ trách chiến lược Tập đoàn Canon Châu Á khỏi thoái hóa khớp gối nhờ Y học cổ truyền Việt Nam:

 

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình điều trị đau đầu gối, người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc qua địa chỉ sau đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: 098 717 3258
  • Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT: 0961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Đừng bỏ lỡ: Người bệnh xương khớp phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Phòng ngừa đầu gối bị đau khi co duỗi chân

Không có cách phòng ngừa tất cả nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co duỗi chân. Tuy nhiên nguy cơ phát sinh cơn đau có thể được hạn chế nếu áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Giữ cân nặng luôn ở mức phù hợp.
  • Duy trì tư thế tốt trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đồng thời co duỗi khớp gối và mang vác vật nặng đúng kỹ thuật.
  • Tránh những hoạt động làm tăng áp lực và khiến khớp gối bị tổn thương. Cụ thể như chạy đường dài, gấp hoặc mở rộng khớp quá mức, nhảy cao hoặc nhảy xa liên tục.
  • Thận trọng khi lao động, tham gia giao thông, chơi thể thao và sinh hoạt. Điều này giúp hạn chế các chấn thương đầu gối bị đau khi co duỗi chân.
  • Khởi động kỹ và đúng kỹ thuật trước khi chơi thể thao.
  • Duy trì thói quen vận động để tăng cường sức mạnh cho các cơ và dây chằng hỗ trợ khớp, giữ tính linh hoạt, ổn định cấu trúc và chức năng của đầu gối. Từ đó hạn chế các chấn thương và những bệnh lý liên quan.
Phòng ngừa đầu gối bị đau khi co duỗi chân
Duy trì thói quen vận động mỗi ngày với bài tập thích hợp để phòng ngừa đau nhức đầu gối khi co duỗi chân

Đầu gối bị đau khi co duỗi chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó có những chấn thương và bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu đau nhức nghiêm trọng hoặc đau tái phát nhiều lần kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau. Đồng thời tiến hành điều trị theo hướng dẫn để sớm khắc phục tình trạng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua