Đầu gối: Cấu tạo xương, cơ và vấn đề thường gặp

Theo dõi IHR trên goole news

Đầu gối là một cấu trúc phức tạp và là một trong những khớp chịu nhiều lực nhất trên cơ thể. Đây cũng là khớp lớn nhất, quan trọng nhất trong vận động và dễ bị chấn thương nhất.

Đầu gối 
Đầu gối là một cấu trúc phức tạp và là một trong những khớp chịu nhiều lực nhất trên cơ thể

Thông tin cần biết về đầu gối

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất trên cơ thể, nối xương đùi với khớp gối. Ở đầu gối cũng chứa các xương nhỏ hơn, chạy cùng với xương chày và xương bánh chè để tạo nên khớp gối.

Cụ thể, một số thông tin cơ bản về đầu gối bao gồm:

  • Khớp gối là khớp lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ thể.
  • Khớp gối là một khớp hoạt dịch, có nghĩa là khớp có chứa một viên nang chứa đầy chất lỏng.
  • Đầu gối kết hợp với xương đùi, xương ống chân, xương mác (ở mặt ngoài của ống chân) và xương bánh chè.

Khớp gối cũng là khớp thường bị chấn thương nhất ở các vận động viên, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên. Ngoài ra, một lực tác động trực tiếp vào đầu gối cũng có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Giải phẫu cấu tạo đầu gối

Đầu gối là khớp lớn nhất trên cơ thể con người và là khớp dễ bị tổn thương, ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp. Do đó nắm rõ giải phẫu khớp gối có thể giúp người bệnh tránh nguy cơ viêm khớp và có biện pháp chăm sóc khớp phù hợp.

Khớp gối là khớp bản lề, có nghĩa là khớp cho phép chân mở rộng, uốn cong và di chuyển qua lại từ bên này sang bên kia. Khớp gối bao gồm xương, sụn, dây chằng, gân và các mô khác.

1. Xương đầu gối

Đầu gối được cấu tạo từ 3 xương bao gồm xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Khớp gối chịu trách nhiệm giữ các xương này đúng vị trí.

xương khớp gối
Khớp gối được tạo thành từ ba là xương xương đùi, xương chày và xương bánh chè

Xương bánh chè là một xương nhỏ hình tam giác nằm ở phía trước khớp gối, bên trong cơ tứ đầu. Xương này được lót bằng một lớp sụn dày nhất trong cơ thể bởi vì xương này chịu một lực tác động rất lớn.

Viêm khớp và thoái hóa khớp là một tình trạng phổ biến phát triển ở các tế bào xương hoặc ở các gai xương, tại khớp. Những sự phát triển này có thể tạo ra ma sát và ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của đầu gối.

2. Sụn khớp đầu gối

Sụn khớp bao phủ bề mặt của xương để tránh ma sát gây tổn thương các đầu xương. Sụn khớp gối được tìm thấy ở dưới cùng của xương đùi, phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Sụn khớp là một vật liệu cực kỳ trơn, dẻo và có sức mạnh lớn.

Sụn khớp có hai chức năng chính, bao gồm:

  • Cho phép các xương lướt ngang qua nhau khi khớp gối uốn cong và duỗi thẳng mà không gây đau đớn
  • Hoạt động như một bộ phận giảm xóc, đệm các xương, chống va đập, chẳng hạn như khi đi bộ

Ở đầu gối có hai loại sụn, bao gồm:

  • Sụn chêm (Meniscus): Đây là sụn có hình lưỡi liềm, hoạt động như một tấm đệm nhằm mục đích giảm xóc khi đầu gối chuyển động. Các sụn chêm chứa các dây thần kinh có thể cải thiện sự cân bằng, ổn định và đảm bảo sự phân bố trọng lượng chính xác giữa xương đùi và xương chày.
  • Sụn khớp (Articular cartilage): Sụn khớp được tìm thấy ở xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Đây là một lớp sụn mỏng và sáng bóng, hoạt động như một bộ giảm xóc và giúp xương di chuyển nhẹ nhàng qua nhau.

Viêm sụn và thoái hóa khớp là hai vấn đề phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng đến sụn. Tình trạng này thường xảy ra khi sụn mất bị hao mòn thời gian.

3. Dây chằng

Dây chằng là các dải mô kết nối xương với xương. Khớp gối có 4 dây chằng chính nối xương đùi với xương chày, bao gồm:

Dây chằng đầu gối
Dây chằng là cấu trúc kết nối các xương lại với nhau
  • Dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament – ACL)có nhiệm vụ ngăn không cho xương đùi trượt ra sau xương chày hoặc ngăn xương chày trượt ra phía trước xương đùi.
  • Dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament – PCL)ngăn không cho xương đùi trượt ra phía trước xương chày.
  • Các dây chằng chéo giữa (Medial collateral ligament – MCL) và dây chằng bên (Lateral collateral ligament – LCL) ngăn không cho xương đùi trượt từ bên này sang bên kia.

Chấn thương dây chằng khớp gối có thể dẫn đến sự mất ổn định ở khớp, đẩy nhanh quá trình sự hao mòn dẫn đến viêm khớp gối. Bên cạnh đó, viêm khớp gối cũng có thể gây mất ổn định khớp, khiến dây chằng trở nên căng và tăng nguy cơ chấn thương dây chằng.

4. Gân

Gân là các mô kết nối xương với cơ. Ở đầu gối, gân lớn nhất là gân bánh chè (Patellar tendon). Gân bánh chè bắt đầu từ cơ tứ đầu đùi và kéo dài xuống phía dưới, gắn vào xương bánh chè ở mặt trước của xương chày. Khi cơ tứ đầu co lại, gân bánh chè được sử dụng để kéo và duỗi thẳng chân.

Viêm khớp có thể dẫn đến viêm gân bánh chè, tình trạng này thường phổ biến ở các vận động viên chạy nhiều, xoay người hoặc nhảy cao. Nếu gân bánh chè bị kích ứng và viêm, tình trạng này được gọi là viêm gân bánh chè.

5. Bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch là một túi nhỏ, trơn, chứa đầy chất lỏng, nằm ở giữa xương và các mô mềm. Tương tự như sụn, bao hoạt dịch hỗ trợ giảm ma sát. Tuy nhiên, sụn làm giảm ma sát giữa các xương trong khi đó bao hoạt dịch làm giảm ma sát giữa xương và mô mềm, chẳng hạn như gân, cơ.

Tình trạng viêm khớp gối hoặc chấn thương có thể dẫn đến kích ứng bao hoạt dịch. Điều này có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch, gây đau đớn và sưng đỏ ở đầu gối.

6. Màng hoạt dịch

Xung quanh khớp gối có một lớp màng mỏng, được gọi là màng hoạt dịch (Synovial Membrane). Chất lỏng này tạo ra chất bôi trơn và hỗ trợ lưu thông các chất dinh dưỡng đến khớp.

màng bào hoạt dịch khớp gối
Màng hoạt dịch bôi trơn và lưu thông các chất dinh dưỡng đến đầu gối

Khi đầu gối không hoạt động, chất lỏng hoạt dịch được chứa bên trong sụn. Khi đầu gối uốn cong hoặc chịu sức nặng, chất lỏng sẽ bị ép ra ngoài để giảm ma sát giữa xương và các mô mềm.

Nếu màng hoạt dịch bị viêm, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn do ma sát. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị viêm màng bao hoạt dịch. Ngoài ra, đầu gối bị ảnh hưởng đến viêm xương khớp thường có ít chất lỏng hoạt dịch, điều này làm tăng ma sát và gây đau đớn dữ dội.

7. Cơ đầu gối

Để khớp gối hoạt động ổn định và di chuyển trong phạm vi bình thường, các cơ xung quanh cũng cần linh hoạt. Các cơ khỏe có thể hỗ trợ đầy đủ cho khớp gối.

Các cơ ở đầu gối bao gồm:

  • Cơ tứ đầu (Quadriceps muscles) ở phía trước đùi
  • Các Hamstrings ở mặt sau của đùi
  • Cơ bắp chân dưới (Lower leg muscles), bao gồm cả cơ dạ dày ở phía sau của bắp chân

Cơ bắp yếu sẽ không thể hỗ trợ đầy đủ cho khớp gối. Cơ yếu cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa khớp gối hoặc khiến các điều kiện sức khỏe ở khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Đầu gối là một khớp lớn, phức tạp, được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Khi một bộ phận bị tổn thương hoặc thoái hóa, có thể dẫn đến thay đổi cơ sinh học ở khớp gối và tác động lên các bộ phận khác. Cách tốt nhất để tránh thoái hóa khớp gối là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Chức năng của đầu gối

Đầu gối là khớp có nhiệm vụ chịu trọng lượng và vận động. Ngoài ra, khớp gối cũng thực hiện một số chức năng, chẳng hạn như:

  • Nâng đỡ cơ thể ở tư thế thẳng đứng mà không cần các cơ hoạt động
  • Giúp nâng cao và hạ thấp cơ thể
  • Cung cấp sự ổn định cho cơ thể và các hoạt động bình thường
  • Hoạt động như một bộ phận giảm xóc
  • Cho phép thực hiện hành động xoắn chân
  • Hỗ trợ hoạt động khi đi bộ và đẩy cơ thể về phía trước

Đầu gối là khớp lớn, chịu nhiều lực tác động và dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể. Do đó, tìm hiểu các vấn đề có thể phát sinh và các biện pháp chăm sóc khớp gối để tăng cường chất lượng cuộc sống.

Các vấn đề thường gặp ở đầu gối

Đầu gối thường dễ bị tổn thương nhất trong các hoạt động thể thao, tập thể dục hoặc té ngã. Sưng, đau đớn, khó chịu và mất ổn định là những triệu chứng phổ biến nhất khi chấn thương khớp gối.

chấn thương đầu gối
Đầu gối là cấu trúc chịu nhiều lực tác động nên dễ bị chấn thương

Các vấn đề thường gặp bao gồm:

  • Bong gân: Bong gân và căng cơ là chấn thương dây chằng ở khớp gối. Các chấn thương này thường xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ hoặc các hoạt động khiến khớp gối bị xoắn đột ngột, thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra tiếp đất không đúng kỹ thuật khi nhảy cũng có thể dẫn đến bong gân.
  • Gãy xương: Tình trạng này thường được gây ra bởi chấn thương, chẳng hạn như té ngã, tai nạn xe cơ giới và tiếp xúc thể thao nghiêm trọng. Xương hường bị ảnh hưởng là xương bánh chè.
  • Chấn thương do lạm dụng: Đây là thuật ngữ chỉ một số chứng rối loạn dẫn đến đau khớp gối, thường phổ biến ở vận động viên chạy bộ và đi xe đạp. Cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến xương bánh chè, di chuyển qua đùi, ống chân và thường nghiêm trọng hơn khi hoạt động.
  • Hội chứng xương bánh chè: Đây là tình trạng kích ứng sụn ở mặt dưới của xương bánh chè, dẫn đến đau đầu gối. Tình trạng này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi.
  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường là do lão hóa và hao mòn sụn. Các triệu chứng có thể bao gồm đau khớp gối, sưng tấy và cứng khớp.
  • Tràn dịch khớp gối: Đây là tình trạng tích tụ chất lỏng bên trong đầu gối, thường do viêm. Bất cứ tình trạng viêm khớp nào cũng có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.
  • Rách sụn chêm: Đây là tình trạng tổn thương sụn chêm (phần sụn đệm đầu gối) thường xảy khi bị trẹo khớp gối. Các vết rách lớn có thể khiến khớp gối bị khóa lại (mất khả năng cử động đầu gối).
  • Bán trật xương bánh chè (Patellar subluxation): Tình trạng này xảy ra khi xương bánh chè trật một phần khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này thường liên quan đến các chấn thường cấp tính hoặc do các chấn thương nhỏ lặp lại thường xuyên.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một tình trạng tự miễn có thể gây viêm ở bất kỳ khớp nào, bao gồm khớp gối. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn.
  • Bệnh gout: Bệnh xảy ra do sự tích tụ các tinh thể axit uric bên trong khớp, bao gồm cả khớp gối. Tình trạng này có thể gây sưng khớp gối và đau đớn dữ dội.
  • Bệnh giả gout (Pseudogout): Đây là một dạng viêm khớp tương tự như bệnh gout, hình thành khi các tinh thể canxi pyrophosphat lắng đọng ở đầu gối hoặc các khớp khác.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm bên trong đầu gối có thể gây viêm, đau, sưng và khó cử động khớp gối. Tình trạng này được gọi là viêm khớp nhiễm trùng. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên viêm khớp nhiễm trùng là một tình trạng nghiêm trọng thường trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng nếu không được điều trị phù hợp.

Điều trị và phục hồi chức năng đầu gối

Các chấn thương và điều kiện sức khỏe ở khớp gối cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt. Điều trị cơ bản và phục hồi chức năng ở đầu gối thường bao gồm:

  • Chăm sóc tại nhà: Dành thời gian nghỉ ngơi, giảm các hoạt động hàng ngày, chườm đá, băng nén khớp gối và nâng cao khớp hơn tim có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tại nhà.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen có thể điều trị hầu hết các cơn đau đầu gối.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể thực hiện một chương trình tập thể dục để tăng cường các cơ xung quanh đầu gối và tăng độ ổn định của khớp gối.
  • Tiêm cortisone: Tiêm steroid vào khớp gối có thể có thể giảm đau và hỗ trợ chống viêm.
  • Tiêm Acid Hyaluroni: Tiêm Acid Hyaluroni vào khớp gối có thể giảm đau do viêm khớp và trì hoãn phẫu thuật ở một số người.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi hoặc phẫu thuật mở truyền thống.

Phòng ngừa tổn thương đầu gối

Để tăng cường sức khỏe ở đầu gối và tránh các chấn thương liên quan, có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:

phòng ngừa chấn thương đầu gối
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe đầu gối
  • Làm nóng đầu gối bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và vươn vai trước, sau khi chơi thể thao
  • Giữ chân khỏe mạnh bằng cách đi cầu thang, xe đạp hoặc tập tạ
  • Tránh thay đổi cường độ luyện tập một cách nhanh chóng
  • Sử dụng giày phù hợp để chịu lực và hỗ trợ chân
  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên đầu gối
  • Luôn thắt dây an toàn khi đi xe ô tô
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ đầu gối trong các môn thể thao mà đầu gối có thể bị tổn thương

Duy trì cơ bắp chân mạnh mẽ, linh hoạt và đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các cơn đau hoặc bất thường ở đầu gối là cách tốt nhất để bảo vệ đầu gối. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ phòng ngừa các chấn thương và tăng cường sức mạnh ở đầu gối.

Tham khảo thêm: Viêm khớp gối là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua