Điều Trị Bệnh Xương Khớp Bằng Y Học Cổ Truyền

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Bệnh Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội

Y học cổ truyền là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp. Ra đời từ hàng trăm năm trước, không ít phương pháp Y học cổ truyền đã được WHO chấp thuận, đánh giá cao tính ứng dụng trong thực tiễn điều trị.

Điều trị bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền (Đông y) là nền y học có nguồn gốc từ nhiều quốc gia Đông Á, điển hình là Trung Quốc. Tại Việt Nam, ngành Y học cổ truyền đã tồn tại hàng trăm năm và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phòng ngừa, điều trị bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, nhiều phương pháp Y học cổ truyền đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.

Lý luận Y học cổ truyền dựa trên nền tảng thuyết  m Dương - Ngũ Hành của triết học Trung Quốc. Khi 2 yếu tố này được cân bằng thì cơ thể cũng khỏe mạnh, do vậy mà mục đích của việc điều trị bằng Y học cổ truyền chính là thiết lập lại trạng thái cân bằng. Đồng thời, để đem lại tác động toàn diện Đông y cũng xây dựng cơ sở lý luận dựa trên học thuyết kinh lạc, học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, bát cương và học thuyết tạng tượng.

Y học cổ truyền là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay
Y học cổ truyền là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay

Hiện tại, Y học cổ truyền đang áp dụng các phương pháp chẩn bệnh sau:

  • Vọng chẩn: Quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh sống.
  • Văn chẩn: Lắng nghe âm thanh từ thể trạng, chia sẻ của bệnh nhân.
  • Vấn chẩn: Hỏi bệnh nhân, người chăm sóc những vấn đề liên quan.
  • Thiết chẩn: Sử dụng tay, dụng cụ để thăm khám và xác định bệnh trạng.

Về phương pháp điều trị, Y học cổ truyền sử dụng thuốc uống hoặc dùng ngoài da kết hợp châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu. Điều này mang đến tác động hoàn chỉnh và chuyên sâu giúp rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao miễn dịch cơ thể, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, cơ thể con người là một thể hoàn chỉnh, luôn có sự thích ứng cho phù hợp với thiên nhiên. Chính vì vậy khi thiên nhiên biến chuyển hoặc cơ thể có thay đổi bất thường đều ít nhiều tác động tới sức khỏe.

Từ quan điểm đó, Y học cổ truyền xác định cơ thể luôn cần có sự cân bằng âm dương để chính khí mạnh. Khi chính khí mạnh thì cơ thể sẽ chống chọi tốt với bệnh tật. Tuy nhiên, nếu các yếu tố thời tiết xấu như quá lạnh, quá nóng, ẩm thấp xâm nhập trực tiếp vào tạng phủ… sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Với nhóm bệnh lý xương khớp, Đông y cho rằng những tác động từ môi trường sẽ gây ra chứng Tý với biểu hiện đau nhức, tê bì, cơ thể nặng nề, khớp xương đau đớn… Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do phong, hàn, nhiệt, thấp, táo, hỏa - những khí ở bên ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng chuyển thành phong tà, hàn tà, nhiệt tà, thậm chí có thể kết hợp với nhau và gây nên phong thấp, hàn thấp…

Đông y cho tác động toàn diện, chuyên sâu trong đẩy lùi bệnh xương khớp
Đông y cho tác động toàn diện, chuyên sâu trong đẩy lùi bệnh xương khớp

Về cơ chế bệnh sinh, Đông y nhận định các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tắc trở kinh lạc, khí huyết kém lưu thông dẫn tới đau nhức. Vì vậy Y học cổ truyền xác định nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp là sẽ bắt đầu từ việc bồi bổ và thúc đẩy lưu thông khí huyết, điều dưỡng các tạng bị ảnh hưởng, từng bước nâng cao chính khí và cân bằng lại âm dương.

Đặc biệt, Y học cổ truyền đi sâu loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong nên vừa xử lý gốc rễ bệnh, vừa tăng cường bồi bổ điều dưỡng tạng phủ. Chính vì vậy mà giải pháp điều trị xương khớp bằng Y học cổ truyền luôn được đánh giá cao về tính hiệu quả - toàn diện - chuyên sâu, hạn chế khả năng bệnh quay trở lại.

Thành phần dược liệu sử dụng trong các bài thuốc xương khớp của Y học cổ truyền

Đối với bệnh xương khớp, Y học cổ truyền ưu tiên sử dụng những vị thuốc có tác dụng loại bỏ tà khí, củng cố chức năng tạng Can - Thận, đả thông kinh mạch, làm mạnh gân cốt. Trong đó, hàng trăm loại dược liệu có dược tính mạnh mẽ, cho hiệu quả cao trong đẩy lùi các thể bệnh xương khớp, an toàn - không tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài khi tuân thủ đúng phác đồ.

Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh xương khớp, Đông y thường bào chế các dược liệu dưới dạng thuốc uống, đôi khi kết hợp bôi ngoài. Trong đó, nổi bật nhất là các vị thuốc được chia thành 4 nhóm chính như dưới đây:

Nhóm bổ thận, mạnh gân cốt

Gồm những dược liệu làm mạnh gân cốt, giúp hệ xương khớp thêm dẻo dai, tăng cường sức mạnh từ bên trong. Nổi bật nhất phải kể đến:

  • Đương quy (tần quy, vân quy, xuyên quy): Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, tiêu sưng, dưỡng gân cốt.
  • Hà thủ ô (xạ ú sí, dạ giao đằng, mằn năng ón): Bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt.
  • Khoan cân đằng (dây đau xương): Chứa nhiều hoạt chất alkaloid, dior diterpen glycosid có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức, chống viêm.
  • Thiên niên kiện (củ ráy rừng, sơn thục): Giảm đau nhức gân xương, giúp mạnh gân cốt.
  • Ngưu tất (Hoài ngưu tất, cỏ xước rễ lớn, bách bội): Hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, bổ can thận, mạnh gân.
  • Đỗ trọng (mộc miên, tư trọng, xuyên đỗ trọng): Mạnh gân cốt, chắc khỏe xương khớp, trị chứng đau lưng, tứ chi tê mỏi.
  • Kỷ tử (câu kỷ tử, khởi tử, địa cốt tử): Chữa đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp.
  • Hy thiêm (cỏ dĩ, hy tiên, hy thiêm thảo): Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, trị tê mỏi xương khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp.

Dược liệu có tác dụng bổ thận và làm mạnh gân cốt
Dược liệu có tác dụng bổ thận và làm mạnh gân cốt

Nhóm hoạt huyết, hành khí, thông kinh hoạt lạc

Các dược liệu bổ huyết, hoạt huyết, phá ứ, thông kinh lạc phổ biến thường được Y học cổ truyền sử dụng trong điều trị xương khớp gồm:

  • Thục địa: Bổ huyết, cầm máu, kháng viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả.
  • Xích thược: Tăng cường lưu thông khí huyết, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Ngưu tất bắc: Chủ trị phong hàn tê thấp, đau lưng mỏi gối, viêm đau khớp, khớp xương không ổn định.
  • Đinh lăng: Bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị tê thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa.
  • Đan sâm: Chủ trị đau nhức xương khớp, chân tay mệt mỏi,...

Nhóm tiêu viêm, giảm đau

Viêm đau là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xương khớp. Với trường hợp này Đông y thường phối chế, sử dụng các dược liệu sau:

  • Chìa vôi: Thanh nhiệt, giải độc, hành huyết, tán kết giúp giảm đau, tiêu viêm, loại bỏ triệu chứng khó chịu của bệnh xương khớp.
  • Bạch đậu khấu: Giảm đau, tiêu trừ ổ viêm xương khớp.
  • Gối hạc: Tiêu trừ sưng tấy, tê bì, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp xương, viêm đau khớp gối, kích thích lưu thông máu tới khu vực khớp tổn thương.
  • Trinh nữ (cây xấu hổ): Vị ngọt, tính hơi hàn, cho hiệu quả chống viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Nhóm tái tạo và phục hồi sụn khớp

Các dược liệu có tác dụng tái tạo và phục hồi sụn khớp phổ biến nhất của Y học cổ truyền gồm:

  • Cẩu tích: Giảm viêm đau, chống viêm, bổ can thận, hỗ trợ làm mạnh gân cốt, thúc đẩy tái tạo sụn khớp.
  • Na rừng (tứn khửn): Điều hòa khí huyết, tiêu viêm, hành khí, tán ứ, chỉ thống, khu phong tiêu thũng.
  • Hầu vĩ tóc: Tiêu viêm, sát trùng, tái sinh sụn khớp, thúc đẩy quá trình hình thành xương khớp, làm lành tổn thương xương khớp sau chấn thương.
  • Cốt toái bổ: Giảm đau nhức xương khớp, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, lành tổn thương nhanh.
  • Độc hoạt: Trị phong thấp, giảm đau nhức lưng, xử lý ổ viêm và thúc đẩy tái tạo sụn khớp.

Ngoài ra, hiện nay nhiều bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản, thử nghiệm chuyên sâu còn sử dụng các dược liệu quý từ Y học bản địa, lần đầu được ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. Tiêu biểu như ké đầu ngựa, kê huyết đằng, thủy xương bồ, tầm gửi cây gạo, tầm gửi cây hồng… Điều này mở ra bước tiến mới trong đẩy lùi chứng đau nhức, tê buốt, khó vận động,... do các bệnh xương khớp gây nên, nhanh chóng cân bằng cuộc sống cho người bệnh.

Các bệnh lý xương khớp áp dụng Y học cổ truyền trong điều trị

Giải pháp Y học cổ truyền trong điều trị các vấn đề xương khớp được ứng dụng cho nhóm bệnh lý dưới đây:

  • Viêm đau khớp
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Khô khớp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thoái hóa cột sống
  • Đau nhức xương khớp
  • Tràn dịch khớp
  • Gai cột sống
  • Bệnh gout

Y học cổ truyền tác động mạnh mẽ vào nhiều nhóm bệnh xương khớp
Y học cổ truyền tác động mạnh mẽ vào nhiều nhóm bệnh xương khớp

Ưu/Nhược điểm của Y học cổ truyền trong điều trị xương khớp

Vì sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên nên Y học cổ truyền có tính an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Đặc biệt, giải pháp này có cơ chế tác động kép khi vừa loại bỏ căn nguyên bệnh vừa bồi bổ, cung cấp dưỡng chất phục hồi xương khớp, nâng cao chính khí, ngăn chặn nguy cơ tái phát bền vững. Vì vậy, các bài thuốc Y học cổ truyền đem lại hiệu quả trong đẩy lùi các thể bệnh xương khớp từ nhẹ đến nặng, đáp ứng cơ địa nhiều đối tượng khác nhau.

Thuốc Đông y từng bước tác động vào căn nguyên bệnh nên cho hiệu quả từ từ và đòi hỏi có liệu trình. Do vậy hạn chế lớn nhất của giải pháp này là đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của người bệnh. Việc nóng vội sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn hay rút ngắn liệu trình đều không mang lại hiệu quả như ý muốn.

Giải pháp Y học cổ truyền trong đẩy lùi bệnh xương khớp tại IHR Việt Nam

IHR Việt Nam kết hợp điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền có biện chứng (kết hợp sử dụng Nam dược với các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại dưới sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị). Trực thuộc CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc với bề dày hơn 13 năm hoạt động, được cấp phép trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, đây là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn người bệnh xương khớp trên khắp cả nước.

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại cũng đảm bảo tính chính xác trong chẩn bệnh, bổ trợ và tăng tính hiệu quả trong đẩy lùi các vấn đề xương khớp bằng Y học cổ truyền. Từ đó rút ngắn thời gian hồi phục và cân bằng cuộc sống cho người bệnh.

IHR nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp xương khớp tối ưu
IHR nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp xương khớp tối ưu

Phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền tại IHR Việt Nam được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Đội ngũ cố vấn chuyên môn dày dặn kinh nghiệm, có học hàm học vị cao:

  • Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn –  Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Công nghệ cao Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương - Phó Giám đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.

Với phương châm đặt sự AN TOÀN - KHỎE MẠNH của người bệnh lên hàng đầu, IHR Việt Nam đảm bảo nguồn dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO trong các bài thuốc xương khớp. Chất lượng cây thuốc được kiểm duyệt gắt gao, đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ - KHÔNG PHA TRỘN TÂN DƯỢC - KHÔNG NHỜN THUỐC.

Đặc biệt, dịch vụ khám chữa bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền tại IHR Việt Nam sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Đăng ký khám nhanh chóng, không cần chờ đợi, không mất thời gian xếp hàng, hỗ trợ đặt lịch online.
  • Có hỗ trợ thăm khám từ xa qua hình ảnh, bác sĩ gọi video trực tiếp.
  • Hỗ trợ sắc nấu thuốc thuận tiện trong sử dụng.
  • Có dịch vụ gửi thuốc về tận nhà với các bệnh nhân ở xa.
  • Kết hợp sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền với các phương pháp vật lý trị liệu khác như châm cứu, bấm huyệt… nhằm tăng hiệu quả phục hồi xương khớp rút ngắn thời gian lành bệnh.

Hiệu quả của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh xương khớp là không thể phủ nhận. Đây là giải pháp hoàn chỉnh giúp phục hồi vận động, nhanh chóng cân bằng cuộc sống cho bệnh nhân, đảm bảo được tính an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ tình trạng bệnh xương khớp gặp phải - bác sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua