Dây chằng là gì? Chức năng và các vấn đề thường gặp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Dây chằng là dải mô đàn hồi xung quanh các khớp. Các dây chằng có ở khắp cơ thể với nhiệm vụ kết nối các xương với nhau, hỗ trợ các khớp và hạn chế các cử động bất thường.

Dây chằng
Dây chằng là dải đàn hồi có nhiệm vụ kết nối các xương với nhau

Dây chằng là gì?

Dây chằng (Ligament) là mô liên kết với nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau. Dây chằng có ở các vị trí khác nhau trong cơ thể, bao gồm:

  • Dây chằng phúc mạc là một nếp gấp ở phúc mạc
  • Dây chằng thai nhi là dây chằng được hình thành do cấu trúc ống thai nhi
  • Dây chằng nha chu là một nhóm các mô liên kết kết nối xương vào ổ xương răng

Dây chằng được hình thành thông qua sự bài tiết collagen và elastin của nguyên bào sợi. Dây chằng có thể được chia thành loại chính, là dây chằng trắng (rất giàu vitamin, cứng, không co giãn) và dây chằng vàng (giàu sợi đàn hồi, cứng nhưng cho phép quá trình di chuyển đàn hồi.

Có tổng cộng 900 dây chằng khác nhau trong cơ thể và được phân bố như sau:

  • 600 dây chằng ở cánh tay và chân
  • 70 dây chằng ở cổ
  • 230 dây chằng phân bố ở thân
  • 40 dây chằng ở bụng
  • 10 dây chằng ở khu vực xương chậu

Chức năng của dây chằng

Trong cơ thể, các dây chằng phân bố ở khớp, chẳng hạn như cổ, vai, khuỷu tay, lưng, đầu gối, cổ tay hoặc cổ chân. Từng loại dây chằng có hình dạng có kích thước và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các dây chằng có chức năng chính như sau:

  • Kết nối các xương lại với nhau để tạo nên các khớp
  • Hỗ trợ sắp xếp các khớp xương hợp lý
  • Ổn định và hỗ trợ các hoạt động của bề mặt khớp, giúp cơ thể vận động hiệu quả
  • Nâng đỡ xương
  • Chứa các đầu dây thần kinh và cung cấp các tín hiệu cần thiết để duy trì tư thế
  • Hạn chế hoạt động quá mức của các xương trong cơ thể

Dây chằng có vai trò quan trọng trọng hệ vận động của cơ thể, góp phần tạo nên các cử động linh hoạt và uyển chuyển. Do đó, việc nắm rõ cấu tạo và chức năng của dây chằng là cách tốt nhất để bảo vệ dây chằng và các khớp xương. Ngoài ra, hiểu rõ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể cũng có thể hạn chế các tổn thương liên quan.

Các loại dây chằng trong cơ thể

Có nhiều loại dây chằng trong cơ thể với các chức năng khác nhau. Cụ thể các loại phổ biến bao gồm:

1. Dây chằng đầu gối

Có bốn dây chằng chính kết nối xương đùi và xương ống chân:

  • Dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament – ACL)
  • Dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament – PCL)
  • Dây chằng chéo giữa (Medial cruciate ligament- MCL)
  • Dây chằng bên cạnh (Lateral collateral ligament- LCL)
Dây chằng đầu gối
Dây chằng đầu gối có nhiệm vụ kết nối xương đùi và xương chày

Các dây chằng chéo trước và sau nằm ở giữa đầu gối. Dây chằng chéo trước (ACL) hướng về phía trước của đầu gối và điều khiển chuyển động về phía trước hoặc quay của xương ống quyển. Dây chằng chéo sau (PCL) hướng về phía sau đầu gối và kiểm soát các chuyển động ngược xuống của xương ống chân.

Dây chằng chéo giữa (MCL) nằm ở bên trong đầu gối và dây chằng bên cạnh (LCL) nằm ở bên ngoài đầu gối. Hai dây chằng này có nhiệm vụ giữ cho khu vực đầu gối và xung quanh đầu gối ổn định.

Tổn thương dây chằng đầu gối thường gặp nhất là tổn thương dây chằng chéo trước. Tổn thương này thường xảy ra khi bàn chân và đầu gối ở hai hướng khác nhau. Điều này có thể làm căng hoặc rách dây chằng chéo trước. Các môn thể thao như bóng đá, trượt tuyết và bóng rổ là những môn thể thao có thể làm tăng nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước.

Ngoài ra, tổn thương dây chằng chéo sau (PCL) thường xảy ra do va chạm trực tiếp, đột ngột, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc va chạm thể theo bất ngờ. Bên cạnh đó, tổn thương dây chằng chéo giữa (MCL) thường xảy ra khi có vật gì đó ca vào bên ngoài đầu gối.

2. Dây chằng khuỷu tay

Có hai dây chằng chính xung quanh khuỷu tay là dây chằng bên trụ (UCL) và dây chằng bên quay (RCL). Cả hai dây chằng này đều kết nối xương ở cánh tay trên (còn được gọi là xương cánh tay) với xương cẳng tay (còn được gọi là xương trụ – Ulna). Bên cạnh đó, dây chằng bên quay nối xương cẳng tay với xương trụ nhưng dây chằng này cũng kéo dài đến xương đòn để hỗ trợ thêm.

Dây chằng khuỷu tay
Dây chằng khuỷu tay kết nối xương khuỷu tay và xương cánh tay trên

Ngoài ra, dây chằng thứ ba ở khuỷu tay là dây chằng vòng (annular ligament), bao quanh đỉnh xương trong cẳng tay. Dây chằng này hỗ trợ dây chằng quay.

Hành động ném có thể làm giãn dây chằng bên trụ (UCL). Do đó người ném bóng chày hoặc bóng ném thường có nguy cơ chấn thương dây chằng khuỷu tay theo thời gian. Ngoài ra, té ngã với cánh tay duỗi thẳng cũng có thể làm tổn thương dây chằng này.

3. Dây chằng vai

Các dây chằng ở vai kết nối xương cánh tay với xương bả vai. Ngoài ra, dây chằng này cũng kết nối xương đòn với đỉnh của xương bả vai.

Dây chằng vai
Dây chằng ở vai kết nối xương cánh tay với xương bả vai

Khi dây chằng vai khi kéo căng, vai sẽ không ổn định, bị tổn thương hoặc tăng nguy cơ dẫn đến các điều kiện xương khớp khác. Điều này thường xảy ra với những vận động viên thường xuyên gây tác động lên vai, chẳng hạn như người ném bóng trong môn bóng chày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị bong gân, tổn thương hoặc rách dây chằng vai khi té ngã với vai căng cứng.

4. Mắt cá

Có một số dây chằng xung quanh mắt cá chân bao gồm các dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong.

Có ba dây chằng chính ở bên ngoài mắt cá chân bao gồm dây chằng sụn viền trước (anterior talofibular ligament), dây chằng sụn viền sau (posterior talofibular ligament) và dây chằng gót mác (calcaneofibular ligament). Cả ba dây chằng này đều bắt đầu trên xương mác (xương mỏng bên ngoài ống chân) và đây cũng là phần xương có thể cảm nhận được từ bên ngoài mắt cá chân.

Dây chằng mắt cá chân
Dây chằng mắt cá chân kết nối xương mác và xương gót chân

Dây chằng gót mác (calcaneofibular ligament) kết nối xương mác với xương gót chân. Các chằng sụn viền trước và sau kết nối với xương mác ở bên ngoài mắt cá chân.

Các tổ hợp dây chằng ở bên trong của mắt cá chân được gọi là dây chằng delta với nhiệm vụ kết nối xương chày với các xương tương tự như các dây chằng ở bên ngoài.

Khi một trong các dây chằng này bị tổn thương, người bệnh có thể bị bong gân mắt cá chân. Bong gân thường phổ biến khi bàn chân cuộn ở bên dưới mắt cá chân, tình trạng này thường xảy ra ở các môn thể thao, đặc biệt là các môn nhảy cao như bóng rổ.

Ngoài ra, một dây chằng khác cũng được tìm thấy ở mắt cá chân là dây chằng sên mác sau (posterior talofibular ligament), chạy dọc theo mặt sau của mắt cá chân. Các chấn thương ở dây chằng này thường không phổ biến.

Các vấn đề thường gặp ở dây chằng

Các vấn đề phổ biến ở dây chằng thường là viêm, các bệnh lý tự miễn và nhiễm trùng. Ngoài ra, dây chằng cũng có thể bị chấn thương do sử dụng quá mức. Cụ thể các vấn đề bao gồm:

1. Rách dây chằng

Tổn thương hoặc rách dây chằng xảy ra khi bị kéo căng quá mức, thường liên quan đến các lực tác động quá lớn đến khớp, chẳng như té ngã. Rách dây chằng thường phổ biến ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ và thắt lưng.

Rách dây chằng
Rách dây chằng là một chấn thương phổ biến xảy ra khi dây chằng bị kéo căng quá mức

Rách dây chằng có thể gây đau đớn dữ dội và mềm khi chạm vào. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sưng hoặc bầm tím. Đôi khi người bệnh cũng có thể nghe âm thanh nhỏ phát ra ở vị trí bị tổn thương, đặc biệt là khi cử động.

Các chấn thương nhẹ có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén và nâng cao khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Viêm dây chằng

Khi dây chằng bị tác động hoặc tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng viêm để sửa chữa các mô bị tổn thương và chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên dây chằng được cấu tạo từ các mô liên kết dạng sợi dày đặc, do đó khi máu chảy về khu vực bị tổn thương (mang theo chất dinh dưỡng và tế bào miễn dịch) có thể khiến dây chằng trở nên sưng tấy và gây tổn thương nhiều hơn.

Viêm dây chằng thường xảy ra sau các chấn thương hoặc hoạt động quá mức làm căng dây chằng. Các khu vực thường bị ảnh hưởng bao gồm vai, khuỷu tay, cổ tay và cổ chân. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, chườm đá, chườm nóng hoặc nẹp cố định. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng để cải thiện các triệu chứng.

3. Bệnh lý tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn có thể ảnh hưởng đến các mô liên kết và gây ảnh hưởng đến các dây chằng. Các bệnh lý phổ biến bao gồm viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), bệnh mô liên kết hỗn hợp (mixed connective tissue disease), viêm đa sụn (polycondritis), lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus) và xơ cứng bì (scleroderma) là những bệnh lý tự miễn phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng đến các dây chằng.

Giãn dây chằng
Các bệnh lý tự miễn chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương dây chằng

4. Nhiễm trùng dây chằng

Nhiễm trùng trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên các dây chằng thông qua vết thương bên ngoài hoặc tình trạng nhiễm trùng bên trong cơ thể. Nhiễm trùng gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây chằng thường không phổ biến nhưng có thể xảy ra đối với các vết thương sâu vào bên trong các mô.

Nhiễm trùng bên trong như viêm cân gan chân hoại tử và nhiễm trùng xương hoặc viêm khớp nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến dây chằng. Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng các tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cấu trúc xung quanh khu vực tổn thương.

5. Các vấn đề khác

Trong một số trường hợp, dây chằng có thể bị tổn thương hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh lý như:

Sơ cứu khi tổn thương dây chằng

Các chấn thương dây chằng phổ biến nhất thường xảy ra sau khi va chạm thể thao. Tuy nhiên thoái hóa tự nhiên hoặc tai nạn cũng có thể dẫn đến các tổn thương này.

Để điều trị những chấn thương này, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

đau dây chằng phải làm sao
Chườm lạnh có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề ở dây chằng

Ngoài ra, trong 72 giờ đầu tiên sau chấn thương, người bệnh cần lưu ý các vấn đề như:

  • Chườm đá vào khu vực bị chấn thương 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày
  • Sử dụng nẹp hoặc băng thun để hạn chế các cử động không cần thiết
  • Nâng cao khu vực chấn thương để hạn chế lưu lượng máu và ngăn ngừa tình trạng viêm
  • Sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau không kê đơn khi cần thiết

Trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được phẫu thuật hoặc điều trị y tế chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Biện pháp tăng cường dây chằng

Để dây chằng luôn khỏe mạnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dây chằng, chẳng hạn như các loại thực phẩm giàu collagen (cá hồi, cá thu), thực phẩm chứa lưu huỳnh (bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, súp lơ trắng, củ cải, cải xoăn), vitamin A (sung, mơ, rau bina, khoai lang, kiwi, cam, dâu tây, chanh, ổi, đu đủ, dứa), thực phẩm giàu mangan (các loại hạt và hạt, các loại đậu và rau lá xanh).
  • Duy trì chế độ luyện tập phù hợp, thường xuyên để tăng cường độ dẻo dai, sức bền của các dây chằng.
  • Hạn chế các tư thế xấu, chẳng hạn như khuân vác đồ nặng, quỳ gối hoặc ngồi bắt chéo chân.
  • Đi giày với kích thước phù hợp, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao.
  • Bảo vệ các khớp, đặc biệt là khớp gối khỏi các chấn thương.
  • Không vận động quá sức, chẳng hạn như chạy bộ, bóng chuyền hoặc đá bóng.

Dây chằng được tạo thành từ các mô liên kết với nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau và hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Đôi khi dây chằng có thể bị tổn thương, do đó tìm hiểu chức năng và các vấn đề phổ biến là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe dây chằng.

Thông tin thêm: Dấu hiệu bong gân cổ chân và cách xử lý, điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua