Mổ Nội Soi Thoát Vị Đĩa Đệm: Quy Trình Và Chi Phí Thực Hiện
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện để loại bỏ áp lực lên thần kinh cột sống. Phẫu thuật này hạn chế tối đa tổn thương mô, chân thường, đau sau phẫu thuật và tối ưu hóa thời gian hồi phục của người bệnh.
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là gì?
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là việc sử dụng một vết mổ có kích thước siêu nhỏ (dưới 2.54 cm) và hệ thống ống nhỏ kết hợp với ống nội soi để hình dung môi trường phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây tổn thương các mô và cấu trúc lưng bên dưới.
Phẫu thuật này được sử dụng để loại bỏ áp lực lên dây thần kinh thắt lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Mục tiêu của phẫu thuật là giảm đau, cải thiện khả năng vận động và giúp người bệnh khôi phục lại chức năng bình thường liên quan đến việc ngồi, đứng và đi bộ. Phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ thần kinh.
Ngoài ra, phẫu thuật nội soi cũng được thực hiện nhằm mục đích duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, quy trình phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách sử dụng gây tê khu vực phẫu thuật thay vì gây tê tổng thể, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người bệnh có nhiều rối loạn y tế đồng thời. Điều này có thể giảm nguy cơ khi phẫu thuật và giúp bác sĩ có biện pháp xử lý đúng đắn nếu có sự cố xảy ra.
Mục đích khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Cột sống bao gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau. Giữa mỗi đốt sống là một đĩa đệm cột sống, nhằm giảm áp lực và giúp cột sống di chuyển thuận lợi hơn.
Đĩa đệm được cấu tạo từ hai phần là phần vỏ bao xơ và nhân nhầy. Đôi khi nhân nhầy có thể bị dịch chuyển do chấn thương, áp lực hoặc bệnh lý tác động. Điều này khiến phần nhân nhầy gây tổn thương bao xơ, chảy ra ngoài, tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chèn ép lên các dây thần kinh.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Đau chân
- Tê
- Ngứa ran
- Yếu ở bắp chân hoặc vùng cẳng chân
- Có cảm giác ngứa ran ở khu vực sinh dục và khó kiểm soát ruột hoặc bàng quang (hội chứng equina cauda)
- Khó chịu khi ngồi, đứng, cúi đầu hoặc đi lại
Thông thường các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện thông qua các biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 4 – 6 tuần, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là phương pháp phổ biến có thể giảm áp lực lên dây thần kinh và giúp người bệnh hoạt động linh hoạt hơn.
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là phương pháp ít đau, ít có nguy cơ nhiễm trùng và thời gian phục hồi nhanh hơn, do đó thường được áp dụng. Các lựa chọn phẫu thuật khác bao gồm phẫu thuật cắt đốt sống thắt lưng, cắt bỏ đoạn thắt lưng hoặc phẫu hợp nhất thắt lưng.
Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội soi
Trong hầu hết các trường hợp, mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được chỉ định cho các trường hợp như:
- Đau chân hoặc đau lưng kéo dài ít nhất 6 tuần
- Chụp MRI hoặc các xét nghiệm khác có thể xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm
- Đau chân (đau thần kinh tọa) kéo dài
- Các phương pháp điều trị bảo tồn như sử dụng thuốc steroid đường uống không mang lại hiệu quả điều trị
Ngoài ra, phẫu thuật thường ít hiệu quả hơn sau 3 – 6 tháng kể từ lúc xuất hiện các triệu chứng. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh không nên trì hoãn phẫu thuật trong thời gian dài.
Rủi ro và chống chỉ định
Trước khi thực hiện phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể cần xác định các yếu tố rủi ro và chống chỉ định, chẳng hạn như:
Cấp độ thoát vị đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng của cơn đau
- Bệnh loãng xương hoặc suy yếu xương
- Nhiễm trùng đang hoạt động
- Người lớn tuổi và bị hẹp thắt lưng
- Bệnh nhân có các biến thể giải phẫu cột sống bất thường gây khó khăn cho tầm nhìn khi phẫu thuật
Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc lợi ích và các rủi ro liên quan đến phẫu thuật nội soi đĩa đệm để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Lợi ích khi phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm
- Cải thiện khả năng vận động lưng, chân, cổ, cánh tay
- Cải thiện sức mạnh
- Hồi phục chức năng bình thường liên quan đến đứng, ngồi hoặc đi bộ
Rủi ro liên quan đến phẫu thuật bao gồm:
- Chảy máu
- Tổn thương rễ thần kinh
- Nhiễm trùng
- Không mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Rách màng cứng (rò rỉ dịch não tủy), xảy ra ở 1 – 2% các ca phẫu thuật
- Thoát vị đĩa đệm tái phát, chiếm khoảng 5% các trường hợp
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang
- Tử vong
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm thường đơn giản và an toàn. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro liên quan để được hướng dẫn cụ thể.
Quy trình mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây ảnh hưởng đến các mô và cấu trúc lưng bên dưới. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ phần nhân nhầy gây áp lực lên rễ thần kinh để cải thiện các triệu chứng.
1. Các bước mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện khi người bệnh nằm sấp với quy trình sau sau:
- Bác sĩ thực hiện một vết cắt nhỏ từ 2.5 – 3 cm ở giữa cột sống tại vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Các cơ lưng (cơ dựng sống) sẽ được nâng lên khỏi vòm xương cột sống và di chuyển sang một bên. Do các cơ này chạy dọc theo chiều dọc của cột sống, do đó cơ thường được giữ ở một bên trong suốt quá trình phẫu thuật mà không cần phải cắt.
- Sau đó, bác sĩ tiến vào cột sống bằng cách loại bỏ một lớp màng trên rễ thần kinh và đưa kính mổ, kính hiển vi hoặc camera vào để quan sát khu vực rễ thần kinh.
- Trong một số trường hợp, một phần xương nhỏ có thể được cắt bỏ để tạo điều kiện tiếp cận rễ thần kinh và giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh.
- Bác sĩ có thể tạo một lỗ nhỏ ở lớp màng xương để tiếp cận vị trí phẫu thuật. Rễ thần kinh sẽ được di chuyển nhẹ nhàng sang một bên.
- Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nhỏ để đi bên dưới rễ thần kinh và loại bỏ các mảng nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài.
- Sau phẫu thuật, các cơ được di chuyển về vị trí cũ, vết mổ được đóng lại và băng dán khử trùng để cố định, giúp da lành lại và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Sau phẫu thuật, người bệnh thường có thể ra về trong ngày hoặc vào sáng hôm sau của người phẫu thuật.
Trong phẫu này, hầu hết các cơ, khớp và dây chằng đều còn nguyên vẹn. Do đó, phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm gần như không gây thay đổi cấu trúc sinh học ở cột sống của người bệnh.
2. Hồi phục sau khi phẫu thuật
Người bệnh thường được yêu cầu ở lại bệnh viện vài giờ sau phẫu thuật để theo dõi tình trạng và xử lý các biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể ra về ngay trong ngày hoặc vào ngày hôm sau. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại các hoạt động bình thường. Thông thường, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh đi bộ trong vài giờ sau khi phẫu thuật để tăng tính linh hoạt của cột sống.
Sau khi xuất viện, người bệnh có thể cần được nghỉ ngơi tại giường trong vài ngày. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm lạnh kết hợp với chườm nóng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Dành thời gian nghỉ ngơi trong 2 – 3 ngày, sau đó người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ để cải thiện chức năng cột sống. Tuy nhiên, trong thời gian hậu phẫu, người bệnh nên tránh cúi người hoặc ngồi xổm. Các hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ và gây tái phát thoát vị đĩa đệm.
Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau 2 – 4 tuần sau khi phẫu thuật và thực hiện các công việc tác động mạnh trong vòng 8 tuần. Một số bệnh nhân có thể cần nhiều thời gian hơn để cải thiện các triệu chứng, tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ nếu thời gian hồi phục kéo dài.
Tham khảo: Cách phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Tỷ lệ thành công khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Tỷ lệ thành công khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm tương đối cao, đặc biệt là trong việc cải thiện các cơn đau, như đau thần kinh tọa. Một số nghiên cứu cho biết, tỷ lệ thành công khoảng 54% và người bệnh thường có thể trở lại các hoạt động hàng ngày sau 2 – 4 tuần.
Tuy nhiên, theo ước tính có khoảng 1 – 20% các trường hợp phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm sẽ tái phát tại một thời điểm nào đó. Điều này khiến người bệnh cần thực hiện phẫu thuật bổ sung để điều trị dứt điểm tình trạng. Tái phát thường xảy ra trong 3 tháng sau khi phẫu thuật nhưng cũng có thể kéo dài đến vài năm. Bên cạnh đó, sau khi tái phát, người bệnh cũng có nguy có tái phát nhiều lần hơn.
Đối với bệnh nhân tái phát sau mổ nội soi nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị thay thế đĩa đệm nhân tạo để tránh tình trạng tái phát.
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được sử dụng để giảm áp lực ở dây thần kinh cột sống do đĩa đệm thoát vị. Đây là một trong những phẫu thuật đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, nếu bị đau lưng, yếu sức mạnh hoặc hạn chế các hoạt động ở cột sống, người bệnh có thể đến biện viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, bao gồm mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.
Thông tin thêm:
NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!