Giãn dây chằng đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước của đầu gối. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức, khó vận động. Ngoài ra đầu gối còn có dấu hiệu sưng và nóng đỏ vùng da xung quanh. Bệnh thường xảy ra sau một chất thương và lạm dụng khớp quá mức.

Giãn dây chằng đầu gối
Tìm hiểu giãn dây chằng đầu gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phòng ngừa và cách điều trị

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Khớp gối là một khớp lớn và quan trọng của cơ thể. Khớp này được tạo nên từ xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm chày, xung quanh là các dây chằng (dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước) và mô mềm.

Khớp gối có chức năng nâng đỡ cơ thể, kết nối các xương dài và duy trì những chuyển động linh hoạt cho con người. Vì thế khi cấu tạo ổ khớp mất tính ổn định, dây chằng tổn thương và căng giãn quá mức, người bệnh khó đi lại, thường xuyên đau nhức.

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước. Điều này khiến người bệnh đột ngột đau nhức dữ đội hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Bên cạnh đó khớp gối còn có biểu hiện sưng nóng, đỏ hoặc bầm tím quanh khu vực tổn thương, người bệnh khó đứng dậy và vận động.

So với những vị trí khác, giãn dây chằng ở đầu gối thường nghiêm trọng và khó điều trị hơn, dễ đứt/ rách dây chằng, khớp lỏng lẻo kèm theo rách sụn chêm. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Thông thường, giãn dây chằng đầu gối sẽ xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương 

Phần lớn các trường hợp giãn dây chằng đầu gối xảy ra sau chấn thương thể thao (chiếm đến 70% trường hợp). Chấn thương khiến dây chằng chéo trước và sau bị kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương nặng, đau nhức và tăng nguy cơ đứt rách.

Ngoài ra giãn dây chằng đầu gối còn xảy ra sau một chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, té ngã, va đập trực tiếp vào đầu gối. Đối với trường hợp này, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức đột ngột, đau nghiêm trọng không thể cử động, khớp gối nhanh chóng sưng to và ửng đỏ tại khu vực tổn thương.

  • Vận động khớp quá mức hoặc đột ngột

Vận động khớp quá mức khi chơi thể thao hoặc lao động khiến ổ khớp hoạt động liên tục, dây chằng bị kéo căng và chịu nhiều áp lực dẫn đến căng giãn khó phục hồi.

Ngoài ra một số bộ môn thể thao như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, thể dục dụng cụ… đòi hỏi người chơi phải thường xuyên xoay người/ co duỗi khớp đột ngột, tiếp đất bằng chân, đồn lực lên khớp để nhảy cao. Điều này khiến khớp và dây chằng chịu nhiều áp lực và tăng nguy cơ chấn thương.

Chấn thương và vận động khớp quá mức
Chấn thương, vận động khớp quá mức, xoay người/ co duỗi khớp đột ngột là nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ giãn dây chằng đầu gối:

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối

Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng đầu gối. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau nhức đột ngột, đau nhẹ hoặc dữ dội khiến bệnh nhân đi khập khiễng hoặc không thể cử động khớp gối.

Đau nhức do giãn dây chằng chéo trước và sau thường âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Mức độ đau tăng lên theo thời gian hoặc khi cố gắng đứng dậy và cử động. Đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi và chườm đá.

Ngoài ra tổn thương dây chằng đầu gối còn làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Cứng khớp kèm theo tê và có cảm giác yếu cơ rõ rệt
  • Hạn chế phạm vi mở rộng của khớp
  • Bệnh nhân khó đứng lên, ngồi xuống, đi lại, cử động
  • Khớp gối nhanh chóng sưng to và nóng đỏ
  • Bầm tím khu vực tổn thương do mô mềm bị va đập mạnh
  • Viêm khớp
  • Ổ khớp lỏng lẻo, mất vững khớp gối
  • Khớp gối biến dạng
  • Teo cơ chân do giảm vận động
  • Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển hoặc co duỗi. Triệu chứng này xảy ra do dây chằng bị giãn và khớp lỏng lẻo khiến hai đầu xương va vào nhau khi cử động.

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị đau nhức âm ỉ, không kèm theo những biểu hiện nêu trên. Tuy nhiên việc sớm thăm khám và điều trị là điều cần thiết để phòng ngừa rủi ro.

Giãn dây chằng đầu gối gây đau nhức
Giãn dây chằng đầu gối gây đau nhức kèm theo cứng khớp, tê, sưng đỏ, khó vận động và có cảm giác yếu cơ rõ rệt

Giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?

Giãn dây chằng đầu gối là một dạng chấn thương nghiêm trọng, khó phục hồi và dễ gây biến chứng đứt dây chằng. Tuy nhiên nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể được kiểm soát, đồng thời phục hồi chức năng và tổn thương dây chằng.

Đối với những trường hợp không kịp thời can thiệp, tổn thương và giãn dây chằng có thể nghiêm trọng hơn, bệnh nhân đau nhiều, khớp gối trở nên lỏng lẻo và khó phục hồi hơn.

Ngoài ra căng giãn dây chằng lâu ngày hoặc không được điều trị đúng cách còn làm mất tính cân bằng hai chân, bệnh nhân đi khập khiễng và phát sinh thêm các biến chứng nghiêm trọng sau:

Giãn dây chằng đầu gối được chẩn đoán như thế nào?

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và có hướng điều trị thích hợp.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân được kiểm tra bệnh sử và tiền sử chấn thương. Sau đó khám và kiểm tra thực thể nhằm xác định những vấn đề sau:

  • Vị trí và mức độ đau nhức
  • Mức độ sưng đỏ và các biểu hiện đi kèm như bầm tím, khớp gối lỏng lẻo, căng cứng…
  • Phạm vi chuyển động của khớp
  • Khả năng vận động của bệnh nhân, bao gồm cả động tác đứng lên và ngồi xuống
  • Dáng đi
  • Biến dạng khớp (phân biệt với gãy xương, sai khớp)
  • Teo cơ chân (nếu có)
  • Triệu chứng toàn thân (nếu có)
  • Hoạt động làm tăng/ giảm triệu chứng đau nhức
  • Những vị trí bị ảnh hưởng

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi khám và kiểm tra thực thể, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật nhằm đánh giá chính xác tình trạng, mức độ nghiêm trọng và bộ phận bị ảnh hưởng.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ giúp thu về hình ảnh đa chiều của khớp gối, dây chằng và những bộ phận cấu thành khớp. Từ đó xác định tình trạng, căng giãn dây chằng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là kỹ thuật được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối. Kỹ thuật này giúp đánh giá mức độ căng giãn và khả năng đứt/ rách dây chằng. Ngoài ra hình ảnh CT còn giúp phát hiện những vấn đề liên quan đến xương, sụn chêm… Từ đó chẩn đoán phân biệt và lập phác đồ điều trị thích hợp nhất.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang không thể kiểm tra và đánh giá tổn thương mô mềm. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể giúp loại trừ nguyên nhân gây đau đầu gối là nứt gãy xương.
Giãn dây chằng đầu gối được chẩn đoán bằng cách khám thực thể
Giãn dây chằng đầu gối được chẩn đoán bằng cách khám và kiểm tra thực thể kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối

Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng. Phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt với các biện pháp xử lý tại nhà, cụ thể như nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn…

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu tự động và một số bài tập tăng cường theo hướng dẫn của chuyên gia. Việc sớm can thiệp đúng cách có thể rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu chưa thể đến bệnh viện hoặc căng giãn dây chằng đầu gối có mức độ nhẹ, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Nghỉ ngơi

Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi tại chỗ và giảm áp lực lên khớp gối ngay khi chấn thương xuất hiện. Biện pháp này giúp ngăn chặn khớp gối tiếp tục tổn thương, giảm căng thẳng, thư giãn ổ khớp và làm dịu cơn đau.

Người bệnh tuyệt đối không cố gắng đi lại, co duỗi khớp hoặc vận động để tránh đau nhức nặng nề và biến dạng khớp do khớp gối lỏng lẻo.

  • Nâng cao đầu gối

Trong khi nằm nghỉ, người bệnh cần nằm trên giường phẳng và sử dụng gối kê để nâng cao đầu gối. Biện pháp này giúp ngăn máu dồn về khu vực tổn thương. Từ đó giảm viêm, hạn chế sưng đỏ, ổn định khớp và làm dịu cơn đau.

  • Chườm lạnh

Hãy nghỉ ngơi với tư thế hợp lý và chườm lạnh ngay khi chấn thương xảy ra. Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm lạnh có tác dụng co mạch, giảm lưu lượng máu lưu thông. Điều này giúp hạn chế sưng đỏ và đau nhức hiệu quả. Ngoài ra chườm lạnh còn có tác dụng kích thích dây chằng co lại và trở về vị trí cũ, giảm viêm và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

  • Cố định khớp

Dùng băng hoặc nẹp cố định khớp nên được thực hiện sau khi chườm lạnh. Biện pháp này có tác dụng ổn định khớp, tránh co duỗi không cần thiết và hạn chế một số hoạt động làm tổn thương khớp gối.

Ngoài ra cố định khớp gối tổn thương còn giúp hạn chế viêm sưng và đau nhức, giảm nguy cơ va chạm của hai đầu xương khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu những biện pháp nêu trên không thể giúp cơn đau thuyên giảm (sau 2 ngày), người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Cụ thể như:

    • Paracetamol: Có tác dụng khắc phục cơn đau nhẹ và hạ sốt do viêm/ nhiễm khuẩn.
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị viêm và đau ở mức trung bình.
    • Thuốc xịt giảm đau chứa Menthol: Menthol là một chiết xuất từ bạc hà. Chất này có tác dụng giảm sưng, viêm và đau nhức hiệu quả. Ngoài ra Menthol có độ an toàn cao nên những loại thuốc xịt giảm đau chứa Menthol được sử dụng khá phổ biến.

Thông thường thuốc không kê đơn chỉ được sử dụng từ 3 – 5 ngày để đảm bảo an toàn và khắc phục các triệu chứng. Tuy nhiên nếu đau nhức khớp gối không thuyên giảm, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê những loại thuốc thích hợp hơn.

Sử dụng thuốc không kê đơn
Sử dụng thuốc không kê đơn cho những trường hợp căng giãn dây chằng đầu gối gây đau nhẹ đến trung bình

2. Vật lý trị liệu bị động

Đối với những trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối nghiêm trọng, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu bị động nhằm giảm đau và phục hồi chức năng. Phương pháp này có tác dụng chữa lành tổn thương, hạn chế đau nhức và phục hồi chức năng dây chằng.

Bên cạnh đó vật lý trị liệu bị động còn có tác dụng ổn định ổn khớp, giảm sưng đỏ và khôi phục phạm vi chuyển động của khớp tổn thương.

Tùy thuộc vào tình trạng, vật lý trị liệu bị động sẽ được áp dụng với những phương thức sau:

  • Siêu âm trị liệu

Đối với siêu âm trị liệu, các mô mềm tại khớp gối tổn thương sẽ được tác động bằng sóng có tần số từ 0.7 – 3.3. Phương thức này giúp giảm viêm, sưng, xoa dịu cảm giác đau nhức và rút ngắn thời gian phục hồi dây chằng tổn thương.

  • Điện xung trị liệu

Đây là phương thức điều trị chấn thương sử dụng xung điện có tần số thấp hoặc trung bình, xoay chiều hoặc một chiều tác động lên khớp gối và một số cơ quan bị tổn thương khác. Phương thức này có tác dụng ức chế dẫn truyền cơn đau, giãn mao mạch và tăng tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng giúp phục hồi dây chằng.

  • Sóng ngắn trị liệu

Sóng ngắn trị liệu có tác dụng tăng nhiệt độ bên trong tổ chức khớp, giãn mạch, điều hòa khí huyết, đánh tan vết bầm, phục hồi chức năng dẫn truyền của dây thần kinh vận động. Đối với giãn dây chằng đầu gối, phương thức này còn giúp giảm đau, hạn chế viêm sưng khiến người bệnh khó vận động.

Để thực hiện sóng ngắn trị liệu, bác sĩ sẽ dùng bức xạ điện từ có bước sóng giao động trong khoảng 11m – 22m tác động vào mô mềm.

  • Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu sẽ được áp dụng sau khi đau nhức giảm, đầu gối bớt sưng đỏ và nóng rát. Biện pháp này có tác dụng thư giãn các mô mềm, hạn chế và giảm đau nhức, tăng lưu lượng máu, phục hồi chức năng của dây chằng.

Một số phương pháp nhiệt trị liệu thường được áp dụng gồm chiếu tia hồng ngoại, đắp paraffin…

Vật lý trị liệu bị động
Vật lý trị liệu bị động giúp hạn chế đau nhức, phục hồi chức năng dây chằng và chữa lành tổn thương

3. Bài tập phục hồi chức năng

Bài tập phục hồi chức năng được áp dụng cho những trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối có mức độ nhẹ hoặc dùng kết hợp với vật lý trị liệu bị động sau 2 tháng điều trị. Biện pháp này giúp cải thiện cấu trúc ổ khớp, tăng tính linh hoạt, phục hồi chức năng vận động và khắc phục triệu chứng.

Những bài tập phục hồi chức năng thường được áp dụng gồm:

Tập căng gối

  • Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng hai chân, tay thả lỏng và áp vào thân người
  • Nâng chân có đầu gối tổn thương đến khi tạo thành một góc 90 độ với sàn nhà
  • Giữ nguyên tư thế và hít thở đều trong 15 giây
  • Thả lỏng và nhẹ nhàng hạ chân xuống sàn
  • Lặp lại động tác từ 7 – 10 lần/ ngày.

Tập co gối 

  • Nằm ngửa trên sàn
  • Duỗi thẳng hai chân và áp sát vào tường để tạo một gốc 90 độ giữa chân và bụng
  • Từ từ co đầu gối ở chân bị tổn thương đến khi có cảm giác căng tức
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, hít thở đều
  • Thả lỏng và nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần.

Tập duỗi gối thụ động

  • Ngồi trên giường, giữ thẳng lưng
  • Đặt chân buông thõng, lưu ý không để bàn chân chạm sàn
  • Từ từ nâng cao chân bị tổn thương và duỗi thẳng nhẹ nhàng sao cho chân và mặt đất song song
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây
  • Hạ chân xuống
  • Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần

Tập cơ tứ đầu (bài tập ngăn teo cơ)

  • Cuộn tròn một chiếc khăn mỏng và đặt ở mặt sau đầu gối
  • Nằm trên giường, duỗi thẳng chân
  • Nâng đồng thời hai chân lên khỏi mặt giường khoảng 30 – 45 độ
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở
  • Lặp lại động tác từ 8 – 10 lần
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi khớp gối duỗi thẳng hoàn toàn.

Tập nhón chân (phục hồi chức năng vận động và cơ)

  • Đứng thẳng trên sàn
  • Nhón chân lên hết mức có thể, đầu gối thẳng
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Hạ chân xuống và lặp lại động tác liên tục trong 3 phút.

Lưu ý

  • Có thể thực hiện các bài tập khác dựa trên chương trình vật lý trị liệu – phục hồi chức năng của chuyên gia.
  • Luyện tập dưới sự kiểm tra và theo dõi của các chuyên gia cho đến khi giãn dây chằng đầu gối khỏi hoàn toàn.
Bài tập phục hồi chức năng
Bài tập phục hồi chức năng được áp dụng với mục đích cải thiện cấu trúc ổ khớp, tăng tính linh hoạt và phục hồi chức năng

4. Phẫu thuật

Phần lớn các trường hợp giãn dây chằng đầu gối không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được xem xét cho những trường hợp sau:

  • Giảm độ vững chãi hoặc cấu trúc khớp gối lỏng lẻo nghiêm trọng
  • Có nguy cơ đứt dây chằng hoàn toàn
  • Đau nhức không giảm hoặc không thể phục hồi chức năng sau 3 tháng điều trị

Thông thường phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện với mục đích tạo hình lại dây chằng, ổn định cấu trúc khớp và phục hồi chức năng.

5. Trị liệu Y học cổ truyền Đông Phương Y Pháp điều trị dứt điểm giãn dây chằng đầu gối

Cắt cơn đau nhức do giãn dây chằng đầu gối bằng trị liệu Y học cổ truyền hiện được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính hiệu quả, an toàn. Trị liệu Y học cổ truyền Đông Phương Y Pháp nổi tiếng với các kỹ thuật xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, đặc biệt là kỹ thuật cấy chỉ huyệt đạo giúp giảm nhanh cơn đau do giãn dây chằng, đồng thời lưu thông khí huyết, mạnh gân cường cốt. 

Dịch vụ trị liệu Y học cổ truyền chữa giãn dây chằng tại Đông Phương Y pháp
Dịch vụ trị liệu Y học cổ truyền chữa giãn dây chằng tại Đông Phương Y pháp

Lộ trình trị liệu điều trị giãn dây chằng được tư vấn phù hợp với từng tình trạng đau nhức của mỗi người. Người bệnh được thăm khám kỹ lưỡng trường khi tiến hành trị liệu.

Những ưu thế trong trị liệu chữa bệnh của Trung tâm Đông phương Y pháp:

  • Phương pháp độc đáo, liệu trình chuyên biệt
  • Dứt điểm đau nhức sau 1 liệu trình, 100% không tác dụng phụ, không tái phát cơn đau
  • Được tư vấn và thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, thầy thuốc, kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Là đơn vị duy nhất ứng dụng thành công trường phái Tân Châm của giáo sư Nguyễn Tài Thu và đề tài nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh một cách bài bản, đem đến hiệu quả phục hồi gấp 4 lần so với thông thường.
  • Kỹ thuật thực hiện chuyên nghiệp, không gây đau, không biến chứng, không tác dụng phụ. 
  • Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, dụng cụ, môi trường luôn được sát khuẩn cẩn thận. 
  • Có hệ thống phòng khám lớn trên khắp cả nước với thiết bị đầy đủ; đảm bảo ngăn cách riêng tư kín đáo cho cả nam và nữ.
  • Không dùng chung, dùng lại kim châm; dụng cụ, ga giường luôn được thay mới khi có bệnh nhân mới. 
  • Quy trình bài bản, bệnh nhân không cần phải chờ đợi quá lâu.
Xoa bóp bấm huyệt chữa giãn dây chằng hiệu quả của Trung tâm Đông Phương Y Pháp
Xoa bóp bấm huyệt chữa giãn dây chằng hiệu quả của Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Trung tâm Đông phương Y pháp là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng lựa chọn như NS Trần Hạnh, NS Hương Dung, NSND Trần Nhượng, NS Chiến thắng, NS Thu Hà,…

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình trị liệu điều trị giãn dây chằng đầu gối, mời quý độc giả và người bệnh liên hệ trực tiếp qua các kênh thông tin sau đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Cơ sở Hà Nội 1: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Cơ sở Hà Nội 2 (YHCT biện chứng): Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm. SĐT 1900638325 – Zalo: 0974 026 239
  • Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP BẠN GẶP PHẢI ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối

Tổn thương do giãn dây chằng đầu gối cần nhiều thời gian để phục hồi, đặc biệt là những người trên độ tuổi trung niên. Hơn thế bệnh lý này còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, tăng nguy cơ thoái hóa khớp và dễ đứt dây chằng khi điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách.

Chính vì thế tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ khởi phát và tái phát giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin D, chất chống oxy hóa và canxi ở những người có nguy cơ thoái hóa dây chằng và dễ chấn thương ở khớp gối như người lớn tuổi, vận động viên…
  • Thận trọng khi lên xuống cầu thang, chơi thể thao, lao động, lái xe hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt để phòng ngừa chấn thương gây giãn dây chằng đầu gối.
  • Hạn chế mang giày cao gót, thừa cân béo phì để tránh tăng áp lực lên khớp gối và dây chằng.
  • Nên khởi động trước khi chơi thể thao. Biện pháp này giúp làm nóng cơ thể, kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp, tăng tính linh hoạt và hạn chế chấn thương.
  • Những người trên độ tuổi trung niên nên hạn chế chơi những môn thể thao có cường độ cao và dễ gây giãn dây chằng như nhảy xa, nhảy cao, đá bóng, nâng tạ, tập thể dục dụng cụ…
  • Nên duy trì vận động và chơi những môn thể thao có cường độ thích hợp như tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ…
  • Tránh lạm dụng khớp và không đột ngột thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên khớp gối. Vì điều này làm tăng nguy cơ căng giãn và đứt dây chằng.
Khởi động trước khi chơi thể thao
Khởi động trước khi chơi thể thao để làm nóng cơ thể, kích thích lưu thông máu, giảm đau và hạn chế chấn thương

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng thường gặp, có độ nghiêm trọng cao và dễ gây biến chứng. Tuy nhiên nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phục hồi chức năng và loại bỏ các triệu chứng sau 2 tháng điều trị.

Đối với những trường hợp chủ quan, không điều trị hoặc áp dụng sai cách, tổn thương có thể kéo dài dai dẳng, cấu trúc khớp lỏng lẻo khiến người bệnh không thể vận động bình thường. Đồng thời tăng tốc độ thoái hóa khớp và teo cơ. Do đó nên thăm khám và can thiệp ngay khi cơn đau xuất hiện.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua