Bệnh Còi Xương

Bác sĩ phụ trách: Vũ Phương Ngọc

Chuyên khoa: Xương khớp

Công tác: Thực Đơn Tăng Chiều Cao Với Các Món Ngon, Dễ Làm

Còi xương là một dạng rối loạn phát triển xương ở trẻ nhỏ, trong đó xương trở nên mềm và dễ gãy hoặc phát triển không đều. Tình trạng này có thể gây đau nhức xương và biến dạng xương nếu không được điều trị phù hợp.

Còi xương là gì?

Còi xương (Rickets) là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, dẫn đến tình trạng xương mềm và yếu. Trẻ bị còi xương có xương yếu, mềm, chậm phát triển và có thể gây biến dạng xương trong các trường hợp nghiêm trọng.

Thiếu vitamin D, canxi hoặc phosphate là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này. Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển của xương. Cụ thể, vitamin D giúp có thể hấp thụ canxi và phosphate từ thức ăn. Do đó, không đủ vitamin D có thể khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các khoáng chất cần thiết và dẫn đến các bệnh lý ở xương.

Còi xương thường phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Trẻ em không nhận đủ lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời và có chế độ dinh dưỡng không phù hợp có nguy cơ còi xương tương đối cao. Tuy nhiên, một số dạng rối loạn di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến nồng độ phosphate thấp trong xương và dẫn đến còi xương. Ngoài ra, đôi khi còi xương có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành, được gọi là nhuyễn xương (osteomalacia).

Trong hầu hết các trường hợp, bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi vào chế độ ăn uống có thể khắc phục tình trạng còi xương và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên nếu tình trạng xương này liên quan đến các vấn đề tiềm ẩn khác, người bệnh có thể cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân gây còi xương

Còi xương thường là do thiếu vitamin D hoặc canxi. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là do khiếm khuyết di truyền hoặc liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác. Có một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Thiếu vitamin D

Cơ thể con người cần vitamin D để hấp thụ canxi từ thức ăn. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể giúp các tế bào da chuyển hóa các tiền chất vitamin từ trạng thái không hoạt động thành hoạt động. Do đó, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ còi xương rất cao.

Nếu không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết, cơ thể có thể không thể hấp thụ đầy đủ canxi từ thức ăn, dẫn đến hàm lượng canxi thấp. Nồng độ canxi thấp có thể dẫn đến các bất thường ở xương, răng và một số vấn đề khác về thần kinh, cơ.

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em
Thiếu vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em

Trẻ em có nguy có thiếu vitamin D cao nếu:

  • Không dành thời gian ở ngoài trời
  • Luôn sử dụng kem chống nắng khi ở ngoài trời
  • Tuân thủ chế độ ăn uống thực vật (ăn chay) hoặc không chứa lactose
  • Có một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh celiac, khiến cơ thể không thể tạo ra hoặc không thể sử dụng vitamin D
  • Sống ở nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao

Yếu tố di truyền

  • Đôi khi còi xương có thể liên quan đến một tình trạng di truyền. Tình trạng này tương đối hiếm gặp, chẳng hạn như còi xương do giảm phosphate máu, xảy ra khi thận không thể xử lý phosphate như bình thường và dẫn đến nồng độ phosphate thấp khiến xương mềm và yếu.
  • Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của xương có thể dẫn đến còi xương và ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận, ruột.

Các yếu tố rủi ro

Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng còi xương, chẳng hạn như:

  • Độ tuổi: Còi xương thường ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh chóng và cần nhiều khoáng chất để củng cố xương.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Người có chế độ ăn chay, không bao gồm cá, trứng hoặc sữa có nguy cơ yếu xương cao. Người dị ứng hoặc khó tiêu hóa sữa và trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ thiếu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.
  • Màu da: Theo thống kê, trẻ em châu Phi, các đảo thuộc Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông thường có nguy cơ mắc bệnh cao do có làn da sẫm. Da sẫm màu không phản ứng hoặc phản ứng thấp với ánh sáng mặt trời khi so với da sáng, do đó thường ít tạo ra vitamin hoạt động hơn bình thường.
  • Vị trí địa lý: Cơ thể sản xuất nhiều vitamin D hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, do đó trẻ em ở khu vực ít ánh sáng mặt trời có nguy cơ còi xương tương đối cao. Ngoài ra, người lớn cũng có nhiều nguy cơ nhuyễn xương hơn nếu làm việc trong nhà kín.
  • Có mẹ thiếu vitamin D khi mang thai: Trẻ sinh ra từ mẹ thiếu vitamin D có thể gặp tình trạng thiếu vitamin D bẩm sinh và phát triển các dấu hiệu về xương trong vài tháng sau khi sinh.
  • Sinh non: Trẻ sinh trước ngày dự sinh có thể không hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết từ trong bụng mẹ.
  • Không bổ sung vitamin D: Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn được khuyến nghị sử dụng bổ sung vitamin D để ngăn ngừa còi xương. Sữa mẹ không thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Thuốc chống co giật, thuốc kháng virus và thuốc điều trị nhiễm HIV thường gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương

Triệu chứng tại xương

  • Đau xương, đặc biệt là khi đi bộ, chạy hoặc vận động thể chất
  • Các cơn đau có thể khiến trẻ có dáng đi và bước đi bất thường
  • Dị tật xương, tình trạng dày lên ở mắt cá chân, cổ tay và đầu gối
  • Chân vòng kiềng, xương sọ mềm, cong vẹo cột sống (hiếm gặp)
  • Chậm mọc răng, có lỗ men răng, dễ sâu răng, răng không đều
  • Lồng ngực có hình dạng ngực gà, trẻ có thể có chuỗi hạt sườn

Triệu chứng toàn thân và thần kinh

  • Trẻ thường bị giật mình khi ngủ, ngủ không được sâu giấc
  • Trẻ hay bị vã mồ hôi vào ban đêm, rụng tóc ở vùng gáy nhiều
  • Trẻ thường xuyên có biểu hiện quấy khóc liên tục vào ban đêm
  • Trường hợp nặng có thể hạn canxi, trẻ co giật, nôn nấc nhiều
  • Trẻ có thể muộn biết bò, muộn biết đi do xương mềm, yếu
  • Trẻ còi xương có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng, thấp bé

Bệnh còi xương có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu, còi xương có thể gây đau xương, khiến xương mềm, dễ gãy và tăng nguy cơ dị dạng xương. Ngoài ra, nồng độ canxi trong máu thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến chuột rút cơ bắp, co giật và một số vấn đề về hô hấp.

Hình ảnh trẻ bị còi xương
Nếu không được điều trị phù hợp, còi xương có thể gây tàn tật vĩnh viễn

Trong các trường hợp nghiêm trọng, còi xương có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất trong xương. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Dễ bị gãy xương hoặc nứt vỡ xương
  • Trẻ bị có nguy cơ mất xương vĩnh viễn
  • Gây biến chứng có các vấn đề về tim
  • Trẻ bị co giật nguy hiểm do tụt canxi
  • Biến chứng viêm phổi do còi xương
  • Hạn chế sự phát triển cơ thể của trẻ
  • Gây cản trở các hoạt động thông thường
  • Tăng nguy cơ tàn tật suốt đời

Để hạn chế những ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm từ bệnh còi xương cho trẻ, cha mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ ngay ở giai đoạn đầu đời. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho các bé cũng rất quan trọng.

Cách chẩn đoán bệnh còi xương

Để chẩn đoán bệnh còi xương, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng chẳng hạn như chân vòng kiềng hoặc hộp sọ mềm. Bác sĩ cũng có thể trao đổi về thói quen ăn uống hoặc các hoạt động tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hỗ trợ chẩn đoán.

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào xương để kiểm tra các vấn đề liên quan, chẳng hạn như:

  • Đầu: Trẻ bị còi xương thường có xương sợ mềm và chậm phát triển điểm mềm trên sọ (thóp).
  • Chân: Ngay cả khi biết đi khỏe mạnh, trẻ có thể bị chân vòng kiềng hoặc cong quá mức.
  • Ngực: Một số trẻ còi xương có thể phát triển bất thường ở khung xương sườn, chẳng hạn như lồng ngực bẹp và xương ức nhô ra.
  • Cổ tay và cổ chân: Trẻ bị còi xương thường có cổ tay và cổ chân to hơn trẻ cùng trang lứa.

Ngoài ra, để chẩn đoán xác định tình trạng còi xương, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu có thể xác định nồng độ canxi và phosphate trong máu thấp.
  • Xét nghiệm động mạch có thể kiểm tra nồng độ axit trong máu.
  • Chụp X - quang có thể xác định tình trạng mất canxi trong xương hoặc sự thay đổi cấu trúc, hình dạng xương.
  • Sinh thiết xương có thể xác định bệnh còi xương chính xác, tuy nhiên xét nghiệm này hiếm khi được chỉ định.

Cách điều trị bệnh còi xương

Hầu hết các trường hợp còi xương là do thiếu hụt vitamin D và canxi, nên các biện pháp điều trị thường là tăng lượng vitamin D và canxi. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể kê thuốc bổ sung vitamin D hoặc đề xuất một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Bổ sung dầu cá
  • Tiếp xúc với ánh sáng UVB
  • Tiêu thụ nhiều canxi và phosphate
  • Tiêm vitamin D mỗi năm, biện pháp này được chỉ định cho trẻ không thể bổ sung vitamin qua đường uống

cách điều trị bệnh còi xương cho trẻ
Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

  • Trứng
  • Cá béo nhiều dầu, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá mòi hoặc cá kiếm
  • Thực phẩm tăng cường vitamin D, chẳng hạn như sữa, một số loại nước trái cây, một số loại ngũ cốc, bơ thực vật và sữa đậu nành
  • Gan bò

Điều trị còi xương do di truyền

Còi xương do di truyền thiếu hụt phosphate được điều trị bằng cách kết hợp bổ sung phosphate và một dạng vitamin D đặc biệt để phục hồi chức năng xương. Ngoài ra, thông thường trẻ cần bổ sung một lượng lớn vitamin D để cải thiện các triệu chứng.

điều trị còi xương ở người lớn
Bổ sung vitamin D là có thể ngăn ngừa các triệu chứng còi xương ở trẻ sơ sinh

Tác dụng phụ do sử dụng vitamin D:

Trong hầu hết các trường hợp, việc bổ sung vitamin D, canxi, phosphate để điều trị còi xương là an toàn và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh liều lượng bổ sung phù hợp và theo dõi trong suốt quá trình điều trị để tránh các rủi ro liên quan.

Nếu liều lượng vitamin D, canxi quá cao hoặc khi người bệnh cần được điều trị trong thời gian dài, có thể làm tăng nồng độ canxi máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết.

Các triệu chứng tăng canxi huyết bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Thường xuyên cảm thấy khát
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn, đau bụng, táo bón và nôn mửa
  • Chóng mặt và đau đầu
  • Đau xương

Đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ điều trị nếu người bệnh có dấu hiệu tăng canxi huyết.

Điều trị nhuyễn xương

Nhuyễn xương là tình trạng còi xương ở người lớn, dẫn đến xương mềm và thường được điều trị bằng cách bổ sung các khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh có thể mất khoảng vài tháng để cải thiện cơn đau xương và phục hồi hoạt động của xương.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên bổ sung vitamin D để ngăn ngừa bệnh tái phát.

điều trị còi xương ở người lớn
Nhuyễn xương ở người lớn có thể được điều trị bằng cách bổ sung các khoáng chất cần thiết

Lời khuyên cách phòng tránh bệnh còi xương

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng còi xương là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất, vitamin D, canxi và phosphate. Để ngăn ngừa bệnh còi xương, hãy đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết, chẳng hạn như:

  • Sữa
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Bánh mỳ
  • Sữa thực vật hoặc sữa chua
  • Nước cam

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên cũng có thể cung cấp lượng vitamin D phù hợp. Trong hầu hết các mùa, người bệnh chỉ cần phơi nắng vào buổi sáng khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày là đủ để phòng ngừa bệnh còi xương. Ngoài ra, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người lo lắng về khả năng ung thư da, có thể mặc quần áo chống nắng để bảo vệ da.

Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định các loại vitamin bổ sung cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các vấn đề về xương ở trẻ sơ sinh.

Trong chế độ dinh dưỡng dành cho người còi xương, vitamin D và canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành khung xương và bảo vệ hệ miễn dịch. Theo đó, các nghiên cứu khoa học hiện nay cũng chứng minh rằng thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh còi xương, loãng xương. Đặc biệt, chế độ ăn thiếu canxi còn có liên quan đến khối xương thấp và tỷ lệ gãy xương cao khi xảy ra va chạm hoặc chấn thương. 

Bên cạnh canxi, vitamin D cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong việc giúp xương phát triển khỏe mạnh. Hơn thế nữa, cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi tốt hơn. Trong trường hợp thiếu vitamin D sẽ không thể tạo ra đủ hormone calcitriol (dạng vitamin D có hoạt tính), dẫn đến cơ thể không thể hấp thụ tối đa lượng canxi từ thức ăn. Điều này khiến cơ thể phải lấy canxi từ nơi dự trữ là xương, khiến xương ngày càng bị yếu đi và ngăn chặn việc tái tạo xương mới. 

Xem thêm

Hotline

098 717 3258

Đặt lịch

Chat với bác sĩ Đặt hẹn