Đau Khớp Khuỷu Tay Uống Thuốc Gì? Top 8 Loại Hiệu Quả Cao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc giảm đau Acetaminophen, NSAID, opioid, thuốc giãn cơ… có thể giúp giải đáp đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi. Những loại thuốc này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên các thuốc có hoạt chất từ vừa đến rất mạnh, phù hợp với từng trường hợp khác nhau.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi
Tìm hiểu đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi? Các lưu ý giúp dùng thuốc an toàn

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? 8 Loại tốt nhất

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị chính ở người bị đau khuỷu tay. Đây là một tình trạng thường gặp, thể hiện cho những cơn đau (nhẹ hoặc rất nặng) xảy ra ở vùng khuỷu tay. Đau có thể do bệnh lý hoặc chấn thương.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau khuỷu tay là những cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói do tổn thương mô mềm hoặc khớp xương. Đau thường kèm theo sưng, giảm phạm vi vận động và cứng khớp.

Thông thường thuốc được dùng kết hợp với các cách chữa đau khuỷu tay tại nhà để giảm nhanh tình trạng. Vậy đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi? Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

1. Thuốc bôi chứa capsaicin

Những trường hợp nhẹ có thể sử dụng kem/ gel bôi chứa capsaicin. Đây là một loại thuốc giảm đau không kê đơn, được sử dụng cho những người có cơn đau nhẹ ở cơ xương khớp hoặc đau dây thần kinh.

Capsaicin có tác dụng giảm đau. Khi sử dụng, loại thuốc này giúp loại trừ hoặc giảm chất P. Đây là một chất tự nhiên trong cơ thể, có khả năng dẫn truyền tín hiệu đau từ vùng bị thương đến não bộ.

Thuốc bôi chứa capsaicin trị đau khớp khuỷu tay
Capsaicin giảm đau bằng cách giảm chất dẫn truyền tín hiệu đau từ vùng bị thương đến não bộ

Thuốc bôi chứa capsaicin được sử dụng bằng cách thoa một lớp mỏng lên vùng bị đau, mỗi ngày 3 – 4 lần (theo hướng dẫn của bác sĩ).

Lưu ý: Không nén hoặc bọc kín vùng khuỷu tay sau khi thoa thuốc.

2. Người bị đau khớp khuỷu tay dùng thuốc gì? Thuốc giảm đau Acetamiphen

Acetamiphen còn được gọi là Paracetamol – một loại thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc được sử dụng ở dạng viên uống, phù hợp với người bị đau khuỷu tay, đau cơ hoặc đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ và trung bình.

Thuốc giảm đau Acetamiphen có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc này thường được dùng để thay thế Aspirin. Tuy nhiên Acetamiphen không mang đến hiệu quả trị viêm.

Thuốc giảm đau Acetamiphen trị đau khớp khuỷu tay
Thuốc giảm đau Acetamiphen được sử dụng cho những cơn đau nhẹ và trung bình

Thuốc Acetamiphen hầu như không gây kích ứng hay tác dụng phụ ở liều khuyến cáo. Bởi những hoạt chất trong thuốc không tác động đến cyclooxygenase toàn thân. Thuốc chỉ tác động đến cyclooxygenase và prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.

Ở người bị đau khuỷu tay, Acetamiphen có thể được dùng với liều lượng như sau:

  • Liều dùng khuyến cáo: Người lớn uống 1 viên 500mg/ lần. Lặp liều mỗi 4 – 6 giờ nếu cần thiết. Trẻ em dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Để giải đáp thắc mắc đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này được phân thành 2 loại bao gồm: NSAID không kê đơn (như Ibuprofen, Naproxen Natri, Aspirin) và NSAID kê đơn (như Diclofenac, Naproxen…).

Thuốc chống viêm không steroid là một nhóm thuốc trị viêm, có gần 20 hoạt chất khác nhau. Thuốc có tác dụng giảm đau, trị viêm, hạ sốt không đặc hiệu và chống kết tập tiểu cầu.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau và điều trị viêm ở mức trung bình

NSAID trị viêm bằng cách ức chế tổng hợp enzym COX, ngăn cản phản ứng viêm trong cơ thể. Thuốc giảm đau bằng cách giảm tính cảm thụ của dây thần kinh cảm giác đối với những chất gây đau.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) phù hợp với những người bị đau khuỷu tay do viêm, đau và viêm ở mức trung bình. Liều dùng khuyến cáo đối với Ibuprofen và Naproxen:

  • Naproxen: Uống 500mg/ lần x 2 lần/ ngày. Tối đa 1000mg/ ngày.
  • Ibuprofen: Uống 200 – 400mg lần. Lặp lại liều mỗi 4 giờ khi cần thiết.

NSAID mang đến hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày…). Chính vì thế mà thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng đồng thời để hạn chế tác dụng phụ.

4. Thuốc giảm đau nhóm opioid

Opioid là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Thuốc được dùng cho những cơn đau từ vừa đến nặng, đau sâu, không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác (như NSAID, Paracetamol, thuốc giãn cơ…)

Thuốc giảm đau nhóm opioid chứa những thành phần giảm đau mạnh, tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương. Chính vì thế mà nhóm thuốc này thường mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng và kéo dài.

Tuy nhiên thuốc nhóm opioid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuân thủ liều lượng và cách dùng. Thông thường thuốc được dùng với liều thấp có hiệu quả và dùng trong thơi gian ngắn. Bởi opioid có khả năng gây nghiện.

Thuốc giảm đau nhóm opioid
Opioid được dùng cho những trường hợp đau nặng và sâu, không đáp ứng với các thuốc khác

Một số loại thuốc giảm đau nhóm opioid thường được sử dụng:

  • Codein
  • Morphine
  • Tramadol

5. Corticosteroid

Trong điều trị đau khuỷu tay do viêm (chẳng hạn như viêm khớp, viêm gân…), thuốc Corticosteroid (Corticoid) có thể được sử dụng. Đây là một loại thuốc kháng viêm mạnh. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, trị viêm, giảm đau và chống dị ứng.

Corticosteroid thường được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp hoặc mô xung quanh. Ở liều khuyến cáo, Corticosteroid mang đến hiệu quả giảm đau và viêm nhanh chóng, kéo dài vài tháng. Lặp lại liều dùng nếu viêm và đau khuỷu tay tái phát.

Thuốc Corticosteroid có thể được dùng ở dạng viên uống. Ở liều khuyến cáo, thuốc có tác dụng trị viêm toàn thân, ức chế miễn dịch ở người mắc bệnh tự miễn (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp).

Corticosteroid trị đau khớp khuỷu tay
Tiêm Corticosteroid vào khuỷu tay để giảm đau và viêm tại chỗ, thường mang đến hiệu quả nhanh chóng

Đối với đau khuỷu tay, thuốc Corticosteroid mang đến hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên thuốc cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Kích ứng dạ dày
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm thị lực
  • Khó ngủ
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

6. Tramadol + Paracetamol

Tramadol + Paracetamol (Tramadol Paracetamol 37.5 mg 325mg) thường được sử dụng để giảm lượng opioid dung nạp và tăng hiệu quả giảm đau. Thuốc này có hai thành phần chính gồm Tramadol và Paracetamol.

Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường, thuốc có tác dụng hạ sốt và điều trị cơn đau nhẹ. Tramadol thuộc nhóm thuốc giảm đau opioid, phù hợp với cơn đau trung bình.

Tramadol + Paracetamol trị đau khớp khuỷu tay
Dùng Tramadol + Paracetamol cho trường hợp đau vừa và nặng để giảm lượng opioid được sử dụng

Dùng Tramadol 37.5 mg kết hợp Paracetamol 325 mg giúp giảm đau nhanh chóng, hạn chế dung nạp opioid liều cao và các tác dụng phụ đi kèm. Thuốc Tramadol + Paracetamol phù hợp với những cơn đau từ vừa đến nặng.

Thuốc Tramadol + Paracetamol được dùng bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

7. Thuốc giảm đau giãn cơ

Thuốc giảm đau giãn cơ giúp giải đáp đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì. Đây là một loại thuốc gây liệt cơ có hồi phục.Thuốc phù hợp với những bệnh nhân bị đau khuỷu tay từ nhẹ đến vừa, đau liên quan đến những vấn đề ở cơ.

Thuốc giãn cơ có tác dụng điều trị cứng và co thắt cơ, giảm co thắt có nguồn gốc trung ương. Đồng thời giúp các cơ thư giãn và phục hồi. Ngoài ra thuốc giãn cơ còn có tác dụng giảm đau bằng cách làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

Thuốc giảm đau giãn cơ
Dùng thuốc giãn cơ để giảm đau cho những bệnh nhân bị đau khuỷu tay liên quan đến cơ

Nhóm thuốc này không phù hợp với người bị bỏng nặng, tổn thương thủng mắt, sốt cao ác tính. Ngoài ra thuốc giảm đau giãn cơ có thể gây một số tác dụng phụ nên cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

8. Thuốc điều trị nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau khuỷu tay cần được điều trị. Vì thế, ngoài thuốc giảm đau kháng viêm, một số loại thuốc dưới đây cũng có thể được chỉ định:

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị đau khuỷu tay do nhiễm trùng, áp xe hoặc viêm mô tế bào
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau khuỷu tay liên quan đến nhiễm trùng (như viêm khớp nhiễm khuẩn), áp xe khuỷu tay hoặc viêm mô tế bào. Thuốc có tác dụng loại trừ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó ngăn tổn thương và đau nhức khuỷu tay tái phát. Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh cũng có thể được dẫn lưu điều trị đau khuỷu tay nếu cần thiết.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDS): DMARDS thường được sử dụng cho bệnh nhân bị đau khuỷu tay do viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng làm giảm quá trình phá hủy xương và sụn. Điều này giúp giảm đau và ngăn tổn thương thêm.
  • Thuốc Allopurinol: Đây là một loại thuốc dùng trong điều trị bệnh gout. Thuốc này chứa hoạt chất Allopurinol có tac dụng ngăn cản quá trình sinh tổng hợp acid uric trong nước tiểu và máu. Từ đó giúp làm chậm sự lắng đọng các tinh thể urat ở thận và khớp, kiểm soát bệnh gout và giảm đau nhức.

Tham khảo thêm: Acid Uric Cao Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau khuỷu tay

Một số vấn đề cần được lưu ý trong thời gian sử dụng thuốc điều trị đau khuỷu tay:

  • Thuốc trị đau khuỷu tay cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ liều dùng và cách sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Không tự ý thay đổi nhóm thuốc, liều lượng và cách dùng.
  • Các thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng trong vài ngày đầu để giảm nhẹ cơn đau. Đối với thuốc theo toa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú, người cao tuổi, những người có các vấn đề về thận, gan và tim.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng kết hợp các loại thuốc có cùng tác dụng, không kết hợp thuốc tây với đông y hoặc thuốc nam để tránh gây ngộ độc.
  • Thông báo với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ hoặc dùng thuốc không hiệu quả. Những trường hợp này có thể được thay đổi liều dùng hoặc hướng dẫn sử dụng một loại thuốc thích hợp hơn.
  • Thuốc chữa đau khuỷu tay nên được sử dụng kết hợp với các biện pháp chăm sóc và vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
  • Không sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc để tránh làm tăng độc tính.

Trên đây lưu ý và những loại thuốc giúp giải đáp “Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì nhanh khỏi“. Thuốc trị đau khuỷu tay được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể (nguyên nhân và mức độ đau đớn). Vì thế người bệnh nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua