Thuốc Giảm Đau Là Gì? Các Loại Thường Dùng và Lưu Ý

Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc giảm đau được sử dụng để kiểm soát những cơn đau cấp tính, mãn tính và những loại cơn đau khác. Có nhiều loại thuốc giảm đau có sẵn, bao gồm thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là sử dụng thuốc hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính

Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) và thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp, căng cơ và đau đầu. Thuốc giảm đau theo toa được sử dụng để điều trị những cơn đau mãn tính hoặc đau dữ dội sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Các loại thuốc giảm đau theo toa, thuốc giảm đau gây nghiện và một số loại thuốc chống trầm cảm cũng được sử dụng để giảm cơn đau nghiêm trọng cũng như chống co giật.

Các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn hoặc sử dụng kéo dài hàng tháng, hàng năm để kiểm soát những cơn đau.

Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Cách tốt nhất để sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả quả xác định nguyên nhân gây ra cơn đau và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các loại thuốc giảm đau bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn (OTC): Những loại thuốc này có sẵn tại các cửa hàng thuốc và có thể sử dụng mà không cần kê đơn của bác sĩ.
  • Thuốc kê đơn: Những loại thuốc này được sử dụng theo đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn. Thuốc theo toa có tác dụng giảm đau mạnh hơn, điều trị các cơn đau nặng hoặc mãn tính và không đáp ứng các loại thuốc không kê đơn.

Thuốc giảm đau không kê đơn là gì?

Thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để điều trị những cơn đau và giúp hạ sốt. Có nhiều loại thuốc có sẵn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, cúm, đau cơ, đau họng. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng điều trị ho, sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

Thuốc giảm đau không kê đơn thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân
  • Căng cơ lưng và bong gân
  • Gãy xương
  • Cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng tai
  • Đau đầu và đau nửa đầu
  • Đau bụng kinh
  • Đau cơ, đau cổ hoặc đau vai gáy
  • Đau răng
  • Đau do phẫu thuật và các thủ thuật nhỏ

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

1. Acetaminophen

Acetaminophen là loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc thường được sử dụng để điều trị:

  • Cảm lạnh
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Viêm khớp
  • Đau lưng
  • Đau răng
các loại thuốc giảm đau
Acetaminophen là loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất

Nếu sử dụng Acetaminophen để giảm đau hoặc hạ sốt, người bệnh không nên sử dụng quá liều lượng quy định. Đây là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến nhất và có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng quá liều lượng quy định. Ngoài ra, Acetaminophen cũng được sử dụng như một thành phần của các loại thuốc hạ sốt không kê đơn, do đó người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Nếu không cẩn thận, người bệnh có thể sử dụng thuốc quá liều.

Bên cạnh đó, không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng  Acetaminophen, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh dưới 12 tuần tuổi, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Acetaminophen được xem là thuốc giảm đau tốt nhất cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không sử dụng Acetaminophen nếu có thói quen uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày. Nếu uống đồ uống có cồn định kỳ mỗi ngày, người bệnh nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro khi sử dụng Acetaminophen.

2. Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc chống viêm và giảm đau hiệu quả, có tác dụng giảm sưng và đau. Ibuprofen được sử dụng phổ biến để điều trị đau cơ, đau họng và cũng mang lại hiệu quả cao khi hạ sốt hoặc các dấu hiệu khác khi bị cúm.

các loại thuốc giảm đau cực mạnh
Ibuprofen có tác dụng giảm đau, chống sưng và thường được sử dụng để điều trị đau cơ cũng như viêm khớp

Chống chỉ định:

Có một số đối tượng không nên sử dụng Ibuprofen, chẳng hạn như người từng có phản ứng dị ứng với thuốc giảm đau hoặc hạ sốt. Là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Có tiền sử bệnh tim
  • Là người hút thuốc lá hoặc nghiện thuốc lá
  • Có cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường

Không được sử dụng Ibuprofen nếu:

  • Trước hoặc sau khi phẫu thuật tim
  • Trước các thủ thuật hoặc phẫu thuật khác

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được sử dụng Ibuprofen, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Ibuprofen có thể dẫn đến loét hoặc chảy máu trong đường tiêu hóa. Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt hoặc ù tai. Nếu người bệnh đang mang thai, hãy thảo luận bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro liên quan.

3. Naproxen

Naproxen được sử dụng để giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Là một loại thuốc chống viêm, có thể giúp giảm cơn đau lưng, đau cơ liên quan đến viêm khớp, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp. Một số người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc này để làm dịu cơn đau bụng kinh.

tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Naproxen được sử dụng để giảm viêm, giảm đau cũng như hạ sốt

Tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, Naproxen hoạt động bằng cách ngăn chặn một chất hóa học trong cơ thể, được gọi là prostaglandin và mang đến hiệu quả giảm đau. Mặc dù Naproxen hoạt động khác với Ibuprofen, tuy nhiên vẫn mang đến hiệu quả tương tự.

Chống chỉ định:

  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Có vấn đề về dạ dày – ruột

Người bệnh cũng không nên sử dụng Naproxen nếu đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Naproxen để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bệnh nhân trên 65 tuổi cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về Naproxen trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị liều lượng phù hợp nhằm hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Aspirin

Aspirin là một loại thuốc chống viêm, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm sưng tấy. Aspirin cũng có tác dụng chống đông máu. Các bác sĩ thường chỉ định Aspirin cho các trường hợp như:

uống thuốc giảm đau có hại không
Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm cũng như giúp hạ sốt hiệu quả cao

Một số bệnh nhân có thể sử dụng Aspirin liều thấp để ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Chống chỉ định: 

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi dụng Aspirin nếu người bệnh sử dụng ba ly đồ uống có cồn mỗi ngày hoặc có tiền sử bệnh hen suyễn. Aspirin ngăn máu đông, vì vậy không dùng chung với thuốc làm loãng máu, còn được gọi là thuốc chống đông máu. Ngoài ra, Aspirin cũng không nên dùng cùng với Ibuprofen.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Aspirin. Thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp cũng như có sự theo dõi nếu cần sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Ngoài ra, không nên cho thanh thiếu niên dưới 19 tuổi sử dụng Aspirin hoặc các chế phẩm có chứa aspirin hoặc salicylat, đặc biệt là đối với các bệnh nhiễm virus, bao gồm cả bệnh cảm cúm.

Có nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn khác nhau và hầu hết các loại thuốc này đều an toàn, ít tác dụng phụ cũng như có thể sử dụng mà không cần sự theo dõi y tế. Tuy nhiên, luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thuốc giảm đau theo toa

Thuốc giảm đau theo toa được sử dụng để cải thiện những cơn đau liên quan đến:

  • Bệnh ung thư
  • Đau cơ xơ hóa
  • Chứng đau nửa đầu
  • Đau dây thần kinh, chẳng hạn như đau dây thần kinh tọa hoặc đau thần kinh do bệnh tiểu đường
  • Đau sau phẫu thuật
  • Đau do bệnh viêm khớp nghiêm trọng
  • Những cơn đau cơ nghiêm trọng, bao gồm cả đau lưng, đau thắt lưng
  • Đau khớp nghiêm trọng
  • Chấn thương chẳng hạn như gãy xương

Các loại thuốc giảm đau theo toa bao gồm:

1. Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc chống viêm, hỗ trợ giảm đau theo toa, có thể cải thiện tình trạng sưng đỏ, nổi mẩn đỏ, ngứa da và các phản ứng dị ứng. Corticosteroid được sử dụng để điều trị viêm khớp, hen suyễn, dị ứng các những cơn đau khác. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm nhằm vào một khớp nhất định.

Các loại Corticosteroid phổ biến bao gồm methylprednisolone, prednisolone và prednisone.

Thuốc giảm đau nhức
Corticosteroid là thuốc sử dụng theo toa và được sử dụng trong một thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Corticosteroid là một trong các loại thuốc giảm đau cực mạnh và có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tăng cân và giữ muối
  • Bệnh viêm loét dạ dày
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khó ngủ
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mỏng da, loãng xương và tổn thương da
  • Lượng đường trong máu cao

Để giảm các tác dụng phụ này, Corticosteroid thường được kê đơn với liều lượng thấp nhất và được sử dụng trọng một thời gian ngắn để giảm đau.

2. Thuốc giảm đau Opioid

Thuốc giảm đau Opioid là thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện tương tự như các loại thuốc phiện tự nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Thuốc Opioid thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để cải thiện các cơn đau cấp tính, chẳng hạn như cơn đau sau phẫu thuật.

Thuốc giảm đau Paracetamol
Các loại thuốc thuộc nhóm Opioid có thể gây nghiện do đó cần thận trọng khi sử dụng

Một số loại thuốc giảm đau Opioid bao gồm:

  • Codeine
  • Fentanyl
  • Hydrocodone – Acetaminophen
  • Morphine
  • Oxycodone
  • Oxycodone – Acetaminophen

Thuốc Opioid mang lại hiệu quả cao trong những cơn đau dữ dội và không gây loét dạ dày như những loại thuốc giảm đau khác. Tuy nhiên, Opioid có thể gây nghiện và phụ thuốc thuốc, do đó thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Rất hiếm người nghiện opioid nếu thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau trong thời gian ngắn. Nhưng nếu dùng để chữa các cơn đau mãn tính, nguy cơ nghiện thường cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Tác dụng phụ của thuốc Opioid bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Táo bón
  • Ngứa da
  • Các vấn đề về đường hô hấp
  • Nghiện thuốc

3. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị những cơn đau và tình trạng cảm xúc bằng cách điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh (hóa chất tự nhiên) trong não. Những loại thuốc này được sử dụng để tăng cường tín hiệu của cơ thể về sức khỏe và thư giãn, nhằm kiểm soát những cơn đau mãn tính. Các nghiên cứu cho biết, thuốc chống trầm cảm (ba vòng) tốt nhất đối với bệnh thần kinh hoặc bệnh đau dây thần kinh.

Thuốc giảm đau cơ
Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị những cơn đau thần kinh

Các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị các cơn đau bao gồm:

  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như citalopram, fluoxetine hoặc sertraline.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline , desipramine.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, desipramine và nortriptyline.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) như duloxetine hoặc venlafaxine.

Những loại thuốc này yêu cầu một lượng ổn định trong cơ thể và cần một thời gian để phát huy tác dụng. Liều lượng được sử dụng thường thấp hơn liều lượng cần thiết để điều trị trầm cảm.

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Tầm nhìn kém
  • Táo bón
  • Khó đi tiểu
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Rối loạn chức năng tình dục

4. Thuốc chống co giật

Thuốc chống co thất thường được sử dụng để điều trị những cơn co giật, tuy nhiên thuốc cũng được sử dụng để điều trị những cơn đau mãn tính, nghiêm trọng. Cách chính xác mà thuốc chống co giật kiểm soát những cơn đau là không rõ ràng, tuy nhiên thuốc có tác dụng điều trị những cơn đau thần kinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa hoặc đau dây thần kinh sinh ba.

thuốc chống co giật thần kinh
Thuốc chống co giật cũng thường xuyên được sử dụng để cải thiện một số cơn đau

Một số loại thuốc chống co giật được sử dụng để giảm đau bao gồm:

  • Carbamazepine
  • Gabapentin
  • Pregabalin
  • Topiramate

Các loại thuốc này thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn tương đối an toàn khi sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của dược sĩ kê đơn. Tuy nhiên, Acetaminophen và NSAID có thể gây tổn thương gan và thận, do đó người bệnh không nên sử dụng quá liều cũng như không sử dụng khi có bệnh thận hoặc gan.

Các loại thuốc giảm đau cực mạnh được sử dụng để cải thiện các cơn đau dữ dội và được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, không sử dụng thuốc nếu không nhận được đơn thuốc.

tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Một số loại thuốc có thể gây mệt mỏi, đau đầu hoặc suy giảm tầm nhìn

Thuốc giảm đau gây nghiện có thể dẫn đến những cơn nghiện như nghiện ma túy hoặc lạm dụng chất kích thích. Để giảm nguy cơ này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau kê đơn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Tầm nhìn mờ
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Các vấn đề về tiểu tiện
  • Tăng cân không rõ lý do

Do đó, chỉ sử dụng thuốc giảm đau theo toa khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Uống thuốc giảm đau có hại không?

Các loại thuốc giảm đau được sử dụng để cải thiện những cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Thuốc có thể sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất, do đó điều quan trọng là nhận được sự chỉ dẫn phù hợp.

thuốc giảm đau cho bà bầu
Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi nhận được sử chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Đối với phụ nữ mang thai, các nghiên cứu cho thấy acetaminophen an toàn hơn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Sử dụng NSAID hoặc opioid trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Nếu sinh mổ hoặc sinh nở khó khăn, thai phụ có thể cần được giảm đau. Thuốc giảm đau này được chỉ định sử dụng bởi bác sĩ phụ sản và được theo dõi để tránh các rủi ro liên quan.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau để tránh các rủi ro không mong muốn.

Khi nào nên đến bệnh viện?

Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị nếu đang sử dụng thuốc giảm đau và có một số dấu hiệu như:

  • Có vấn đề về thị lực, bao gồm mờ mắt hoặc sụp mí mắt
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, chẳng hạn như có máu trong nước tiểu
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Nói lắp
  • Tê bì chân tay hoặc tê liệt ở các khu vực khác trên cơ thể
  • Đau bụng dữ dội

Các loại thuốc giảm đau có thể cải thiện các cơn đau nhức và khó chịu. Thuốc có thể sử dụng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh cần sử dụng theo đúng hướng dẫn để tránh các tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, thuốc giảm đau không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân dẫn đến cơn đau, do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua