Loãng Xương Ở Người Trẻ Tuổi Do Đâu? Cách Khắc Phục

Theo dõi IHR trên goole news

Loãng xương ở người trẻ tuổi có thể xảy ra do yếu tố di truyền, nồng độ estrogen thấp, chế độ ăn uống thiếu chất, phụ thuộc vào một số loại thuốc điều trị… Trong thời gian đầu, các triệu chứng thường diễn ra âm thầm, dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên sau thời gian tiến triển, người bệnh có thể bị đau nhức kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác.

Loãng xương ở người trẻ tuổi
Tìm hiểu nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi, dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và cách điều trị

Loãng xương ở người trẻ tuổi là gì?

Loãng xương là một bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chất lượng xương, xương xốp, giòn và rất dễ gãy. Bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, một số trường hợp được ghi nhận loãng xương xảy ra ở những người trẻ.

Loãng xương ở người trẻ tuổi thường xảy ra do quá trình lão hóa sớm ở những người có cân nặng dư thừa, ít vận động, sử dụng liệu pháp Corticoid toàn thân kéo dài. Trong nhiều trường hợp khác, bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và chế độ ăn uống thiếu chất.

Tương tự như bệnh loãng xương ở người già, loãng xương ở người trẻ tuổi có triệu chứng âm thầm trong thời gian đầu, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhứ kéo dài, suy giảm chiều cao kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ tuổi

Trong giai đoạn đầu, bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những cơn đau mỏi thông thường. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, bệnh sẽ gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng sau:

  • Đau nhức cơ thể kéo dài, mức độ nghiêm trọng tăng dần theo thời gian
  • Cơn đau xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm
  • Đau nhiều hơn khi thực hiện những công việc nặng nhọc
  • Suy giảm chiều cao
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Hay ra mồ hôi, đôi khi xuất hiện cảm giác ớn lạnh
  • Dáng người không thẳng khi di chuyển
  • Gù cột sống ở một số trường hợp
Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ tuổi
Đau nhức kéo dài, suy giảm chiều cao, mệt mỏi thường xuyên… là dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Nồng độ estrogen thấp

Để mật độ khoáng chất trong xương được duy trì, nồng độ estrogen trong cơ thể phải được đảm bảo. Thông thường nồng độ này chỉ suy giảm khi cơ thể già đi hoặc sau mãn kinh. Đối với những người trẻ, nồng độ estrogen thấp có thể do một số bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…) làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone.

Khi nồng độ estrogen bị giảm hoặc thấp, khối lượng cũng như những thành phần trong xương sẽ giảm và suy yếu dần. Từ đó làm phát sinh bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi.

2. Các vấn đề về tuyến giáp

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, tình trạng mất xương có thể xảy ra do tuyến giáp gặp vấn đề, hoạt động quá mức và sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp.

Ngoài ra dùng thuốc hormone tuyến giáp dài ngày hoặc/ và dùng với liều cao để điều trị nhược giáp cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh hiện tượng mất xương.

3. Yếu tố di truyền

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người trẻ sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương khi có người thân trong gia đình từng mắc bệnh loãng xương.

4. Ít vân động

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ tăng cao ở những người trẻ lười vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ. Bởi điều này có thể kích thích và đẩy nhanh tốc độ phân hủy xương. Từ đó làm giảm chất lượng xương và dẫn đến loãng xương.

5. Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Thành phần này giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi của cơ thể, hỗ trợ tăng chất lượng xương, chống loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương bệnh lý.

Vì thế việc không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, khiến xương suy yếu và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

6. Chế độ ăn uống không phù hợp

Bất kỳ độ tuổi nào cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng. Đối với hệ xương khớp và bệnh loãng xương, người bệnh được khuyên tăng cường bổ sung vitamin D, canxi, magie, phốt pho… thông qua các loại thực phẩm lành mạnh để ổn định cấu trúc xương. Đặc biệt bổ sung đủ canxi có thể giúp duy trì xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Chính vì thế việc ăn uống thiếu chất khiến các xương không được cung cấp đủ dinh dưỡng, không thể duy trì mật độ khoáng chất và giữ cho xương chắc khỏe. Từ đó gây ra bệnh loãng xương.

Ngoài ra thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều chất béo kém lành mạnh, ăn nhiều muối… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, tăng tốc độ tiêu hủy xương và khiến bệnh loãng xương nhanh chóng tiến triển.

Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống không phù hợp và thiếu chất là nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi phổ biến

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như Corticoid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống co giật… có thể tăng nguy cơ phá hủy xương và giảm khả năng hấp thụ canxi nếu sử dụng toàn thân kéo dài. Đây đều là những yếu tố gây bệnh loãng xương, bao gồm cả loãng xương ở người trẻ tuổi.

8. Bệnh lý

Người trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn khi cơ thể có một trong những bệnh lý dưới đây:

9. Lối sống kém lành mạnh

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi sẽ tăng cao khi duy trì lối sống kém lành mạnh. Cụ thể:

  • Hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá khiến hàm lượng calcitonin suy giảm. Đây là một loại hormone có khả năng ngăn chặn quá trình tiêu xương, góp phần duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Chính vì thế nồng độ hormone calcitonin suy giảm sẽ khiến quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn, xương khớp yếu, giòn và dễ gãy.
  • Uống rượu quá mức: Các nghiên cứu cho thấy, lượng độc tố trong hai ly rượu đủ để tác động đến chức năng của xương và gây hại trực tiếp lên những tế bào hình thành nên lớp vỏ của xương (tế bào tạo xương). Từ đó tạo điều kiện cho bệnh loãng xương phát triển.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ và ngủ muộn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nguyên nhân là do quá trình tạo xương và phục hồi xảy ra trong khi ngủ. Nếu không ngủ đủ giấc hoặc ngủ muộn, quá trình này có thể bị ảnh hưởng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm giảm nhanh hàm lượng calcitonin trong cơ thể dẫn đến tiêu xương và loãng xương

10. Thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi. Bởi trọng lượng vượt mức an toàn có thể làm tăng áp lực cho các xương (cột sống, xương cẳng chân…). Lâu ngày khiến xương nhạy cảm, yếu và dễ tổn thương hơn.

Loãng xương ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đa phần những trường hợp loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát, chủ yếu liên quan đến các loại thuốc điều trị và bệnh lý. Do đó việc điều trị sớm và đúng cách là điều cần thiết. Chủ quan không điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nhanh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Gãy xương: Hầu hết bệnh nhân bị loãng xương tiến triển điều có nguy cơ gãy xương trong tương lai. Điều này làm tăng nguy cơ dị tật và tử vong.
  • Biến dạng cột sống: Những người bị loãng xương thường có dấu hiệu gù, vẹo cột sống. Tình trạng này thường tiến triển theo thời gian và làm ảnh hưởng đến dáng đi. Nếu biến dạng xảy ra ở lồng ngực, bệnh nhân còn có dấu hiệu khó thở.
  • Lún xẹp đốt sống: Lún xẹp đốt sống có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị loãng xương nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn khiến người bệnh bị tàn tật suốt đời.

Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Thông thường để chẩn đoán bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi, người bệnh sẽ được khám lâm sàng (triệu chứng, bệnh sử…) kết hợp cận lâm sàng.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên người bệnh sẽ được kiểm tra bệnh sử và danh mục các loại thuốc đang dùng. Điều này giúp xác định nguyên nhân gây loãng xương và định hướng điều trị hiệu quả.

Ngoài bệnh nhân còn được yêu cầu đi lại (kiểm tra tình trạng gù vẹo cột sống), nâng vật và mô tả các biểu hiện (đau nhức, tê yếu…) để xác định mức độ nghiêm trọng, phân biệt bệnh loãng xương với những tình trạng y tế khác.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi kiểm tra lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng. Những kỹ thuật này có khả năng xác định chính xác vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Những kỹ thuật thường được chỉ định trong chẩn đoán loãng xương:

  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể kiểm tra được những vị trí có ống tủy rộng ra, vỏ xương mỏng, tăng thấu quang, gãy xương, biến dạng xương đốt sống… Đây là đều là những dấu hiệu của bệnh loãng xương. Thông thường chụp X-quang chẩn đoán loãng xương sẽ được thực hiện ở các xương dài, xương hông và cột sống.
  • Chụp CT hoặc chụp MRI: Để đánh giá khối lượng xương và tìm kiếm những tổn thương liên quan, chụp CT hoặc chụp MRI sẽ được chỉ định. Cả hai phương pháp này đều có khả năng thể hiện rõ nét những vấn đề ở xương và mô mềm, giúp chẩn đoán phân biệt loãng xương. Đồng thời đánh giá và phân biệt những nguyên nhân bệnh lý.
  • Đo khối lượng xương ở ngoại vi: Người bệnh có thể được yêu cầu đo khối lượng xương ở xương gót chân hoặc ngón tay để đánh giá mức độ loãng xương.
  • Đo loãng xương (đo mật độ xương BMD): Đây là một kỹ thuật hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hay DEXA). Kỹ thuật này có tác dụng xác định hàm lượng canxi trong xương và đánh giá tình trạng loãng xương ở những vị trí trung tâm (điển như cột sống, các xương dài, xương hông…). Từ đó chẩn đoán bệnh lý và xác định chính xác mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra đo loãng xương cũng được chỉ định cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị để kiểm tra, theo dõi diễn tiến của bệnh.
Đo loãng xương
Đo loãng xương là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý và xác định chính xác mức độ nghiêm trọng

3. Chẩn đoán loãng xương dựa trên tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Dưới đây là những tiêu chuẩn đoán bệnh loãng xương theo Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên chỉ số T – score. Đây là chỉ số lệch giữa mật độ xương của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn (mật độ xương đỉnh) của người trẻ.

  • T – score từ -1 đến + 1: Xương bình thường.
  • T – score từ -1 đến -2.5: Chưa bị loãng xương những có mật độ xương thấp.
  • T – score từ -2.5 trở xuống: Bệnh loãng xương tiến triển.
  • T – score từ -2.5 trở xuống có gãy xương do xương yếu: Bệnh loãng xương nặng.

Tiêu chuẩn đoán loãng xương theo Hiệp hội Đo mật độ xương lâm sàng quốc tế (ISCD)

Tiêu chuẩn đoán loãng xương theo Hiệp hội Đo mật độ xương lâm sàng quốc tế dựa trên điểm Z (Z-score). Đây là chỉ số lệch giữa mật độ xương của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn (mật độ xương đỉnh) của người bình thường có cùng cân nặng, chủng tộc, chiều cao và độ tuổi.

  • Điểm Z > -2: Xương bình thường.
  • Điểm Z = +0.5, -0.5 hoặc -1.5: Chưa bị loãng xương những có mật độ xương thấp (chỉ số thường gặp phụ nữ tiền mãn kinh).
  • Điểm Z ≤ -2,0: Loãng xương tiến triển.

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Phương pháp điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được hướng dẫn nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi. Những phương pháp thường được áp dụng gồm:

1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Để tăng chất lượng xương và kiểm soát bệnh loãng xương hiệu quả, bạn cần đảm bảo ăn uống khoa học và đủ chất. Chế độ ăn uống mỗi ngày cần đảm bảo bổ sung đủ canxi và một số khoáng chất cần thiết cho quá trình củng cố xương khớp chắc khỏe như magie, phốt pho, mangan.

Những thành phần dinh dưỡng nêu trên (đặc biệt là canxi) rất cần thiết cho quá trình xây dựng, phát triển và duy trì xương khớp chắc khỏe. Đồng thời giữ mật độ xương và chống loãng xương hiệu quả.

Ngoài ra người trẻ bị loãng xương cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D3 vào chế độ ăn uống. Bởi thành phần này có khả năng tăng tốc độ chuyển hóa và hấp thụ canxi ở ruột. Từ đó đảm bảo mật độ xương và độ chắc khỏe của xương khớp luôn được duy trì.

Tham khảo thêm: Bị Loãng Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Phục Hồi?

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, giàu canxi giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và kiểm soát bệnh loãng xương

2. Sinh hoạt lành mạnh

Đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh là một trong những nguyên tắc cần thực hiện để phòng ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi.

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Bệnh nhân bị loãng xương cần duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì để giảm áp lực lên xương khớp và hạn chế gãy xương do loãng xương.

  • Ngừng hút thuốc lá và cắt giảm lượng rượu

Rượu và thuốc lá đều là những nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi. Do đó trong thời gian điều trị, người bệnh cần ngừng hút thuốc lá và cắt giảm lượng rượu để duy trì mật độ xương, ức chế quá trình phá hủy xương. Đồng thời hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả.

  • Ngủ đủ giấc

Người trẻ bị loãng xương nên đảm bảo ngủ đủ giấc và ngủ sớm (trước 23 giờ, ngủ từ 8 – 9 tiếng/ đêm). Điều này có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và tái tạo xương diễn ra suôn sẻ, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh loãng xương.

  • Duy trì thói quen tập thể dục

Bệnh nhân bị loãng xương được khuyên duy trì thói quen luyện tập thể dục, vận động mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát bệnh lý, tăng sự dẻo dai và độ chắc khỏe cho xương khớp. Ngoài ra biện pháp này còn giúp hỗ trợ giảm đau, kích thích quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp canxi cùng các chất dinh dưỡng khác dễ hấp thu, chuyển hóa và phát huy tác dụng nhanh hơn.

Để vận động và luyện tập đúng cách, bạn cần lựa chọn những bộ môn có cường độ thích hợp. Không nên luyện tập gắng sức để tránh gây tổn thương và gãy xương. Những bộ môn phù hợp với người trẻ bị loãng xương gồm yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ chậm…

Duy trì thói quen tập thể dục
Duy trì thói quen tập thể dục giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tăng dẻo dai và độ chắc khỏe cho xương khớp

3. Sử dụng thuốc

Đối với trường hợp nặng, có khả năng gãy xương cao, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị loãng xương để kiểm soát bệnh ở người trẻ tuổi. Những loại thuốc thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc giảm đau

Để giảm nhẹ các cơn đau do loãng xương, Paracetamol có thể được chỉ định. Thuốc này có tác dụng giảm đau nhức cơ thể ở mức độ nhẹ đến vừa và hạ sốt.

  • Thuốc Calcitonine

Calcitonine là polypeptid chứa 32 acid amin và là một loại hormone được tiết ra từ hạch cuối mang cá và tế bào cận nang của tuyến giáp ở động vật. Chất này có tác dụng điều hòa trung ương giúp tăng quá trình chuyển hóa chất khoáng, làm chậm sự mất canxi trong xương và máu, ức chế quá trình tiêu xương. Từ đó điều trị loãng xương hiệu quả. Ngoài ra thuốc Calcitonine còn có tác dụng giảm đau do loãng xương.

  • Thuốc Bisphosphonate

Bisphosphonate là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị loãng xương. Nhóm thuốc này có tác dụng duy trì khả năng tạo xương và làm chậm quá trình hủy xương. Từ đó cải thiện mật độ xương và kiểm soát bệnh loãng xương hiệu quả.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được dùng Bisphosphonate ở dạng thuốc tiêm điều trị loãng xương hoặc viên uống. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

Thuốc Bisphosphonate
Duy trì khả năng tạo xương, làm chậm quá trình hủy xương và chống loãng xương bằng thuốc Bisphosphonate
  • Thuốc kháng thể đơn dòng

Bên cạnh Bisphosphonate, những loại thuốc kháng thể đơn dòng như Denosumab (Prolia, Xgeva) cũng được sử dụng trong điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi. Thuốc này có khả năng kích thích quá trình tạo xương. Từ đó kiểm soát bệnh loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Denosumab được dùng ở dạng thuốc tiêm với liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng loãng xương và nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân.

  • Thuốc thúc đẩy phát triển xương

Teriparatide (Forteo), Romosozumab (Evenity), Abaloparatide (Tymlos) hoặc một số loại thuốc thúc đẩy phát triển xương khác có thể được sử dụng cho những người trẻ bị loãng xương thứ phát. Việc sử dụng loại thuốc này có thể kích thích phát triển xương mới và ngăn gãy xương do loãng xương.

  • Liệu pháp hormone

Nếu loãng xương ở người trẻ tuổi xảy ra do thiếu hụt estrogen (các bệnh lý làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone), liệu pháp hormone sẽ được chỉ định. Liệu pháp này có tác dụng duy trì nồng độ estrogen giúp khối lượng xương được duy trì.

Tuy nhiên trước khi sử dụng liệu pháp hormone, người bệnh phải được thăm khám và đánh giá tình trạng kỹ lưỡng. Điều này giúp hạn chế phát sinh những vấn đề không mong muốn.

4. Hỗ trợ điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi đến 90% nhờ các dòng thực phẩm bổ sung 

Loãng xương ở người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể để lại những hậu quả nguy hiểm khác nhau. Dù vậy, theo các bác sĩ và chuyên gia xương khớp hiện nay, loãng xương ở người trẻ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thông qua việc sử các dòng thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D,….kết hợp với việc ăn uống và tập luyện thể dục thể thao lành mạnh, khoa học. Trong đó, các sản phẩm bổ sung được khuyên dùng hàng đầu hiện nay, người tiêu dùng Việt có thể tham khảo như sau: 

Kirkland Calcium 600mg D3 – Viên uống bổ sung canxi hiệu quả

Viên uống bổ sung canxi Kirkland Calcium 600mg D3 được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng và uy tín hàng đầu tại Mỹ. Nhờ vậy, sản phẩm luôn được đánh giá cao về hiệu quả đối với sức khỏe cũng như đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng. Sản phẩm cũng đã được tổ chức USP chứng nhận và cấp phép lưu thông trên toàn thế giới, trong đó có thị trường Việt Nam. 

Công dụng: 

  • Cung cấp hàm lượng canxi và vitamin D3 cần thiết mỗi ngày giúp hệ xương và răng phát triển khỏe mạnh. 
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, đau nhức, thoái hóa, viêm nhiễm,…
  • Hỗ trợ quá trình phục hồi của xương khớp sau chấn thương, giúp người bị gãy xương nhanh chóng khỏe lại.
  • Cải thiện tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ mang thai và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh.

 

Cách dùng: 

  • Uống 2 viên/ngày và uống 1 viên/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Uống sau khi ăn khoảng 30 phút để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất. 

Giá bán: Sản phẩm hiện nay đang được cung cấp chính hãng tại siêu thị DrVitamin với giá bán 489.000đ/hộp/500 viên. Người tiêu dùng Việt có thể tham khảo sản phẩm và đặt mua ngay tại đây. 

Ostelin Calcium & Vitamin D3 – Viên uống bổ sung Canxi và Vitamin D3

Viên uống bổ sung canxi và vitamin D3 Ostelin Calcium & Vitamin D3 đến từ hãng dược phẩm vô cùng nổi tiếng tại Úc là Ostelin. Đây là dòng thực phẩm bổ sung được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại, trải qua khâu kiểm định chặt chẽ và đang được phân phối tới hơn 50 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. 

Công dụng: 

  • Cung cấp cho cơ thể người dùng hàm lượng vitamin D3 và canxi lớn để giúp xương khớp chắc khỏe. 
  • Phòng ngừa hiệu quả một số bệnh lý về xương khớp ở người trẻ như loãng xương, đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp,…
  • Sản phẩm còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tiểu đường và tim mạch rất tốt.
  • Ngoài ra, viên uống cũng được khuyến khích sử dụng cho các bà mẹ trẻ, giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. 

Cách dùng: 

  • Phụ nữ có thai từ 1 – 6 tháng: Uống 1 viên/ngày với nước lọc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên/ngày với nước lọc sau khi ăn no khoảng 1 tiếng. 

Giá bán: Sản phẩm hiện nay có giá bán 329.000đ/hộp/130 viên. Khách hàng Việt quan tâm tới sản phẩm có thể tham khảo và đặt mua hàng chính hãng ngay tại đây. 

Viên uống DHC canxi của Nhật 

Viên uống DHC canxi không chỉ bổ sung canxi mà còn cung cấp một hàm lượng lớn magie cho cơ thể người dùng. Đây được xem là 2 nguyên tố quan trọng giúp cơ thể được cung cấp và hấp thu đầy đủ canxi vào hệ xương, giúp xương phát triển khỏe mạnh đồng thời phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về xương khớp thường gặp, đặc biệt là ở người trẻ. 

Công dụng: 

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương cho cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi. 
  • Bổ sung nguồn canxi, CBP và vitamin D3 dồi dào cho cơ thể. 
  • Phòng ngừa tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D3 ở người trẻ, đặc biệt ở phụ nữ đang mang thai. 
  • Hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. 
  • Hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển xương, răng\

Cách dùng: 

  • Uống 3 viên/ngày vào mỗi buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút để cơ thể hấp thụ dưỡng chất có trong sản phẩm một cách tốt nhất. 
  • Nên uống với nước lọc, không nên thay thế bằng các loại nước uống khác. 

Giá bán: Viên uống DHC canxi của Nhật hiện nay đang có giá 210.000đ/gói 30 ngày và 550.000đ/gói 90 ngày và được cung cấp chính hãng tại siêu thị DrVitamin. Khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua ngay tại đây.

Mua các dòng thực phẩm bổ sung phòng ngừa loãng xương ở đâu uy tín? 

Các dòng thực phẩm bổ sung được điểm đến trên đây mang đến công dụng phòng ngừa loãng xương vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia xương khớp hiện nay luôn khuyến khích người dùng Việt tham khảo và sử dụng kết hợp các sản phẩm này với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hàng ngày. 

Người tiêu dùng Việt hiện nay có thể tìm hiểu thông tin chi tiết các sản phẩm và đặt mua hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng tại siêu thị DrVitamin – Địa chỉ uy tín hàng đầu thị trường Việt, chuyên cung cấp các sản phẩm vitamin và thực phẩm chăm sóc sức khỏe đến từ hàng trăm thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. 

Các sản phẩm tại siêu thị DrVitamin được lựa chọn nhập khẩu và mang tới người tiêu dùng dựa trên những khuyến nghị của bác sĩ và chuyên gia hàng đầu về xương khớp. Đồng thời dựa trên nhu cầu sử dụng và đánh giá khách quan của hàng triệu người dùng về hiệu quả của sản phẩm. Nhờ đó, khách hàng Việt hoàn toàn có thể yên tâm chọn mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào tại siêu thị này. 

Hơn thế nữa, mua sắm tại DrVitamin, khách hàng còn được chuyên viên hỗ trợ và tư vấn mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm, giá thành, công dụng, phương thức vận chuyển,…Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, người tiêu dùng có thể liên hệ ngay tại đây để được chuyên viên giải đáp nhanh chóng, kịp thời nhất. 

Biện pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ tuổi

Những biện pháp đơn giản dưới đây có thể giúp làm giảm nguy cơ phát sinh bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi. Cụ thể:

  • Không hút thuốc lá, loại bỏ thói quen uống rượu.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Đảm bảo trọng lượng luôn ở mức an toàn. Áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học khi cần thiết.
  • Đảm bảo cung cấp đủ canxi thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi thành phần này có thể xây dựng xương và củng cố bộ xương người chắc khỏe. Từ đó phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ hiệu quả. Những loại thực phẩm bổ sung canxi gồm sữa, sữa chua, rau lá xanh, các loại đậu, hạnh nhân, các loại hạt, mô mai, tôm, cá hồi, quả cam…
  • Ăn uống khoa học và cân bằng. Ngoài canxi, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu magie, mangan, kẽm, vitamin D, vitamin C, omega-3… vào chế độ ăn uống. Vì những thành này có thể tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, chống lão hóa sớm và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít/ ngày) để hỗ trợ quá trình hấp thụ các khoáng chất và tăng quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.
  • Điều trị tích cực những bệnh lý làm tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi.
  • Sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (đặc biệt là Corticoid) để tránh làm tăng quá trình hủy xương và ảnh hưởng đến quá trình tạo xương.
  • Duy trì thói quen vận động ngoài trời và luyện tập thể dục với những bài tập tốt cho sức khỏe và xương khớp như đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ, chạy bộ chậm… Biện pháp này giúp giữ cho cơ bắp dẻo dai, kích thích trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời giữ cho xương chắc khỏe, cải thiện khả năng vận động linh hoạt và chống loãng xương.
  • Thường xuyên tắm nắng để cơ thể được hấp thụ vitamin D, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.
Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng
Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng giúp hỗ trợ chuyển hóa canxi và phòng ngừa loãng xương ở người trẻ tuổi

Mặc dù ít gặp nhưng loãng xương ở người trẻ tuổi có thể xảy ra do bệnh lý, sử dụng một số loại thuốc điều trị, chế độ ăn uống thiếu chất… Chính vì thế những biện pháp phòng ngừa nên được áp dụng sớm để hạn chế rủi ro. Đối với những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ, bạn cần thường xuyên đo loãng xương để sớm phát hiện bệnh lý và có hướng điều trị thích hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua