Bệnh Gút Có Uống Được Canxi Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có uống được canxi không là thắc mắc của đa số người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bệnh gút có uống được canxi không
Trao đổi với bác sĩ về vấn đề bệnh gút có uống được canxi không để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bệnh gút có uống được canxi không?

Canxi là khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp và rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các dây thần kinh, cơ bắp, bao gồm cả hệ thống tim mạch. Tuy nhiên, tích tụ tinh thể canxi có thể gây đau đớn, khó chịu ở một số người, chẳng hạn như người bị bệnh giả gút.

Đối với người bệnh gút, canxi không phải là một phương pháp giảm đau, chống viêm hoặc hỗ trợ điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên, việc thiếu canxi có thể khiến xương trở nên mềm, yếu, dễ gãy, tăng nguy cơ thoái hóa, từ đó hạn chế khả năng vận động linh hoạt.

Bệnh gút là một tình trạng cực kỳ đau đớn, xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu cao, dẫn đến hình thành các tinh thể urat ở các khớp, gây viêm và đau đớn. Các triệu chứng gout thường xuất hiện đột ngột, kéo dài 10 ngày đến 2 tuần, sau đó thuyên giảm và biến mất, được gọi là các cơn gút cấp. Hiện tại không có cách điều trị bệnh gút, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể góp phần ổn định các triệu chứng gút.

Vậy bệnh gút có uống được canxi không? Các chuyên gia cho biết, mặc dù canxi không thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh gút, tuy nhiên người bệnh có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm bổ sung để đảm bảo các chức năng bình thường của cơ thể. Điều quan trọng là tiêu thụ canxi với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng. Nồng độ canxi cao (tăng canxi máu) có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đau đầu hoặc các biến chứng tim mạch đe dọa đến tính mạng.

Việc bổ sung canxi cho người bệnh gút cũng phụ thuộc vào đối tượng bệnh. Chẳng hạn như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em có thể cần nhiều canxi hơn. Cách tốt nhất để bổ sung canxi là thông qua chế độ ăn uống, tuy nhiên người dùng vẫn có thể sử dụng sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Công dụng của canxi đối với bệnh gút

Canxi không phải là một trong những phương pháp điều trị hoặc giảm đau cho những người bị bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày nhằm đảm bảo hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, đối với người bệnh gút, việc bổ sung canxi có thể mang đến một số lợi ích, chẳng hạn như:

canxi có tốt cho bệnh gút không
Bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe xương khớp và phòng ngừa thoái hóa khớp
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp các xương khỏe mạnh, dẻo dai, hoạt động linh hoạt
  • Góp phần cải thiện các cơn đau nhức, yếu xương, cứng khớp, viêm liên quan đến bệnh gút
  • Hỗ trợ ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp, chống loãng xương, hạn chế nguy cơ mất chức năng khớp
  • Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

Canxi là khoáng chất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nếu bạn không tiêu thụ đủ canxi, cơ thể bạn sẽ bắt đầu lấy canxi từ xương, điều này làm giảm khối lượng xương, khiến xương dễ gãy, loãng xương. Ngoài ra, lượng canxi thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, người bệnh gút cần tiêu thụ canxi với liều lượng phù hợp. Quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ lắng đọng các tinh thể ở các khớp, điều này khiến bệnh gút bùng phát. Bên cạnh đó, lắng đọng sỏi canxi có thể dẫn đến bệnh giả gút hoặc sỏi thận.

Liều lượng canxi phù hợp cho người bệnh gút

Quá nhiều canxi có thể gây ra sự hình thành các tinh thể ở các khớp, trong khi quá ít canxi có thể gây loãng xương và tăng tỷ lệ gãy xương. Do đó, bên cạnh việc xác định bệnh gút có uống được canxi không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng canxi phù hợp.

Theo khuyến cáo, liều lượng canxi cần thiết hàng ngày như sau:

  • Người trên 71 tuổi: 1.200 mg canxi mỗi ngày
  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 51 – 71 tuổi: 1.200 mg mỗi ngày
  • Nam giới từ 51 – 71 tuổi: 1.000 mg canxi mỗi ngày
  • Người trưởng thành từ 19 – 50 tuổi: Dùng 1.000 mg canxi mỗi ngày
  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 – 18 tuổi: Tiêu thụ 1.300 mg canxi mỗi ngày
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: Cần bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày

Mặc dù canxi không thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh gút, nhưng người bệnh nên tiêu thụ canxi dựa trên các hướng dẫn của chuyên gia. Điều quan trọng là thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Bổ sung canxi nhiều quá có sao không?

Việc bổ sung quá nhiều canxi là tình trạng phổ biến, bởi vì canxi có nhiều trong thực phẩm, một số loại sữa bổ sung và thực phẩm bổ sung. Việc tăng nồng độ canxi trong máu có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến cận giáp và một số bệnh ung thư.

Trong các trường hợp tăng canxi máu nhẹ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đau xương, đau đầu, mệt mỏi, thường xuyên đi tiểu, đau cơ, chuột rút, các vấn đề về trí nhớ, sức khỏe tinh thần và trầm cảm.

Đối với hệ thống xương khớp, việc bổ sung quá nhiều canxi có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Bệnh giả gout

Giả gút (Pseudogout) là một tình trạng viêm khớp gây sưng đột ngột và đau đớn ở một hoặc nhiều khớp trong cơ thể. Tương tự như bệnh gút, những người bệnh giả gút cũng có thể cảm thấy nóng, viêm, sưng, mềm tại khớp bị ảnh hưởng.

bệnh giả gout
Tăng canxi máu có thể dẫn đến lắng đọng tinh thể canxi và gây ra bệnh giả gút

Bên cạnh đó, các triệu chứng giả gút cũng bùng phát đột ngột, kéo dài trong vài ngày và tự khỏi sau vài tuần. Trong hầu hết các trường hợp, giả gút gây ảnh hưởng đến đầu gối và phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bệnh giả gút xảy ra khi các tinh thể canxi hình thành trong chất lỏng nối các khớp. Tình trạng này còn được gọi là lắng đọng canxi pyrophosphate.

Việc bổ sung quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giả gút, đặc biệt là ở người lớn tuổi, có tiền sử chấn thương khớp, tuyến giáp hoạt động kém hoặc mất cân bằng các khoáng chất. Bệnh giả gút cần được điều trị và chăm sóc phù hợp để tránh gây tổn thương khớp và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

2. Bùng phát cơn gút cấp

Việc tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây lắng đọng tinh thể canxi ở khớp. Các tinh thế này có thể gây ảnh hưởng đến các tinh thể urat ở bệnh gút, dẫn đến viêm khớp, đau đớn dữ dội, sưng, đỏ, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động.

Mặc dù người bệnh gút có thể bổ sung canxi, tuy nhiên cần lưu ý đến liều lượng để ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cơn gút cấp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc vấn đề nào liên quan.

Cách bổ sung canxi an toàn cho người bệnh gút

Cách tốt nhất để bổ sung canxi là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm bổ sung. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

1. Chế độ ăn uống giàu canxi

Tiêu thụ từ 2 – 4 khẩu phần các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu canxi mỗi ngày sẽ đảm bảo người bệnh nhận đủ lượng canxi cần thiết. Các nguồn cung cấp canxi tốt nhất là các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, sữa chua, phô mai và đồ uống tăng cường canxi như hạnh nhân và sữa đậu nành. Bên cạnh đó, canxi cũng được tìm thấy ở các loại rau có màu xanh đậm, nước ép, ngũ cốc tăng cường canxi và các loại đậu.

bổ sung canxi cho người bệnh gút
Cách tốt nhất để bổ sung canxi là thông qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày

Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến khích bổ sung vitamin D, điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết. Một lượng vitamin D nhất định có thể được hấp thụ thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, phô mai cũng giúp bổ sung vitamin D trong cơ thể.

Tuy nhiên, đối với người bệnh gút, cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin, chẳng hạn như gà bò hoặc nấm, đề tránh nguy cơ hình thành cơn gút cấp. Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Xem thêm: Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì? Các thực phẩm tốt nhất

2. Sản phẩm bổ sung

Đối với người gặp khó khăn khi hấp thụ canxi từ thực phẩm, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung. Hiện tại có nhiều sản phẩm bổ sung canxi trên thị trường, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, chỉ định phù hợp.

Có hai loại canxi bổ sung phổ biến nhất, bao gồm:

  • Canxi cacbonat: Mỗi viên bổ sung thường cung cấp 500 – 600 mg canxi nguyên tố. Canxi cacbonat được hấp thu tốt nhất khi dùng cùng với thức ăn.
  • Canxi citrate: Mỗi viên bổ sung thường cung cấp 200 – 300 mg canxi nguyên tố. Canxi citrate được hấp thụ tốt nhất khi có hoặc không có thức ăn.

Lưu ý:

  • Lượng canxi nguyên tố tối đa được bổ sung mỗi lần là 600 mg. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng liều lượng tối đa trong một khẩu phần.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc bệnh gút có uống được canxi không để được hướng dẫn, tư vấn loại canxi phù hợp nhất.

Lưu ý khi sử dụng canxi ở người bệnh gút

Để việc bổ sung canxi đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa tác dụng phụ và rủi ro phát sinh, người dùng cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Nên bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Nên uống canxi vào buổi sáng, thời điểm này giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ lượng khoáng chất cần thiết
  • Không sử dụng canxi bổ sung vào buổi tối, điều này có thể gây đầy bụng, ợ hơi, khó ngủ
  • Không nên sử dụng sản phẩm bổ sung canxi và sắt cùng lúc, điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể
  • Nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết và tránh các loại đồ uống có cồn
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều nhân purin, chẳng hạn như thịt nội tạng và động vật có vỏ
  • Duy trì vận động, tăng cường tập thể dục và các hoạt động thể chất, nhằm nâng cao sức khỏe xương khớp, giữ cân nặng ổn định
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần, giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, có tác dụng hỗ trợ giảm đau cũng như ngăn ngừa cơn gút cấp bùng phát.

Các thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh gút có uống được canxi không. Sử dụng canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng để đảm bảo sức khỏe. Trong quá trình sử dụng canxi bổ sung, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua