Bị Gout Có Nên Uống Vitamin C? Có Giúp Điều Trị Bệnh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Nếu đang thắc mắc người bị gout có nên uống vitamin C không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Bị gout có nên uống vitamin C
Tìm hiểu thông tin bị gout có nên uống vitamin C không và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Vitamin C có giúp điều trị bệnh gút không?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp, gây đau đớn dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái. Tình trạng này xảy ra khi các tinh thể acid uric tích tụ trong khớp hoặc các mô gần khớp, sau đó gây viêm, sưng và đau khớp.

Theo một số nghiên cứu, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, hấp thụ sắt và chữa lành vết thương. Ngoài ra, vitamin C cũng được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.

Một số nghiên cứu gần đây cho biết, vitamin C có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó góp phần điều trị các triệu chứng bệnh gút. Axit uric là một sản phẩm phụ được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Quá nhiều acid uric, còn được gọi là tăng acid uric máu, có thể dẫn đến hình thành các tinh thể urat, từ đó gây ra bệnh gút.

Nghiên cứu cũng cho biết, nam giới uống càng nhiều vitamin C càng có ít nguy cơ mắc bệnh gút. Cụ thể, việc tiêu thụ hơn 1.500 miligam vitamin C mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 45% so với những người tiêu thụ ít hơn 250 miligam mỗi ngày.

Các nghiên cứu cũng cho biết, việc bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết có thể giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó giúp điều trị và phòng ngừa bệnh gút.

Người bị gout có nên uống vitamin C không?

Vậy bị gout có nên uống vitamin C không? Như đã phân tích, uống vitamin C có thể góp phần điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Uống vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh gút bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu.

Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần chống oxy hóa, từ đó góp phần ổn định nồng độ axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C cũng góp phần chống viêm, giảm sưng, từ đó giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Hướng dẫn bổ sung vitamin C an toàn cho người bệnh gút

Sau khi tìm hiểu bị gout có nên uống vitamin C không, người bệnh nên tìm hiểu cách bổ sung vitamin C an toàn để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số lưu ý bao gồm:

1. Liều lượng phù hợp

Liều lượng vitamin C dành cho người lớn trên 19 tuổi là 75 miligam đối với nữ và 90 miligam đối với nam. Tuy nhiên đối với người bệnh gút là phụ nữ mang thai hoặc người hút thuốc lá, liều lượng này có thể tăng lên một chút để đảm bảo sức khỏe.

Bị gout uống C sủi được không
Trao đổi với bác sĩ về liều lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày để có kế hoạch bổ sung hiệu quả nhất

Trong hầu hết các trường hợp, chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin C có thể đảm bảo lượng vitamin cần thiết mỗi ngày. Hàm lượng vitamin C cũng có thể giảm trong quá trình chế biến hoặc bảo quản trong thời gian dài. Do đó, cách tốt nhất để bổ sung vitamin C là sử dụng nhiều loại rau, củ, quả tươi trong chế độ ăn uống.

Trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như cần bổ sung vitamin C nhanh chóng, chẳng hạn như trong một cơn gút cấp, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.

2. Xác định tác dụng phụ

Vitamin C thường an toàn, tuy nhiên nếu sử dụng ở liều cao và liên tục, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Sỏi thận

Sử dụng liều lượng trên 2.000 mg mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và tiêu chảy. Tuy nhiên đối với người có tiền sử sỏi thận, người bệnh không được vượt quá 1.000 mg mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh các sản phẩm bổ sung, người bệnh gút có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây có múi: Chẳng hạn như chanh, cam và bưởi. Tuy nhiên cam có hàm lượng đường fructose cao và bưởi có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc gút Colchicine, do đó người bệnh cần sử dụng hạn chế.
  • Rau xanh: Bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải Brussels, bắp cải đỏ và súp lơ trắng. Các loại rau này có tác dụng chống viêm, giảm sưng và đau khớp.
  • Ớt chuông đỏ: Có hàm lượng vitamin C cao gấp 1.5 lần so với ớt chuông xanh, cung cấp hơn 150% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.
  • Dâu tây: Chứa gần 150% lượng vitamin C cần thiết. Bên cạnh đó, dâu cũng chứa nhiều chất xơ, folate, chất chống oxy hóa, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Ổi: Cung cấp 73 – 247 mg vitamin C trên mỗi trái, tùy thuộc vào giống ổi. Hầu hết các loại ổi sẽ bổ sung khoảng 200% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
  • Cà chua: Cung cấp khoảng 28% nhu cầu vitamin C hàng ngày, góp phần chống viêm và điều trị bệnh gút. Bên cạnh đó, cà chua cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như kali, vitamin K và folate, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

Vitamin C cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm góp phần điều trị gút. Các nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống giàu vitamin C là một trong những điều cần thiết để điều trị cũng như phòng ngừa các triệu chứng gút. Tuy nhiên trước khi sử dụng sản phẩm bổ sung, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh gút là duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống cân bằng, tránh hút thuốc và tập thể dục đầy đủ. Trước khi thực hiện các biện pháp điều trị cũng như uống vitamin C bổ sung, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị đề được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua