Tinh Thể Urat Là Gì? 3 Cách Làm Tan Chúng Trong Dịch Khớp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tinh thể urat là các tinh thể nhỏ hình thành trong không gian khớp, gây viêm và tổn thương khớp. Các triệu chứng này cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các tổn thương khớp và phục hồi chức năng vận động bình thường.

Tinh thể urat
Tinh thể urat có thể dẫn đến đau đớn, viêm khớp, cứng khớp và ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh

Tinh thể muối urat là gì?

Tinh thể urat còn được gọi là tinh thể monosodium urat (monosodium urate crystals), xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Axit uric là một chất xuất hiện tự nhiên trong máu do quá trình chuyển hóa purin.

Thông thường nồng độ axit uric dư thừa sẽ được đào thải thông qua nước tiểu hoặc đường ruột. Tuy nhiên đôi khi thận hoạt động kém có thể dẫn đến việc kém bài tiết axit uric, khiến nồng độ tăng cao trong máu, dẫn đến hình thành các tinh thể urat.

Việc xuất hiện các tinh thể urat là dấu hiệu ban đầu của bệnh gout. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến cứng khớp, suy nhược cơ thể và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân hình thành các tinh thể urat

Tăng axit uric máu là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các tinh thể muối urat. Tuy nhiên một số điều kiện y tế, các loại thuốc, phương pháp điều trị bệnh cũng như lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ hình thành muối urat. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

1. Tăng acid uric máu

Nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các tinh thể muối urat. Axit uric chủ yếu được sản xuất ở gan, do purin được tổng hợp trong cơ thể và thức ăn.

Trong hầu hết các trường hợp, tăng axit uric máu là do thận giảm hiệu quả đào thảo axit uric. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:

  • Béo phì
  • Bệnh thận mãn tính
  • Suy giáp
  • Mất ngủ

Bên cạnh đó, tăng axit uric máu cũng có thể liên quan đến một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như không dung nạp fructose, bệnh thận nang tủy.

2. Chế độ ăn uống không phù hợp

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình thành các muối urat trong dịch khớp là chế độ ăn uống không phù hợp. Các loại thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các tinh thể muối urat.

Một chế độ ăn uống nhiều purine được xem là tăng nguy cơ hình thành các urat và bệnh gút. Khi được tiêu thụ, purine sẽ được phân hủy thành các chất thải, chính là axit uric.

Bình thường, axit uric sẽ được thận đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu axit uric được hình thành nhanh hơn mức có thể bài tiết ra khỏi cơ thể, axit uric sẽ bắt đầu tích tụ, cuối cùng dẫn đến việc hình thành muối urat.

cách đào thải tinh thể muối urat
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu purin là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình thành muối urat

Một số loại thực phẩm và đồ uống phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thực phẩm giàu purine bao gồm thịt đỏ, thịt nội tạng và hải sản. Khi cơ thể tiêu thụ các loại thực phẩm này, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng lên và tăng nguy cơ hình thành muối urat.
  • Rượu, đồ uống có cồn, đặc biệt là bia có chứa hàm lượng purin cao, góp dẫn đến tăng axit uric trong máu.
  • Đồ uống có hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước ngọt có gas, nước trái cây chứa đường, có thể dẫn đến tăng axit uric máu bởi vì đường cô đặc sẽ làm giảm khả năng bài tiết axit uric từ thận.

3. Tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị

Có một số điều kiện y tế có thể thúc đẩy sản xuất axit uric và làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể urat. Các tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tim suy huyết
  • Bệnh tiểu đường
  • Thiếu máu tán huyết
  • Huyết áp cao
  • Suy giáp
  • Ung thư hạch
  • Bệnh vẩy nến
  • Viêm khớp vẩy nến

Bên cạnh các điều trị y tế, có một số loại thuốc và phương pháp điều trị cũng góp phần tăng nguy cơ hình thành muối urat, chẳng hạn như:

  • Thuốc: Các loại thuốc bao gồm aspirin, một số loại thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao và thuốc dành riêng cho người cấy ghép nội tạng, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các tinh thể muối urat.
  • Phẫu thuật: Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng sau phẫu thuật cũng góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến hình thành muối urat.

Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì, mỡ nội tạng, lối sống ít vận động và chế độ ăn kiêng không phù hợp, có thể khiến cơ thể mất khả năng đào thải axit uric và các tinh thể muối urat bên trong dịch khớp.

Gợi ý 3 cách làm tan muối urat trong khớp hiệu quả nhất

Có một số cách đào thải tinh thể muối urat và góp phần làm giảm sự tích tụ, kết tinh của các khớp bị ảnh hưởng, chẳng hạn như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày. Điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

1. Thuốc giảm axit uric

Sử dụng thuốc làm giảm axit uric là một trong những cách có thể làm giảm sản xuất axit uric hoặc tăng lượng đào thải ra khỏi cơ thể. Điều này góp phần ngăn ngừa sự hình thành các các tinh thể urat trong dịch khớp.

tinh thể urat trong dịch khớp
Sử dụng thuốc làm tan tinh thể urat trong dịch khớp theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Allopurinol: Thuốc này là chất ức chế xanthine oxidase, hoạt động bằng cách giảm quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể. Sử dụng thuốc một lần mỗi ngày với liều cố định là 300 mg, uống một lần, tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết có thể sử dụng 800 mg mỗi ngày. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, đau cơ, đau khớp.
  • Febuxostat: Thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc hạ axit uric máu và ngăn ngừa hình thành các tinh thể muối urat. Liều lượng sử dụng tối đa là 120 mg mỗi ngày.
  • Colchicin: Đây là thuốc điều trị bệnh gout, hoạt động bằng cách giảm sự tích tụ của muối urat tại khớp. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bệnh gan hoặc thận, hay thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc an toàn hơn.
  • Corticosteroid: Thuốc được sử dụng bằng đường uống và tiêm vào khớp, giúp giảm viêm và đau cấp tính trong một thời gian ngắn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch. Không được lạm dụng Corticosteroid hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Krystexxa: Đây là thuốc sinh học, được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch, được sử dụng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. Tác dụng phụ bao gồm đau họng, buồn nôn, táo bón, nôn mửa, đau ngực.

Các loại thuốc hạ axit uric máu được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy các tác dụng phụ, vui lòng thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol hoặc NSAID, có thể cải thiện cơn đau liên quan đến các tinh thể urat. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh tương tác và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Việc hình thành các tinh thể muối urat có thể liên quan đến các loại thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành acid uric. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm có chứa các hoạt chất khiến thận khó loại bỏ axit uric hơn.

Theo các nghiên cứu, chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít purin và giàu chất chống oxy hóa đặc biệt phù hợp cho người có các tinh thể muối urat. Tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần giảm nồng độ axit uric trong máu.

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống khác có thể ngăn ngừa hình thành muối urat bao gồm:

  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu, đặc biệt là bia
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin, chẳng hạn như cá cơm, cá mòi, thịt đỏ, thịt nội tạng
  • Hạn chế tiêu thụ nước ngọt có gas hoặc đồ uống có chứa fructose

3. Kiểm soát cơn đau

Đối với nhiều người bệnh, các tinh thể urat có thể dẫn đến đau đớn tại khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tham khảo một số cách giảm đau, chẳng hạn như:

  • Chườm lạnh: Đặt một miếng gạc lạnh hoặc túi đá lên các khớp bị ảnh hưởng để cải thiện cơn đau. Cần quấn túi đá trong khăn mỏng để tránh gây bỏng lạnh. Chỉ chườm đá trong 15 – 20 phút mỗi lần và vài lần trong ngày.
  • Giảm cân: Béo phì là một trong những nguy cơ dẫn đến hình thành các tinh thể urat và cũng gây căng thẳng thêm cho các khớp bị ảnh hưởng, từ đó khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh thừa cân, béo phì được khuyến khích giảm cân và giữ cân nặng khoa học. Ngoài ra, trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực lên các khớp, ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Các khớp cần được nghỉ ngơi để giảm sưng, hạn chế gây áp lực lên các khớp bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa hình thành tinh thể urat trong dịch khớp

Việc ngăn ngừa hình thành các tinh thể urat góp phần phòng ngừa bệnh gout, cải thiện sức khỏe khớp và phục hồi chức năng vận động khỏe mạnh. Có một số biện pháp tự nhiên phổ biến và hiệu quả cao, chẳng hạn như:

cách làm tan muối urat trong khớp
Thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây là cách tốt nhất để ngăn ngừa hình thành urat
  • Tập thể dục: Điều này góp phần giảm cân lành mạnh, làm giảm nguy cơ tăng axit uric máu và kiểm soát quá trình tích tụ urat.
  • Chế độ ăn uống: Tránh thực phẩm nhiều purin và ăn thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột, nhằm hấp thụ axit uric sau đó loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua đường ruột.
  • Trà xanh: Trà xanh góp phần ngăn ngừa sự tích tụ axit uric và góp phần điều trị các triệu chứng bệnh gout.
  • Hạn chế các loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như niacin, thuốc lợi tiểu và thuốc chống trầm cảm, có thể làm tăng nồng độ axit urci và dẫn đến hình thành các tinh thể urat.
  • Uống nhiều nước: Nước có thể làm loãng và loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Uống nước thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ hình thành các cơn gút cấp, giảm đau, giảm viêm và ổn định sức khỏe tổng thể.

Các tinh thể urat có thể dẫn đến bệnh gút và bệnh giả gút, gây đau đớn, cứng khớp, suy giảm khả năng vận động. Tuy nhiên có nhiều loại thuốc, các phương pháp giảm đau cũng như thay đổi chế độ ăn uống, có thể góp phần cải thiện các triệu chứng này. Biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các tình trạng bệnh lý liên quan và chỉ định của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ điều trị nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua