Hội chứng người dẻo (Hypermobility) – Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng người dẻo là thuật ngữ chỉ tình trạng các khớp mềm dẻo một cách bất thường. Điều này khiến người bệnh có khả năng chuyển động khớp linh hoạt mà không cần luyện tập trong thời gian dài.

Hội chứng người dẻo
Hội chứng người dẻo là tình trạng xương mềm dẻo hơn bình thường

Hội chứng người dẻo là gì?

Hội chứng người dẻo (tên khoa học: Hypermobility) mà tả các khớp có thể uốn dẻo hoặc kéo dài ra xa hơn bình thường. Một số người bệnh có thể uốn cong ngón cái về phía sau cổ tay, uốn cong ngược đầu gối hoặc đặt chân ở phía sau đầu.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp trên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên các khớp thường bị ảnh hưởng bao gồm:

Hội chứng người dẻo thường xảy ra khi các mô giữ khớp (chủ yếu là dây chằng và bao khớp) không chắc chắn. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em, do các mô liên kết thường chưa phát triển hoàn thiện. Trong trường hợp này, các triệu chứng Hội chứng người dẻo có thể được cải thiện khi trẻ trưởng thành.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, các triệu chứng có thể không được cải thiện và dẫn đến các hoạt động uốn dẻo bất thường ở khớp. Đôi khi Hội chứng người dẻo có thể gây đau khớp, tăng nguy cơ trật khớp và bong gân. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện vật lý trị liệu để tăng cường các cơ xung quanh khớp để cải thiện các triệu chứng.

Ở hầu hết các trường hợp, hội chứng người dẻo không nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Hiếm khi, tình trạng này là dấu hiệu của các rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như Hội chứng Ehlers – Danlos hoặc Hội chứng Marfan. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu bị đau khớp hoặc hạn chế khả năng vận động.

Triệu chứng và dấu hiệu Hội chứng người dẻo

Trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị đau khớp. Cơn đau phổ biến hơn ở chân, chẳng hạn như bắp chân hoặc cơ đùi. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến các khớp lớn, chẳng hạn như đầu gối hoặc khuỷu tay, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể.

Một số người bệnh có thể bị sưng nhẹ ở các khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào buổi chiều, ban đêm và sau khi tập thể dục hoặc vận động cơ thể. Vết sưng có thể được cải thiện trong vòng một vài giờ.

hội chứng người dẻo là dạng đột biến gì
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là uốn cong khớp một cách bất thường

Ngoài ra, người bệnh Hội chứng người dẻo có thể phát triển các tình trạng khác do khớp không ổn định. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Không ổn định khớp thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bong gân, viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động thể chất
  • Đau khớp
  • Viêm xương khớp sớm, đặc biệt là tình trạng viêm khớp thiếu niên tự phát
  • Trật khớp hoặc bong gân, đặc biệt là ở vai
  • Đau đầu gối
  • Mệt mỏi ngay cả sau các hoạt động thể chất ngắn
  • Đau lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống
  • Các khớp phát ra tiếng kêu nhỏ
  • Phát triển Hội chứng viêm khớp thái dương hàm
  • Tăng nguy cơ rối loạn chèn ép các dây thần kinh, chẳng hạn như Hội chứng ống cổ tay
  • Cứng hoặc mất khả năng chủ động ở các ngón tay
  • Phản ứng kém với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau

Hội chứng người dẻo có thể tăng nguy cơ bị đau cơ xơ hóa, sa van hai lá và rối loạn lo âu, chẳng hạn như thường xuyên hoảng sợ.

Nguyên nhân gây Hội chứng người dẻo

Thông thường Hội chứng người dẻo không liên quan đến các tình trạng y tế hoặc điều kiện sức khỏe tiềm ẩn khác. Đây là một hội chứng lành tính vì triệu chứng phổ biến nhất là gây tăng tính linh hoạt ở khớp.

Tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Hình dạng của xương hoặc độ sâu của các ổ khớp
  • Trương lực cơ hoặc sức mạnh
  • Tiền sử gia đình về Hội chứng người dẻo
  • Khiếm khuyết collagen loại 1 hoặc các mô liên kết khác (thường phổ biến ở Hội chứng Ehlers – Danlos, Hội chứng Loeys – Dietz và Hội chứng Marfan) gây suy yếu các dây chằng, cơ và gân xung quanh khớp. Các khiếm khuyết này cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xươnggãy xương.
  • Bất thường liên proprioception (suy yếu khả năng xác định vị trí bộ phận cơ thể)
nguyên nhân gây hội chứng người dẻo
Hội chứng người dẻo thường phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái

Trong một số trường hợp không phổ biến, hội chứng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Các điều kiện có thể dẫn đến hiện tượng người dẻo bao gồm:

  • Hội chứng Down, là một khuyết tật phát triển bẩm sinh
  • Loạn dưỡng chất bên trong sọ, là một hội chứng di truyền gây rối loạn phát triển xương, có tính di truyền
  • Hội chứng Marfan, là tình trạng rối loạn mô liên kết
  • Hội chứng Ehlers – Danlos, là một hội chứng di truyền ảnh hưởng đến độ đàn hồi
  • Hội chứng Morquio, là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến qáu trình trao đổi chất

Đối tượng nguy cơ của Hội chứng người dẻo

Hội chứng người dẻo thường có xu hướng gây ảnh hưởng đến trẻ em gái, do các khớp ở bé gái thường có xu hướng lỏng lẻo hơn so với các bé trai cùng tuổi. Các triệu chứng ở trẻ em cũng rõ ràng hơn ở thanh thiếu niên, vì các khớp và cơ trở nên căng và khỏe hơn trưởng thành.

Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc Hội chứng người dẻo thường có nguy cơ cao hơn.

Chẩn đoán Hội chứng người dẻo

Hội chứng người dẻo có triệu chứng chung với các bệnh lý khác như khuyết tật xương tăng sinh, Hội chứng Marfan hoặc Hội chứng Ehlers – Danlos. Để xác định tình trạng này, bác sĩ có thể kiểm tra phạm vi cử động khớp của người bệnh có vượt quá tiêu chuẩn bình thường không.

Bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra như:

  • Kiểm tra khả năng uốn cong ngón tay cái đến cổ tay
  • Uốn cong các ngón tay út về phía sau 90 độ
  • Khi đứng, đầu gối bị cúi về phía sau một cách bất thường khi nhìn từ phía bên cạnh
  • Cánh tay hơi uốn cong hơn bình thường (không thẳng) khi mở rộng sang hai bên
  • Khi uốn cong thắt lưng và giữ thẳng đầu gối, người bệnh có thể đặt lòng bàn tay phẳng trên sàn nhà

Các triệu chứng và dấu hiệu của Hội chứng người dẻo có thể giống với bệnh viêm khớp. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm phân biệt, chẳng hạn như chụp X – quang hoặc xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ viêm khớp tự phát thiếu niên hoặc các tình trạng viêm khác.

Điều trị Hội chứng người dẻo

Thông thường hội chứng này không gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khả năng vận động khớp. Do đó trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp cải thiện nếu:

  • Đau khớp trong hoặc sau khi vận động
  • Biến dạng khớp hoặc phát triển các triệu chứng người dẻo đột ngột
  • Thay đổi khả năng vận động khớp, đặc biệt là ở các khớp
  • Thay đổi hoạt động ở cánh tay và chân

Trong hầu hết các trường hợp Hội chứng người dẻo được điều trị bằng các phương pháp như:

1. Vật lý trị liệu

Điều quan trọng ở những người có khớp xương dẻo là giữ gìn sức khỏe xương khớp, thậm chí là nhiều hơn người bình thường để ngăn ngừa chấn thương tái phát.

điều trị hội chứng người dẻo
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện các triệu chứng người dẻo

Người bệnh có thể tập thể dục thường xuyên hoặc thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh ở các cơ xung quanh khớp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nẹp hoặc băng cố định để bảo vệ các khớp không bị ảnh hưởng trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, chườm nóng và chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm các cơn đau khớp ngay lập tức. Tuy nhiên các biện pháp này không thể giải quyết được vấn đề cơ bản.

2. Thuốc

Sử dụng thuốc không phải là phương pháp điều trị chính cho tình trạng người dẻo. Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị các chứng đau hoặc viêm khớp liên quan.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc điều chính được sử dụng. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết hệ thống tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau opioid để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, do đó được sử dụng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

3. Thay đổi phong cách sống

Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh cần tránh các hoạt động có thể gây đau đớn, chẳng hạn như:

  • Không ngồi bắt chéo chân với cả hai đầu gối cong
  • Gập nhẹ khớp gối khi đứng
  • Đi giày hỗ trợ chân và vòm bàn chân
  • Ngừng thực hiện các cử động khớp bất thường
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện cử động ở khớp

Tiên lượng cho Hội chứng người dẻo

Thông thường Hội chứng người dẻo không gây đau đớn và không nguy hiểm. Trẻ em có khớp dẻo thường thực hiện tốt các hoạt động cần sự dẻo dải, chẳng hạn như hoạt náo, nhảy hiện đại, thể dục dụng cụ và múa ba lê.

Tuy nhiên trong trường hợp các triệu chứng gây đau đớn, trẻ có thể ngừng hoặc cắt giảm các hoạt động gây ảnh hưởng. Ngoài ra, các hoạt động thể chất quá mức có thể khiến trẻ bị trật khớp hoặc bong gân.

Hầu hết các triệu chứng được cải thiện khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài suốt đời.

Hội chứng người dẻo hiếm khi gây viêm khớp. Tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề về vai hoặc xương bánh chè nếu người bệnh thường xuyên bị trật khớp hoặc khi sụn bị hao mòn. Ngoài ra, người có chứng người dẻo thường dễ bị thoái hóa khớp khi lớn tuổi.

Tập thể dục thường xuyên và có biện pháp bảo vệ xương khớp phù hợp có thể hạn chế các rủi ro liên quan đến Hội chứng người dẻo. Ngoài ra, nếu người bệnh bị trật khớp, đau lưng, viêm khớp hoặc khó chịu sau khi tập thể dục, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Thông tin thêm: Hội chứng ống cổ tay là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua