Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) và điều cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp tự phát thiếu niên là dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến trẻ em dưới 16 tuổi. Các đặc trưng phổ biến bao gồm đau đớn, sưng, cứng khớp có thể kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.

XEM NGAY: Hết Đau Nhức, Phục Hồi Vận Động Với Bài Thuốc Xử Lý Viêm Khớp Từ Thảo Dược

Viêm khớp tự phát thiếu niên
Viêm khớp tự phát thiếu niên là tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến trẻ em dưới 16 tuổi

Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì?

Viêm khớp tự phát thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis – JIA), là bệnh thấp khớp mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Bệnh đề cập để tình trạng viêm khớp khởi phát trước 16 tuổi, không xác định được nguyên nhân.

Đây là một bệnh lý viêm khớp tự miễn, mãn tính, tồn tại ít nhất trong 6 tuần nhưng có thể là tình trạng suốt đời. Ngoài ra, dạng viêm khớp này thường không giống với các loại viêm khớp ở người lớn (viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp) về nguyên nhân liên quan và tiên lượng.

Các đặc trưng phổ biến bao gồm đau, sưng và cứng khớp dai dẳng. Một số trẻ chỉ có các triệu chứng trong vài tháng, trong khi một số khác có triệu chứng kéo dài trong nhiều năm.

Một số loại viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như các vấn đề về tăng trưởng, tổn thương khớp và viêm mắt. Do đó cần điều trị kịp thời để kiểm soát cơn đau, viêm, cải thiện chức năng khớp và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

Tiên lượng cho trẻ em bị viêm khớp tự phát được cải thiện đáng kể trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là khi các phương pháp sinh học và điều trị tích cực được áp dụng. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện các hoạt động thể chất, tăng cường tính linh hoạt của khớp và hỗ trợ các vấn đề tâm lý ở trẻ.

Các loại viêm khớp tự phát thiếu niên

Theo hệ thống phân loại của Liên đoàn Hiệp hội Thấp khớp học Quốc tế (International League of Associations for Rheumatology- ILAR) có 7 loại viêm khớp tự phát thiếu niên. Mỗi loại có các đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể, các loại như sau:

1. Viêm khớp Oligoarticular

Viêm khớp Oligoarticular là dạng viêm khớp tự phát thiếu niên phổ biến nhất, gây ảnh hưởng đến 4 khớp trong 6 tháng đầu của bệnh. Dạng viêm khớp này thường ảnh hưởng đến trẻ em 2 – 3 tuổi và thường phổ biến ở trẻ em gái.

Khớp gối là khớp phổ biến nhất có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khớp mắt cá chân, khớp cổ chân, khuỷu tay và các khớp khác.

viêm khớp thiếu niên tự phát
Viêm khớp Oligoarticular là dạng viêm khớp thường ảnh hưởng đến trẻ em 2 – 3 tuổi

2. Viêm khớp dạng thấp đa giác

Dạng viêm khớp này gây ảnh hưởng đến 5 khớp trở lên trong 6 tháng đầu của bệnh. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các khớp lớn và các khớp nhỏ, thường là ở dạng không đối xương. Các khớp liên quan có thể bao gồm khớp thái dương hàm và cột sống cổ.

Người bệnh mắc dạng viêm khớp này thường có yếu tố dạng thấp âm tính, kháng thể kháng nhân dương tính ở khoảng 25%. Người bệnh cũng có khả năng phát triển tình trạng viêm màng bồ đào và cần được theo dõi bởi bác sĩ nhãn khoa để tránh các rủi ro liên quan.

3. Viêm đa khớp

Viêm đa khớp (Yếu tố dạng thấp dương tính) gây ảnh hưởng đến 5 khớp trở lên trong 6 tháng đầu với yếu tố dạng thấp dương tính ít nhất 2 lần, xét nghiệm cách nhau 3 tháng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ và các khớp lớn thương theo mô hình đối xứng với nhau.

Loại viêm khớp tự phát thiếu niên này hoạt động tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em gái và có thể gây tổn thương khớp nghiêm trọng, bao gồm gây hao mòn ở các xương xung quanh.

Biểu hiện lâm sàng của dạng viêm khớp này tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp. Trẻ em có khả năng phát triển các nốt thấp khớp, bao gồm ăn mòn khớp.

4. Viêm khớp khởi phát toàn thân

Viêm khớp khởi phát toàn thân (bệnh Still) gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp và có thể gây sốt, ít nhất trong 2 tuần. Cơn sốt thường có xu hướng xảy ra 2 lần mỗi ngày (thương vào chiều muộn và buổi tối). Ngoài ra người bệnh cũng có thể các các triệu chứng kèm theo, chẳng hạn như nổi ban đỏ kết hợp với sốt, sưng hạch bạch huyết, lá lách hoặc gan to bất thường và viêm quang tim, phổi hoặc khoang bụng.

bệnh still ở trẻ em
Bệnh Still là dạng viêm khớp khởi phát toàn thân có thể gây viêm khớp kèm sốt

Viêm khớp tự phát thiếu niên thể khởi phát toàn thân có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, được gọi là hội chứng hoạt hóa đại thực bào.

5. Viêm khớp dạng thấp thể viêm cột sống dính khớp

Loại viêm khớp này đặc trưng bởi viêm khớp và viêm cột sống với các đặc trưng như đau lưng do viêm, có sự hiện diện của kháng nguyên HLA-B27, viêm khớp khởi phát ở trẻ em trai trên 6 tuổi và viêm màng bồ đào cấp tính.

Loại viêm khớp này thường phổ biến ở trẻ em trai và gây ảnh hưởng đến các khớp lớn ở chi dưới, bao gồm khớp hông. Ngoài ra đôi khi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cột sống. Tìm hiểu thêm về bệnh lý này tại đây.

6. Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến được chẩn đoán khi có sự kết hợp giữa bệnh viêm khớp và bệnh vẩy nến hoặc bị viêm khớp kết hợp với viêm da, rỗ móng tay và có người thân bệnh vẩy nến cấp độ 1.

Viêm khớp vẩy nến thường không đối xứng và có thể gây ảnh hưởng đến các khớp lớn và các khớp nhỏ. Đặc trưng chung của các loại viêm khớp này là viêm bao hoạt dịch, dẫn đến sưng toàn bộ các ngón tay hoặc ngón chân có hình xúc xích.

7. Viêm khớp không biệt hóa

Dạng viêm khớp tự phát thiếu niên này được chẩn đoán khi trẻ không đáp ứng các tiêu chí viêm khớp khác

Nguyên nhân gây viêm khớp tự phát thiếu niên

Nguyên nhân gây viêm khớp tự phát thiếu niên chưa được xác định. Tuy nhiên đây là một dạng rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô (đặc biệt là ở các khớp) và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Hệ thống miễn dịch được cho là bị ảnh hưởng bởi môi trường và đột biến gen. Ngoài ra một số loại virus cũng có thể gây kích ứng hệ thống miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp tự phát thiếu niên

Đặc điểm lâm sàng chính ở các dạng viêm khớp tự phát thiếu niên là gây đau dai dẳng ở các khớp bị ảnh hưởng. Bất cứ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên các khớp lớn như khớp gối và khớp mắt cá chân thường dễ bị ảnh hưởng nhất. Viêm đa khớp thường có xu hướng ảnh hưởng đến khớp bàn tay và bàn chân.

dấu hiệu viêm khớp tự phát thiếu niên
Đau và sưng khớp là dấu hiệu viêm khớp phổ biến nhất

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất có thể bao gồm:

  • Đau khớp: Cơn đau có thể được biểu hiện thông qua dáng đi khập khiễng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.
  • Sưng khớp: Sưng khớp là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất, thường gây ảnh hưởng đến các khớp lớn như khớp đầu gối.
  • Cứng khớp: Cứng khớp khiến trẻ trở nên vụng về hơn, dễ té ngã hoặc hoạt động không linh hoạt.
  • Sốt, sưng các hạch bạch huyết và phát ban: Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao, sưng các hạch bạch huyết và phát ban toàn thân, đặc biệt là vào buổi tối.

Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại viêm khớp, số lượng khớp bị ảnh hưởng và các đặc điểm nổi bậc, chẳng hạn như sốt hoặc phát ban.

Ngoài ra, viêm khớp tự phát thiếu niên có thể dẫn đến các triệu chứng ngoài khớp, chẳng hạn như:

  • Viêm màng bồ đào mãn tính, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị phù hợp
  • Sốt phát ban, sưng hạch bạch huyết, gan và lá lách to, viêm thanh mạc và thiếu máu

Viêm khớp tự phát thiếu niên có nguy hiểm không?

Viêm khớp tự phát vị thành niên là một tình trạng mãn tính, nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, nếu không được điều trị, tình trạng viêm khớp có thể làm hỏng khớp, sụn và xương.

Ngoài ra, viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Tốc độ tăng trưởng chậm: Trẻ bị viêm khớp có tốc độ tăng trưởng tổng thể chậm hơn các trẻ khác, đặc biệt là khi viêm khớp ảnh hưởng đến các hệ thống cơ thể khác. Việc sử dụng corticosteroid khi điều trị viêm khớp cũng có thể gây co rút khớp và yếu cơ.
  • Viêm màng bồ đào: Viêm màng bồ đào là biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp thiếu niên. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể để lại sẹo, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.
  • Hội chứng kích thích đại thực bào (MAS): Đây là một biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cụ thể, MAS có thể kích thích hệ thống miễn dịch dẫn đến nhiễm trùng huyết với các đặc trưng như sốt, phát ban, gan và lá lách to, sưng hạch bạch huyết và tổn thương hệ thống tim mạch.

Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên theo dõi thường xuyên và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ có thể cải thiện các triệu chứng và hạn chế các biến chứng liên quan.

Xem thêm: Người Bệnh Khắp Cả Nước KHỎI HẲN Bệnh Xương Khớp Nhờ Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang

Chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên

Chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên có thể gặp nhiều khó khăn, bởi vì đau khớp có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán xác định tình trạng viêm khớp thiếu niên, tuy nhiên xét nghiệm có thể loại trừ các bệnh lý tương tự.

Cụ thể các xét nghiệm liên quan bao gồm:

1. Xét nghiệm máu

Một số xét nghiệm máu phổ biến được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên bao gồm:

  • Tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Tốc độ máu lắng là tốc độ mà các tế bào hồng cầu lắng xuống một ống máu. Tỷ lệ lắng hồng cầu tăng cao có thể là dấu hiệu viêm trong cơ thể, do đó xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định mức độ viêm.
  • Protein phản ứng C: Xét nghiệm máu này có thể đo lường mức độ viêm trong cơ thể.
  • Kháng thể kháng nhân: Kháng thể kháng nhân là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn, bao gồm viêm khớp. Ngoài ra có kháng thể kháng nhân có thể là dấu hiệu làm tăng khả năng viêm mắt.
  • Yếu tố dạng thấp: Kháng thể này đôi khi được tìm thấy trong máu của trẻ em bị viêm khớp vô căn. Yếu tố dạng thấp dương tính có thể có nguy cơ cao bị tổn thương do viêm khớp.
  • Peptide citrullated theo chu kỳ (CCP): Tương tự như yếu tố dạng thấp, CCP là một kháng thể được tìm thấy trong máu của trẻ em bị viêm khớp vô căn và có thể cho thấy khả năng bị tổn thương cao hơn.

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm máu có thể không mang lại hiệu quả chẩn đoán tình trạng viêm khớp tự phát thiếu niên.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Hình ảnh X – quang hoặc hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có thể được đề nghị để xác định các tình trạng khác có thể gây đau khớp, chẳng hạn như gãy xương, khối u khớp, nhiễm trùng hoặc dị tật bẩm sinh.

Các xét nghiệm hình ảnh cũng được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của xương hoặc phát hiện các tổn thương khớp liên quan.

chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên
Bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh viêm khớp

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra tủy xương để loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp có thể dẫn đến viêm khớp. Người bệnh có thể được chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên nếu:

  • Viêm khớp từ 6 tuần trở lên
  • Các triệu chứng xuất hiện trước khi trẻ được 16 tuổi
  • Bác sĩ có thể loại bỏ các tình trạng khác có thể gây viêm, đau khớp

Điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên

Mục đích điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) thường bao gồm:

  • Kiểm soát các triệu chứng viêm khớp
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp trẻ năng động hơn
  • Hỗ trợ các hoạt động độc lập của trẻ mà không cần sự giúp đỡ

Ngoài ra khi điều trị cần chú ý tránh các tác dụng phụ của thuốc.

1. Thuốc điều trị

Các loại thuốc không thể điều trị khỏi bệnh viêm khớp, nhưng có thể cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ tổn thương khớp. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

thuốc viêm khớp tự phát thiếu niên
Thuốc có thể hỗ trợ giảm đau, viêm và hạn chế các biến chứng liên quan
  • Thuốc giảm đau: Thuốc được sử dụng để kiểm soát các cơn đau do viêm khớp, chẳng hạn như paracetamol. Tuy nhiên, thuốc cần phải được sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Các tác dụng phụ bao gồm táo bón, buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc được sử dụng để giảm đau, cứng khớp và giảm sưng tấy. Các loại phổ biến bao gồm ibuprofen, piroxicam, naproxen và diclofenac. Tác dụng phụ bao gồm khó tiêu và các vấn đề về dạ dạ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu bệnh thấp, đau dạ dày hoặc chuột rút.
  • Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi tiến triển của bệnh (DMARD): Thuốc được sử dụng để làm giảm viêm và giảm tổn thương do viêm khớp. Methotrexate là DMARD được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên. Thuốc hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên người bệnh cần thường xuyên xét nghiệm máu để kiểm tra các tác dụng không mong muốn.
  • Liệu pháp sinh học: Các loại thuốc sinh học tương tự như DMARD, hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch để làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp, giảm đau, sưng và cứng khớp. Thuốc sinh học chính được sử dụng là etanercept, tuy nhiên infliximab và adalimumab thường được sử dụng cho trẻ em trong việc điều trị viêm khớp.
  • Steroid: Thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm, đau và cứng khớp. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc tiêm vào khớp, tuy nhiên tiêm Steroid vào khớp bị ảnh hưởng thường phổ biến hơn khi điều trị viêm khớp thiếu niên.
  • Thuốc nhỏ mắt: Thuốc được sử dụng để giảm viêm, ngăn mống mắt sưng tấy và giảm áp lực bên trong khớp. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp, chẳng hạn như methotrexate và các liệu pháp sinh học, có thể được sử dụng để điều trị viêm mắt nếu  thuốc nhỏ mắt không mang lại hiệu quả.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Giảm viêm khớp
  • Giảm đau
  • Cải thiện khả năng hòa nhập cuộc sống
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp và các mô mềm
  • Cải thiện sức khỏe tim và phổi

Nhà vật lý trị liệu có thể xây dựng một chương trình luyện tập phù hợp và có thể thực hiện mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, nhà vật lý trị liệu cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng nẹp khớp để đảm bảo các khớp đúng vị trí và hoạt động tốt nhất.

3. Các phương pháp khác

Bên cạnh thuốc và vật lý trị liệu, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp như:

  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục rất quan trọng trọng việc cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng cường sự linh hoạt của khớp. Người bệnh có thể thường xuyên bơi lội, đi bộ hoặc chạy bộ ngắn để giảm thiểu căng thẳng lên các khớp.
  • Nẹp cố định khớp: Nẹp có thể giúp ổn định khớp và hỗ trợ hoạt động khớp trong thời gian dài. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các loại lót chân hoặc đệm bàn chân để hỗ trợ mắt cá chân và giảm đau ở đầu gối, hông.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống phù hợp có thể duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn uống là điều đặc biệt để tránh nguy cơ phát triển xương yếu do viêm khớp hoặc sử dụng corticosteroid.

4. Phẫu thuật

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên phẫu thuật thường không được thực hiện, bởi vì thuốc và các liệu pháp khác thường mang lại hiệu quả tốt.

Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) là tình trạng viêm (sưng) một hoặc nhiều khớp, gây ảnh hưởng đến người bệnh dưới 16 tuổi. Không có biện pháp điều trị loại viêm khớp này, tuy nhiên thuốc và các liệu pháp khác có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Giảng viên đại học sư phạm chia sẻ hành trình điều trị thành công viêm đa khớp dạng thấp tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Thông tin thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua