Hội Chứng Xương Khớp

Bác sĩ phụ trách: Vũ Phương Ngọc

Chuyên khoa: Xương khớp

Công tác: Ngón Chân Hình Búa (Hammer Toe): Nguyên Nhân Và Cách Trị

Hệ thống xương khớp đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho toàn bộ cơ thể. Hội chứng xương khớp không chỉ phổ biến ở người già như các bệnh xương khớp mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Các căn bệnh này có thể gây đau nhức, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Hội chứng xương khớp là gì?

Hội chứng xương khớp là tình trạng chức năng của các khớp, dây chằng, thần kinh, gân và xương sống bị suy giảm. Các bệnh về xương thường xuất hiện âm thầm, kéo dài trong nhiều năm và khi biểu hiện thành các triệu chứng thường xuyên thì bệnh đã trở nên phức tạp hơn. 

Khớp là nơi tập trung nhiều bộ phận, bao gồm: cơ, gân, dây chằng, dịch khớp, sụn, xương… và có ảnh hưởng lớn tới sự nhịp nhàng của cơ thể. Khi khớp gặp phải bất cứ vấn đề gì đều gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.

Dưới đây là các hội chứng xương khớp điển hình:

  • Sarcoma xương: Là một dạng bệnh ung thư xương, chiếm 5% trong tổng số các ung thư trẻ em. Sarcoma xương có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như phổi hoặc các xương khác đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Loạn sản sụn - xương: Là một tình trạng bị rối loạn tăng trưởng xương, các mô xương lành bị thay thế bởi mô xơ khiến cho xương yếu dần, dễ gãy và bị biến dạng. Đây được xem là một dạng của chứng bệnh lùn tuyến yên. Có khoảng 3/4  trường hợp loạn sản - sụn xương có nguyên nhân là căn bệnh này. 
  • Bàn chân bẹt: Là tình trạng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm (hay còn gọi là vòm gan chân). Một số trường hợp trẻ bị thừa cân có thể khiến phụ huynh nhầm lẫn con bị bàn chân bẹt. Phần lớn trẻ em bị dị tật này sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân được vận động tốt, mềm mại.
  • Hội chứng Ehlers-Danlos: Là một nhóm các rối loạn di truyền gây ảnh hưởng đến mô liên kết, như da, khớp và thành mạch máu. Những bệnh nhân mắc hội chứng Ehlers-Danlos thường gặp phải tình trạng các khớp mềm dẻo quá mức và da căng giãn, mỏng. Điều này trở nên khó khăn khi người bệnh có một vết thương cần phải khâu bởi vì da không đủ khỏe để giữ các vết khâu.
  • Lupus ban đỏ: Là một bệnh tự miễn. Bệnh có những biểu hiện khác nhau trên nhiều bộ phận của cơ thể và có thể gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan. Nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời, lupus có thể đe dọa tính mạng.
  • Gù cột sống (gù lưng): Là hiện tượng cột sống bị cong quá mức về phía trước, khiến phần lưng trên biến dạng. Đa phần các trường hợp gù lưng nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân, chỉ cần đeo nẹp hoặc tập luyện để cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh cột sống. Nhưng với tình trạng nghiêm trọng có thể gây đau đớn, biến dạng cấu trúc, ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Vẹo cột sống: Là một dị tật phổ biến và nguy hiểm ở cột sống, là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Nó có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh nó.
  • Hội chứng Plica đầu gối: Plica là một nếp gấp nhỏ ở bên trong màng hoạt dịch khớp gối. Hội chứng Plica đầu gối là tình trạng một trong bốn Plica bị kích thích và viêm do người bệnh lạm dụng đầu gối hoặc gặp chấn thương. Hội chứng này thường gặp ở những người thường xuyên chạy bộ, đi xe đạp, leo cầu thang. Hội chứng này có thể điều trị bằng vật lý trị liệu.
  • Chân vòng kiềng: Là tình trạng đầu gối hơi cong hướng ra ngoài khi người đứng thẳng bình thường. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ khi còn trẻ và tiến triển dần theo thời gian. Hội chứng này khiến người bệnh dễ gặp phải các chứng bệnh như viêm khớp khối, đau nhức đầu gối, mất thăng bằng…
  • Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên phổ biến nhất. Hội chứng này xảy nếu dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay. Biểu hiện của hội chứng này là gây viêm, đau, tê bì, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay chi phối bởi thần kinh giữa, khiến người bệnh khó chịu.
  • Bệnh Paget xương: Là chứng rối loạn bất thường ở cấu trúc xương. Các dấu hiệu của bệnh paget xương bao gồm: giảm chiều cao, đau nhức xương, cứng khớp, đau cổ, chân méo mó bất thường, đầu và xương sọ to ra, biến dạng, đau đầu, xương yếu, dễ gãy, suy giảm thính lực, xương yếu, dễ gãy…
  • Bệnh Still: là một bệnh viêm hệ thống, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất là sốt cao, viêm và đau khớp, kèm theo nổi ban đỏ ngoài da. Triệu chứng của bệnh Still khá đa dạng, nhưng không đặc trưng nên thường bị chẩn đoán muộn và không chính xác.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Là tình trạng rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, gây ảnh hưởng tới chức năng vận động và cảm giác, hai chân, trực tràng và bàng quang. Các biến chứng nặng của hội chứng này là đại tiểu tiện không tự chủ, mất khả năng vận động 2 chân vĩnh viễn. Người mắc bệnh thường nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
  • Hội chứng dải chậu chày: Là tình trạng tổn thương do vận động quá mức của các mô liên kết ở phần cạnh hoặc bên ngoài vùng đùi và đầu gối. Hội chứng xương khớp này gây đau nhức ở những vùng đó, nhất là ngay trên khớp gối.
  • Hội chứng đau cổ - vai – cánh tay (hội chứng đau cổ vai gáy cánh tay): Là bệnh lý rễ tủy cổ, có các triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý cột sống cổ, rối loạn chức năng rễ và dây thần kinh cột sống. Hội chứng đau cổ vai cánh tay không liên quan đến các bệnh lý viêm, đó đơn thuần là các cơn đau dây thần kinh.
  • Hội chứng Tennis Elbow: Là một dạng viêm gân ở khu vực xương cánh tay bám vào mỏm cầu lồi. Đa phần bệnh nhân gặp phải hội chứng Tennis Elbow do vận động cánh tay quá nhiều khiến gân ở khu vực này chịu áp lực lớn, liên tục và dễ bị viêm hơn so với các vị trí khác.
  • Chân đi chữ bát: Là một loại biến dạng đầu gối, đầu gối bị lệch và quay vào trong. Trong khi xương cẳng chân và những phần xa của đầu gối lại xoay ra ngoài. Do đó khiến dáng đi thiếu lực, luôn vội vàng và cơ thể lắc lư sang hai bên theo mỗi nhịp chân.
  • Chuột rút: Là cơn co mạnh, thắt chặt các cơ và gây đau. Chuột rút thường đến đột ngột và kéo dài trong khoảng vài giây cho đến vài phút và thường xảy ra ở chân. Chuột rút xảy ra vào đêm là những cơn co thắt đột ngột, thắt chặt các cơ ở bắp chân. Ngoài ra, chuột rút còn có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
  • Hội chứng Tietze: Là một hội chứng viêm gây đau ở khớp nối giữa xương sườn và sụn. Đau có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột. Đau có thể lan tới cánh tay, vai và nặng hơn khi ho, hắt hơi.
  • Sốc hông (xóc hông): Là tình trạng đau thắt đột ngột tại vùng hông,  bụng khi vận động. Cơn đau khiến bệnh nhân không thể đứng thẳng hay tiếp tục những hoạt động đang thực hiện. Cơn đau có thể ngắn hoặc dài hạn, nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy nguyên nhân.
  • Chân chữ X (chân chữ chi): Là hiện tượng có khoảng trống lớn giữa 2 chân khi 2 đầu gối chạm vào nhau và đứng thẳng. Chân chữ X là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ khỏe mạnh dưới 6 - 7 tuổi. Đầu hết hội chứng này sẽ cải thiện khi trẻ lớn lên.
  • Hội chứng ống cổ chân: Là tình trạng chèn ép gây tổn thương chức năng dây thần kinh chày, tương tự như hội chứng ống cổ tay, nhưng ít phổ biến hơn và xảy ra ở mắt cá chân. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ bị đau cổ chân kéo dài, thậm chí mất khả năng đi lại.
  • Ngón tay lò xo: Là hiện tượng viêm hoặc thoái hóa bao gân gấp ngón tay gây chít hẹp bao gân, khiến các gân gấp khó lướt qua khi gấp hoặc duỗi ngón tay.
  • Bệnh Blount: Còn được gọi là bệnh vẹo trong xương chày, là một dạng phát triển bất thường ở ống chân của trẻ. Nếu mắc hội chứng này, chân trẻ dễ bị uốn cong gây chân vòng kiềng khi trẻ biết đi hay muộn hơn.
  • Hội chứng Volkmann: Là tình trạng co rút các chi, thường gặp ở ngón tay, cổ tay, gây biến dạng kiểu móng vuốt do không đủ máu nuôi dưỡng. Động tác duỗi thụ động của các ngón tay bị cản trở và gây đau đớn.
  • Đa xơ cứng: Là bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở tủy sống và não bộ. Bệnh thường gây viêm, tái nhiều lần sẽ phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh làm chậm, thậm chí tắc đường truyền xung điện thần kinh.
  • Hội chứng người dẻo (Hypermobility): Các khớp có thể uốn dẻo hoặc kéo dài ra xa bất thường. Một số bệnh nhân có thể uốn cong ngón cái về phía sau cổ tay hay uốn cong ngược đầu gối, đặt chân ở phía sau đầu. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp trong cơ thể.
  • Hội chứng hông vũ công: Là tình trạng người bệnh nghe thấy âm thanh răng rắc hay có cảm giác như bị vỡ ở hông khi đi bộ, đứng lên, đu đưa chân, chạy và không gây khó chịu.
  • Ưỡn cột sống (võng lưng): Là một trong các loại rối loạn cong cột sống, bệnh xảy ra khi các đốt sống lưng dưới (vùng thắt lưng) cong quá mức ra phía trước.
  • Hội chứng lối thoát ngực (TOS): Xảy ra khi các dây thần kinh hay mạch máu bị nén bởi xương sườn, xương đòn, cơ cổ ở đầu lối thoát. Biểu hiện bệnh là tập hợp của các rối loạn không rõ ràng, thường là đau và dị cảm tại bàn tay, cổ, vai, cánh tay.
  • Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson: Là tình trạng viêm kèm theo cảm giác đau, khó chịu ở đuôi xương bánh chè, tổn thương sụn tiếp hợp tăng trưởng. Bệnh xảy ra do sự co thắt lặp đi lặp lại của cơ đùi liên tục trong một thời gian dài.
  • Bất sản xương mũi: Là hiện tượng không phát hiện xương mũi của thai nhi khi siêu âm mẹ bầu. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi có nguy cơ bị Down.
  • Hội chứng Chvostek: Là dấu hiệu lâm sàng của chứng hạ canxi máu. Biểu hiện bệnh là các dây thần kinh ở mặt có dấu hiệu co giật bất thường.
  • Nhuyễn xương: Dùng để chỉ mềm xương gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D. Ở trẻ em, bệnh thường biểu hiện bằng chứng còi xương, gây ra sự cong và gãy xương dễ dàng hơn người khỏe mạnh.

Nhìn chung, các hội chứng xương khớp rất đa dạng và có triệu chứng khá giống nhau. Vì thế, cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của hội chứng xương khớp

Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng xương khớp. Theo y học hiện đại, hội chứng xương khớp có thể hình thành do tuổi tác, di truyền, thói quen sinh hoạt, lười vận động, tai nạn lao động, chấn thương, béo phì... Những yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến các khớp xương, mật độ xương và xê dịch khớp khiến xương khớp suy yếu, dễ hình thành bệnh.

  • Tuổi tác: Nguyên nhân gây hội chứng xương khớp đầu tiên phải kể đến tuổi tác. Vì theo thời gian, các cơ quan đều phải đối mặt với sự lão hóa, không loại trừ: sụn, xương, dây chằng và mô liên kết các khớp.
  • Cân nặng: Cân nặng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng xương khớp mà nó khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn. Khi thừa cân, béo phì, tình trạng lão hóa và thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh hơn.
  • Di truyền: Di truyền ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sức khỏe xương khớp. Nếu trong gia đình người bệnh có người thân bị đau khớp thì khả năng cao người bệnh cũng gặp phải chứng bệnh này.
  • Thói quen sinh hoạt và làm việc: Làm việc sai tư thế, không hoạt động thể chất hoặc hoạt động quá nhiều đều có thể gây hội chứng xương khớp. Các tình trạng đó kéo dài có thể gây ra cứng khớp, teo cơ bắp, thoái hóa khớp, gây ra đau khớp, khô khớp,… Ngoài ra, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp dạng thấp và nhiều tình trạng đau cơ xương khớp mãn tính khác.
  • Thời tiết: Rất nhiều người cảm thấy đau nhức xương khớp gia tăng khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là những lúc hanh khô, ẩm ướt, nóng lạnh thất thường.
  • Nhiễm khuẩn: Việc nhiễm khuẩn có thể gây ra đau nhức xương khớp và hội chứng xương khớp khác như: viêm khớp nhiễm khuẩn, sốt thấp khớp, viêm khớp phản ứng,...
  • Thiếu vitamin D: Việc thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương và kèm theo nhiều hệ lụy như: trẻ phát triển kém, cong vẹo cột sống, biến dạng xương.
  • Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch: Trong một số trường hợp, sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch khiến nó tấn công vào các mô và các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây ra tình trạng đau nhức, sưng và cứng khớp. Một số hội chứng xương khớp xảy ra do nguyên nhân này là: viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,...
  • Lao động quá sức: Việc thường xuyên phải khuân vác nặng gây tăng áp lực lên các khớp, khiến phần sụn khớp dễ bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng, tăng nguy cơ thoái hóa, gây đau đớn.

Khuân vác nặng có thể gây tổn thương cơ
Khuân vác nặng có thể gây tăng áp lực lên các khớp

  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn, tập thể thao… có thể ảnh hưởng đến sụn, khớp và các cấu trúc quanh khớp. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, trật khớp, đứt gân, gãy xương,…
  • Lắng đọng canxi pyrophosphate: Là nguyên nhân gây ra bệnh giả gút, là một dạng viêm khớp, người bệnh cảm thấy sưng đau đột ngột ở một hay nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp gối.
  • Urate tích tụ trong khớp: Urate tích tụ trong khớp có thể gây viêm và đau dữ dội các khớp, nhất là khớp gốc ngón chân cái. Đây chính là dấu hiệu của bệnh gút.

Như vậy, nguyên nhân gây ra hội chứng xương khớp rất đa dạng. Cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn.

Triệu chứng của hội chứng xương khớp

Hội chứng xương 

  • Đau mỏi cơ xung quanh xương, cơn đau âm ỉ, kéo dài
  • Xương trở nên giòn hơn và dễ tổn thương
  • Mệt mỏi, khả năng vận động và mang vác kém dần
  • Hạn chế tầm vận động của các chi
  • Nguy hiểm đến tính mạng

Hội chứng khớp

  • Đau nhức, mỏi khớp
  • Sưng khớp, đau cơ vùng lân cận khớp
  • Có tiếng răng rắc, lục cục khi thực hiện một số động tác
  • Khớp thiếu trơn tru, linh hoạt hoặc không thể cử động
  • Tràn dịch, gân và dây chằng bị đau viêm

Mức độ nguy hiểm của hội chứng xương khớp

Các bệnh cơ xương khớp có các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế tầm vận động, yếu và đau cơ, biến dạng xương… Người bệnh ban đầu thường chủ quan với những triệu chứng nhẹ, chỉ đến bệnh viện khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương hệ thống xương khớp có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm.

Một số người chủ quan cho rằng hội chứng xương khớp không gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh ban đầu thường chủ quan với những triệu chứng nhẹ, chỉ đến khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng mới tới bệnh viện. Nhưng trên thực tế, hội chứng xương khớp đang âm thầm tàn phá sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân một cách nghiêm trọng. Hội chứng xương khớp có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm như:

  • Giảm khả năng vận động, thậm chí gây mất cảm giác chi, liệt chi
  • Ảnh hưởng đến cơ quan tạng phủ, gây suy tim, suy thận… đe dọa tính mạng người bệnh
  • Biến dạng khớp, biến dạng và phá hủy các khớp gây tàn phế
  • Gián đoạn giấc ngủ do đau nhức, giảm tập trung, giảm năng suất lao động
  • Chèn ép dây thần kinh gây rối loạn bài tiết, đại tiểu tiện không tự chủ được
  • Gây rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương, thương tổn khó hồi phục
  • Gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao

Để càng lâu, các hội chứng xương khớp càng khó khăn điều trị, tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Song người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phát hiện các triệu chứng bất thường, kịp thời thăm khám để có biện pháp chữa trị hợp lý và điều chỉnh lối sống.

Cách chẩn đoán hội chứng xương khớp

Phương pháp chẩn đoán hội chứng xương khớp chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm. Điều này nhằm xác định thể bệnh, mức độ bệnh và căn nguyên gây bệnh. 

Thăm khám qua triệu chứng lâm sàng

Đa phần các hội chứng xương khớp đều có biểu hiện lâm sàng. Dựa vào chúng bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh, hoặc đưa ra những bước kiểm tra cần thiết, hợp lý nhằm mang lại kết quả chính xác nhất. Triệu chứng lâm sàng có thể biểu hiện ở toàn thân hoặc tại chỗ hoặc cả hai.

  • Các biểu hiện tại chỗ: đau xương khớp, sưng khớp, biến dạng xương khớp, lỏng khớp, u xương, âm thanh phát ra khi vận động, màu da…
  • Các biểu hiện toàn thân: màu da, dấu hiệu trên da, khả năng vận động, dáng đi dáng đứng, sốt, nội tạng, giác quan, thần kinh…

Bên cạnh đó, bác sĩ còn theo dõi cả tình trạng và mức độ cơn đau, thời gian đau nhiều, đau ít.

Đa phần các hội chứng xương khớp đều có biểu hiện đau nhức
Đa phần các hội chứng xương khớp đều có biểu hiện đau nhức

Thực hiện các xét nghiệm thăm dò

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc nhiều trong số các xét nghiệm dưới đây để bệnh nhân thực hiện. Từ đó đưa ra kết luận chính xác về tình trạng xương khớp.

  • Chụp X-quang: Tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương khớp và một số mô trong cơ thể, giúp chẩn đoán nhiều hội chứng xương khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này cho phép thu thập hình ảnh chi tiết hơn về xương khớp và mô mềm trên cơ thể. Hình ảnh chụp MRI sẽ cho ra câu trả lời chính xác vị trí xương khớp nào bị tổn thương, có nguyên nhân nào đang tạo áp lực lên xương khớp không.
  • Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin): Nhằm xác định tình trạng nhiễm độc và biến chứng của hội chứng xương khớp.
  • Xét nghiệm nước tiểu (protein, tế bào): Giúp chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ thông qua tình trạng thận.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu (chức năng gan, thận, chuyển hóa các chất điện giải và muối): Phát huy hiệu quả trong chẩn đoán bệnh Gút và nhiều hội chứng xương khớp khác.
  • Đo mật độ xương (đo loãng xương): Là kỹ thuật để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất trong xương. Những khu vực thường được thực hiện xét nghiệm này là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.

Phương pháp đo mật độ xương
Phương pháp đo mật độ xương

  • Xét nghiệm huyết thanh (kháng thể, kháng nguyên): Được bác sĩ chỉ định khi thấy dấu hiệu của bệnh hệ thống.
  • Xét nghiệm dịch khớp (dịch viêm, dịch không viêm, dịch mủ và dịch máu): Là phương pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh xương khớp.
  • Xét nghiệm phản ứng viêm cấp: Kết luận tình trạng sức khỏe dựa trên các phản ứng của cơ thể với yếu tố gây nhiễm.

Nội soi khớp: Là phương pháp cho phép bác sĩ nhìn thấy cấu tạo bên trong khớp để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường.

Phương pháp điều trị hội chứng xương khớp

Khi xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp, tốt nhất người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Phương pháp điều trị hội chứng xương khớp sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán, vị trí thương tổn và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. 

Một số phương pháp điều trị hội chứng xương khớp như:

Sử dụng thuốc kê toa

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Thuốc giảm đau kê toa là những loại thuốc giảm đau mạnh, cần sử dụng đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. 

Một số loại thuốc kê đơn điển hình như: Diclofenac (Voltaren), Morphine, Codeine, Oxycodone, Hydrocodone, Fentanyl,…

Có thể sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị bệnh về cơ
Điều trị hội chứng xương khớp bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đau nhức tiến triển nặng, kéo dài và không đáp ứng biện pháp điều trị nội khoa; xương khớp không thể hoạt động; ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như: phẫu thuật tạo hình xương, phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật làm cứng khớp.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là liệu pháp điều trị các hội chứng xương khớp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Với cách tác động trực tiếp từ bên ngoài như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thủy châm hay thực hiện các động tác kéo giãn, giữ vững khớp… sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau và giúp các khớp xương vận động linh hoạt hơn.

Phương pháp vật lý trị liệu khớp gối
Phương pháp vật lý trị liệu khớp gối

Điều trị tại nhà

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh đều hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhẹ. Chườm lạnh có tác dụng làm co các mạch máu, giảm viêm, tiêu sưng, giảm đau, thường được áp dụng ngay sau khi cơn đau khởi phát hoặc gặp chấn thương. Còn chườm nóng giúp mạch máu giãn nở, tăng lưu thông máu đến khu vực bị thương, nên thường chườm để giảm các cơn đau dai dẳng. 
  • Thực hiện bài tập hỗ trợ chữa đau mỏi xương khớp: Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng hay yoga sẽ giúp các khớp xương được thư giãn, giảm tình trạng sưng, đỏ, đau, nóng. 
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp: Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Theo đó, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3, thực phẩm giàu canxi, trái câ và rau xanh giàu vitamin A, C, K, thực phẩm chống viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Cách khắc phục các cơn đau mỏi xương khớp tiếp theo là sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như Paracetamol, Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Naproxen, Ibuprofen. Những loại thuốc này sẽ làm dịu nhanh các cơn đau cấp như đau lưng, đau cơ, viêm khớp, đau do bong gân và một vài chấn thương nhỏ…

Tuy nhiên, việc dùng thuốc quá liều lượng có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tổn thương thận và phụ thuộc thuốc. Vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Giải pháp điều trị hội chứng xương khớp tại IHR

Theo y học cổ truyền, tất cả các chứng bệnh về đau nhức, viêm, tê mỏi, thoái hóa xương khớp đều thuộc phạm vi chứng Tý, hình thành khi sức đề kháng cơ thể yếu, tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở xương khớp. Từ đó khiến khí huyết vận hành không thông, bị tắc nghẽn dần gây bệnh.

Hướng điều trị của y học cổ truyền tập trung vào việc loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể đồng thời bồi bổ, tăng cường sức khỏe toàn diện. Điểm mạnh của phương pháp này là sử dụng thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính, tác động vào căn nguyên nhờ đó mang lại hiệu quả lâu dài. Hội chứng xương khớp cấp tính hay mãn tính đều có thể điều trị hiệu quả bằng y học cổ truyền.

Hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe xương khớp nhân dân, Trung tâm IHR đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp điều trị các hội chứng xương khớp từ tinh hoa y học cổ truyền. Giải pháp là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa phương pháp chẩn đoán hình ảnh của y học hiện đại; ứng dụng bài thuốc điều trị tình trạng đau nhức xương khớp từ căn nguyên, bồi bổ, tăng cường sức khỏe toàn diện; trị liệu y học cổ truyền và bài tập phục hồi chức năng giúp đẩy lùi nhau nhức nhanh chóng, phòng chống bệnh tái phát và khôi phục khả năng vận động.

Vì sao nên điều trị hội chứng xương khớp tại IHR?

IHR đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong điều trị các hội chứng xương khớp, nghiên cứu và hoàn thiện giải pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.
Đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm điều trị và đồng hành cùng người bệnh đến khi phục hồi.
Cung cấp giải pháp điều trị toàn diện, hiệu quả, giúp loại bỏ hội chứng xương khớp từ căn nguyên, lành bệnh nhanh chóng và phòng ngừa di chứng sau điều trị.
Cá nhân hóa phá đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, thể bệnh và mức độ bệnh, đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh.
IHR cam kết mang đến khách hàng những thang thuốc an toàn, lành tính, có dược tính cao, sử dụng nguồn dược liệu sạch, là cây thuốc Nam tự nhiên.
Trang thiết bị y tế và hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, đạt chuẩn, phòng khám bệnh thoáng mát, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân.
Cung cấp dịch vụ khám, điều trị hội chứng xương khớp chất lượng cao, đội ngũ nhân viên y tế thân thiện, chuyên nghiệp, tư vấn tận tình, chu đáo.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm khám chữa bệnh xương khớp Việt Nam IHR đã tiếp nhận và đẩy lùi các hội chứng xương khớp cho hàng ngàn người.
Hơn 1 thập kỷ nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe người Việt, Trung tâm IHR đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá và những đánh giá tích cực từ người bệnh.
IHR là đơn vị đồng hành cùng VTV2 trong nhiều chương trình về sức khỏe, được báo chí uy tín đưa tin là đơn vị y học cổ truyền đi đầu trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Lời khuyên của bác sĩ IHR cho bệnh nhân hội chứng xương khớp tại nhà

Giảm đau nhức xương khớp và phục hồi vận động là mục tiêu chính trong điều trị các hội chứng xương khớp. Một vài biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng bệnh:

  • Chườm ấm/chườm lạnh hàng ngày, đặc biệt là khi đau nhức
  • Chú trọng dinh dưỡng
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, vận động – nghỉ ngơi hợp lý
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh béo phì

Ăn gì tốt cho bệnh nhân xương khớp?

  • Trứng: Ngoài lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, trong trứng còn chứa nhiều axit amin thiết yếu giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Đặc biệt, lòng đỏ trứng chứa một lượng canxi đáng kể, giúp cải thiện tình trạng loãng xương, thoái hóa xương.
  • : Các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ) và cá da trơn (cá trê, cá lăng, cá basa) là loại thực phẩm rất tốt để tăng cường sức khỏe xương vì chúng chứa khá nhiều vitamin D và canxi.
  • Sữa đậu nành: Đậu nành cũng chứa nhiều canxi và cơ thể bạn sẽ hấp thụ lượng canxi này dễ dàng hơn nhờ hàm lượng phytoestrogen có sẵn trong đậu nành.
  • Hành: Hành có hàm lượng canxi và các chất chống oxy cao, giúp ngăn ngừa thoái hóa xương và nguy cơ loãng xương hiệu quả.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D và canxi. Một phần sữa chua không béo có thể cung cấp đến 30% canxi cần thiết mỗi ngày.

Các loại thực phẩm giàu canxi
Các loại thực phẩm giàu canxi

Một số lưu ý giúp phòng tránh hội chứng xương khớp

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Duy trì vận động, thúc đẩy lưu lượng máu đến các khớp,  nuôi dưỡng xương khớp.
  • Duy trì đường huyết: Người bệnh tiểu đường cần tự kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế các bệnh xương khớp do tiểu đường.
  • Chà sát, xoa bóp: Dùng các loại dầu thực vật (như dầu oải hương, dầu phong lữ) có thể giảm bớt đau nhức xương khớp.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh như tránh khuân vác nặng, lao động vừa phải phải, không thay đổi tư thế đột ngột, giảm dầu mỡ, bia rượu trong thực đơn, thay bằng thực phẩm giàu canxi, vitamin, trái cây và rau củ.

Hội chứng xương khớp tương đối phổ biến ở nước ta. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phần lớn hội chứng xương khớp đều có thể phát hiện và chẩn đoán từ sớm. Bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe.

LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ IHR ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

Xem thêm

Hotline

098 717 3258

Đặt lịch

Chat với bác sĩ Đặt hẹn