Bệnh Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ Do Đâu? Triệu Chứng Và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Bàn chân bẹt ở trẻ em xảy ra khi trẻ không có vòm bàn chân hoặc vòm rất thấp. Tình trạng này thường không gây đau, phát triển trong giai đoạn mới sinh và tập đi. Trong một số trường hợp, bàn chân bẹt dẫn đến đau bàn chân, đầu gối và mắt cá chân, đồng thời gây rối loạn liên kết ở chân.

Bàn chân bẹt ở trẻ em
Bàn chân bẹt ở trẻ em là tình trạng vòm bàn chân rất thấp hoặc không có vòm

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt (bàn chân phẳng) là tình trạng vòm bàn chân rất thấp hoặc không có vòm. Điều này khiến gan bàn chân lõm vào trong, toàn bộ bàn chân chạm sàn khi đứng. Di chuyển thấy mũi bàn chân hướng ra ngoài. Hội chứng bàn chân bẹt phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc chưa phát triển hoàn. Tình trạng này hầu như không không gây đau, thường biến mất trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Trong một số trường hợp bệnh gây rối loạn liên kết ở chân, đau bàn chân, tăng nguy cơ đau lưng, hông, đầu gối và mắt cá chân.

Vòm bàn chân phát triển ở giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu như một phần của quá trình phát triển bình thường. Người bình thường khi đứng thẳng luôn có một khoảng trống nhỏ ở vòm bàn chân. Điều này giúp bàn chân của bạn được nâng cao hơn một chút.

Hơn thế vòm bàn chân giúp phân bố trọng lượng cơ thể và hỗ trợ bước chân tương tự như một lò xo. Ngoài ra tư thế bước đi và những bước đi linh hoạt cũng có thể được quyết định bởi bộ phận này.

Những kiểu bàn chân bẹt ở trẻ em

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em được phân thành 3 kiểu, bao gồm:

  • Bàn chân bẹt linh hoạt: Đối với bàn chân bẹt linh hoạt, vòm bàn chân sẽ xuất hiện khi nhấc chân lên khỏi mặt đất, vòm biến mất khi chạm đất hoàn toàn hoặc đứng. Đây là kiểu bàn chân bẹt phổ biến và không gây đau.
  • Bàn chân bẹt cứng: Bàn chân bẹt cứng xảy ra khi gân gót chân (gân Achilles nối cơ bắp chân với xương bắp chân) quá chật. Tình trạng này khiến gót chân nâng lên sớm, trẻ đau đớn khi chạy và đi bộ.
  • Rối loạn chức năng gân chày sau: Loại này ít gặp ở trẻ, thường chỉ phát triển ở tuổi trưởng thành. Rối loạn chức năng gân chày sau xảy ra khi gân nối cơ bắp chân với mặt trong của mắt cá chân bị sưng, rách hay có những tổn thương khác. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau ở mắt cá chân và bàn chân. Rối loạn chức năng gân chày sau có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên chân.
Bàn chân bẹt linh hoạt
Bàn chân bẹt linh hoạt là kiểu bàn chân bẹt ở trẻ em thường gặp nhất

Nguyên nhân gây bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em có thể phát triển từ những nguyên nhân dưới đây:

1. Vòm bàn chân chưa phát triển

Trẻ sơ sinh và mới biết đi thường có bàn chân bẹt. Đây là một tình trạng bình thường, không đau, vòm bàn chân có thể trở lại bình thường khi trẻ lớn hơn (khoảng 3 – 4 tuổi). Tình trạng này chủ yếu do vòm bàn chân chưa phát triển, cần thời gian để các gân bắt đầu co lại và tạo thành vòm.

Ngoài ra những thay đổi liên quan đến độ căng của bắp chân trong quá trình tăng trưởng có thể khiến trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt tạm thời. Điều này thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi, vòm chân trở lại bình thường ở độ tuổi vị thành niên.

2. Bất thường của gân

Bàn chân bẹt ở trẻ em phát triển khi quá trình co gân không diễn ra đầy đủ. Trong một số trường hợp, trẻ có xương bàn chân hợp nhất tạo cảm giác đau đớn. Tình trạng này liên quan đến dị dạng cấu trúc và sự chậm phát triển ở trẻ.

3. Rối loạn di truyền

Một số rối loạn di truyền có thể dẫn đến bàn chân bẹt ở trẻ em:

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố được liệt kê dưới đây làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em:

  • Béo phì
  • Thói quen đi chân đất, mang xăng-đan hoặc dép có đế lót bằng phẳng
  • Trẻ có người thân cấp một (ba mẹ, anh chị em) mắc hội chứng bàn chân bẹt
  • Gãy xương ở trẻ em
  • Đi giày trong suốt thời thơ ấu. Một số nghiên cứu cho thấy, vòm dọc của những người thường xuyên đi chân trần thường cao và khỏe hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra việc đi giày trong suốt thời thơ ấu có thể cản trở sự phát triển bình thường của vòm. Điều này thường nghiêm trọng hơn nếu kèm theo tình trạng lỏng lẻo dây chằng.

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em

Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em:

Vòm bàn chân phẳng
Vòm bàn chân phẳng, đau bàn chân là những dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em
  • Vòm bàn chân phẳng, toàn bộ bàn chân chạm sàn khi đứng
  • Gân gót cong
  • Đầu gối xoay vào trong khi đứng
  • Khi đi lại, phần vòm (phần cạnh trong của bàn chân) có xu hướng áp xuống đất. Điều này diễn ra lâu ngày khiến bàn chân bị biến dạng
  • Bàn chân không đủ linh hoạt khi chạm đấy, chân đổ vào trong, gót vẹo ra ngoài làm ảnh hưởng đến đầu gối và cổ chân. Điều này khiến trẻ dễ gặp chấn thương hoặc té ngã khi chơi thể thao, chạy nhảy.
  • Cơ thể mất cân bằng (lệch xương chậu, xoay khớp gối, sa vai, sụp vòm bàn chân)
  • Đau bàn chân.

Cần điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em không?

Hầu hết bàn chân bẹt ở trẻ em không cần điều trị. Ở trẻ sơ sinh, vòm chân có thể phát triển trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Những trẻ dưới 5 tuổi không cần sử dụng đế lót. Tuy nhiên miếng lót có thể hữu ích đối với trẻ đi giày không đều.

Nếu hội chứng bàn chân bẹt vẫn tiếp tục sau 5 tuổi hoặc gây đau đớn cho trẻ nhỏ, quá trình điều trị có thể bắt đầu. Thông thường trẻ sẽ được sử dụng thiết bị chỉnh hình (giá đỡ vòm hoặc miếng lót) để giảm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật được chỉ định cho thanh thiếu niên bị có những triệu chứng dai dẳng (chẳng hạn như đau nhức), những vấn đề ở trẻ được phát triển do hội chứng bàn chân bẹt.

Biến chứng của bàn chân bẹt ở trẻ em

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em thường không quá nghiêm trọng. Phần lớn vòm bàn chân phát triển khi trẻ đến một độ tuổi nhất định. Bên cạnh đó hội chứng bàn chân bẹt thường không gây đau và không cần điều trị.

Trong một số trường hợp, hội chứng bàn chân bẹt không tự khỏi và gây đau đớn. Những trẻ có các tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh khởi phát các biến chứng.

Dưới đây là những biến chứng và ảnh hưởng liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em:

  • Biến dạng bàn chân: Khi đi lại, trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt có phần vòm áp xuống đất. Điều này diễn ra lâu ngày dẫn đến biến dạng bàn chân, giảm linh động khi bàn chân chạm đất.
  • Chấn thương và té ngã thường xuyên: Những biến dạng khiến bàn chân không đủ điều kiện chạm đất, chân đổ vào trong và gót vẹo ra ngoài làm ảnh hưởng đến đầu gối và cổ chân. Điều này khiến trẻ thường xuyên bị chấn thương hoặc té ngã khi hoạt động hay chơi thể thao.
  • Biến dạng hệ xương khớp: Gót chân vẹo ngoài hoặc bàn chân quay sấp quá mức khiến toàn bộ trục ở chi dưới thay đổi. Điều này khiến đầu gối di chuyển vào bên trong và cẳng chân xoay vào trong.
  • Biến dạng và đau nhức xương khớp: Vòm chân phẳng và biến dạng ở gân gót lâu ngày khiến cơ thể mất cân bằng. Điều này làm khởi phát những đợt đau nhức kéo dài, cụ thể như đau cổ, đau lưng, đau bàn chân, đau đầu gối, đau khớp háng, đau khớp bàn chân, đau cổ chân nhưng không sưng. Những trường hợp nặng hơn có thể dễ dẫn đến biến dạng và những sai lệch của hệ xương khớp. Cụ thể như lệch trục cột sống, lệch xương chậu, xoay khớp gối, sa vai, sụp vòm bàn chân.
  • Tăng nguy cơ viêm cân gan bàn chân và đau gót chân: Nguy cơ viêm cân gan bàn chânđau gót chân có thể tăng cao ở những trẻ có cấu trúc bất thường ở ngón chân cái. Cụ thể như ngón chân cái bị đẩy về phía ngón chân trỏ.
  • Dị tật: Ngoài những biến dạng xương khớp, hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em còn làm thay đổi dáng đi và gây dị tật trong tương lai. Khi đi hoặc vận động, trẻ sẽ có bước chân chậm lại và nặng nề.
  • Stress: Do cơ thể trong trạng thái không được cân bằng nên trẻ thường xuyên bị căng thẳng quá mức. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt, biếng ăn, chậm lớn…

Chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

Thông thường bác sĩ sẽ quan sát vòm, cấu trúc bàn chân của trẻ ở phía sau và phía trước trong khi đứng, đi lại và nâng chân lên. Điều này giúp đánh giá cơ chế hoạt động của bàn chân và xác định những biến dạng liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt.

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em cũng có thể dễ dàng được phát hiện bằng cách quan sát, kiểm tra kiểu giày trên đế giày. Ngoài ra dáng đi của trẻ có biểu hiện bất thường, trẻ có thể bị đau khi đi lại hoặc than phiền về những ở đau ở vòm bàn chân và bắp chân.

Quan sát cấu trúc bàn chân phía sau và phía trước trong khi đứng giúp chẩn đoán bàn chân bẹt
Quan sát vòm chân, cấu trúc bàn chân phía sau và phía trước trong khi đứng giúp chẩn đoán bàn chân bẹt ở trẻ

Để rõ ràng hơn về chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh dưới đây:

  • Chụp X-quang: Trong X-quang đơn thuần, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh của khớp và xương ở bàn chân. Thông thường một bên bàn chân bẹt có dấu hiệu C – một cầu nối xương giữa móng chân và vòm móng. Đây là sự kết nối bất thường và được cho là nguyên nhân dẫn đến biến dạng bàn chân bẹt.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc bàn chân của trẻ từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó phát hiện nhiều vấn đề hơn so với X-quang tiêu chuẩn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ được chỉ định nếu muốn kiểm tra mô cứng và mô mềm. Điều này giúp rõ hơn về những tổn thương do bàn chân bẹt gây ra cho trẻ nhỏ.
  • Siêu âm: Nếu nghi ngờ gân bị thương, bệnh nhân được yêu cầu siêu âm để rõ hơn về tình trạng. Trong kỹ thuật này, sóng siêu âm được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết về mô mềm.

Điều trị bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em

Không cần điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em nếu hội chứng này không gây đau và cải thiện theo thời gian. Những phương pháp giảm đau và chỉnh hình cần được áp dụng nếu vòm chân không phát triển, bàn chân bất thường và gây đau.

Trong điều trị hội chứng bàn chân bẹt, các phương pháp nên được sử dụng kết hợp. Cụ thể:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp dưới đây có thể cải thiện bàn chân bẹt ở trẻ em:

  • Nghỉ ngơi: Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ những hoạt động ít tác động như bơi lội, đi xe đạp và đi bộ. Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh như nhảy và chạy.
  • Dùng giá đỡ vòm: Giá đỡ vòm là một thiết bị chỉnh hình và hỗ trợ bàn chân khi di chuyển. Điều này giúp điều chỉnh hội chứng bàn chân bẹt và tăng sự thoải mái cho trẻ.
  • Giảm cân: Thừa cân béo phì làm tăng mức độ nghiêm trọng của hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em. Điều này dẫn đến những biến dạng và gây đau nhức thường xuyên. Chính vì thế giảm cân có thể làm giảm căng thẳng cho đôi chân, bệnh lý được cải thiện dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Hãy thử dùng Acetaminophen cho những trẻ có hội chứng bàn chân bẹt gây đau. Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, mang đến hiệu quả giảm đau nhanh cho trường hợp đau nhẹ và vừa. Nếu có cơn đau nặng hoặc kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau thích hợp hơn.
  • Rèn luyện bàn chân: Trẻ cần rèn luyện bàn chân, đi chân trần trên những địa hình khác nhau và áp dụng những bài tập thể dục chân để giúp vòm bàn chân hình thành trong thời thơ ấu. Thông thường vòm bàn chân sẽ phát triển và bàn chân bẹt ở trẻ em sẽ được khắc phục hoàn toàn khi trẻ có độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.
Rèn luyện bàn chân
Rèn luyện bàn chân bằng cách đi chân trần trên nhiều địa hình giúp cải thiện bàn chân bẹt ở trẻ em

2. Trị liệu

Nếu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em kèm theo những bất thường khác, trị liệu cho trẻ có thể được cân nhắc.

  • Thiết bị chỉnh hình: Nẹp chỉnh hình hay giá đỡ vòm được thiết kế riêng có thể được cân nhắc cho những trẻ có dị tật bàn chân bẩm sinh. Thiết bị này được đúc theo đường nét riêng của bàn chân, giúp cải thiện cấu trúc của bàn chân.
  • Giày hỗ trợ: Trẻ thường xuyên có cảm giác khó chịu do hội chứng bàn chân bẹt được dùng giày có cấu trúc hỗ trợ. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái hơn so với những đôi giày khác và dép.
  • Bài tập kéo giãn: Trẻ em và thanh thiếu niên mắc hội chứng bàn chân phẳng kèm theo gân Achilles bị rút ngắn được hướng dẫn những bài tập kéo giãn. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng, các bài tập kéo giãn riêng biệt sẽ được thiết kế bởi chuyên gia vật lý trị liệu.

3. Phẫu thuật

Nếu những triệu chứng không cải thiện khi trẻ đến tuổi thiếu niên, phẫu thuật có thể được đề nghị. Phương pháp này được thực hiện để sửa chữa bàn chân phẳng. Khi thực hiện, những dụng cụ chỉnh hình bàn chân sẽ được đặt vào trong để xương phát triển đúng vị trí và đảm bảo cấu trúc xương.

Hiếm khi bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em gây rách hoặc đứt gân. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra, phẫu thuật cũng được đề nghị để sửa chữa.

Phòng ngừa bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em

Không thể phòng ngừa nếu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em liên quan đến di truyền. Tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp để ngăn bệnh tiến triển và đau. Cụ thể:

  • Rèn luyện bàn chân của trẻ bằng cách thường xuyên cho trẻ đi chân trần trên những địa hình khác nhau để giúp vòm bàn chân hình thành trong thời thơ ấu.
  • Tập thể dục chân thường xuyên.
  • Mang những đôi giày phù hợp, có khả năng hỗ trợ bàn chân và hạn chế đau đớn.
  • Tránh đi xăng-đan hoặc dép có đế lót bằng phẳng.
  • Giảm cân ở những trẻ có cân nặng dư thừa.
Giảm cân
Giảm cân để tránh tăng áp lực lên bàn chân, giảm nguy cơ mắc bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em

Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em không cần điều trị nếu không gây đau, vòm chân cải thiện trong độ tuổi tập đi. Đối với những trẻ trên 5 tuổi có vòm chân không phát triển, gây đau hoặc biến dạng bàn chân không cải thiện, trẻ cần được điều trị sớm để tránh phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ tại nhà như mang giày phù hợp, rèn luyện bàn chân cũng là điều cần thiết.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua