Đau Hông (2 bên): Nguyên Nhân và Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau hông có thể xảy ra do té ngã, va chạm hoặc các chấn thương khác tác động vào hông. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người bệnh. Do đó, việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

đau hông
Đau hông là hiện tượng phổ biến và cần được chăm sóc phù hợp để cải thiện khả năng hoạt động bình thường

Nguyên nhân gây đau 2 bên hông

Đau hông là tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như tổn thương các  mô mềm (dây chằng, gân) xung quanh khớp. Đôi khi viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc viêm gân cũng có thể gây đau đớn ở hông.

Cụ thể các nguyên nhân chính dẫn đến đau hông trái hoặc phải bao gồm:

1. Căng cơ

Căng cơ hông xảy ra khi hông căng thẳng quá mức làm rách một trong các cơ giúp nhấc chân lên khỏi khớp hông. Nhóm cơ này được gọi là cơ gấp hông. Căng cơ gấp hông có thể xảy ra khi siết chặt (gập) đùi một cách nhanh chóng với lực lớn hoặc khi chạy nước rút và đá một quả bóng thật mạnh.

Hầu hết tình trạng cơ cơ hong dẫn đến một cơn đau ở mặt trước của hông và đùi. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi nâng cao đùi và chân cảm thấy yếu, mất sức lực khi ngồi xổm hoặc nhấc chân.

Căng cơ thường không nghiêm trọng, có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc giảm đau.

2. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, hoạt động như một tấm đệm giảm ma sát ở các mô mềm và xương. Đôi khi bao hoạt dịch có thể bị viêm, dẫn đến đau hai bên hông hoặc đau ở mặt trước hông và nhiều dấu hiệu khác.

Đau hông là triệu chứng chính khi bị viêm bao hoạt dịch. Người bệnh cũng có thể cảm nhận được cơn đau khi leo cầu thang hoặc đi bộ. Cơn đau cũng có thể lan rộng hoặc lan tỏa đến đùi và gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt bình thường.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể bị sưng ở chân bị ảnh hưởng.

đau hai bên hông
Viêm bao hoạt là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau hai bên hông

Viêm bao hoạt dịch khớp háng thường không nghiêm trọng, có thể điều trị bằng một số phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid theo toa hoặc không kê đơn
  • Tiêm corticosteroid
  • Tập vật lý trị liệu
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nạng hoặc gây

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật rất hiếm khi cần thiết.

3. Viêm gân hông

Gân là mô mềm kết nối cơ với các xương. Đôi khi gân có thể bị viêm hoặc kích ứng, dẫn đến viêm. Viêm gân có thể gây đau hông bên phải hoặc bên trái, tùy thuộc vào hông bị ảnh hưởng.

Viêm gân thường gây đau ở hai bên hông hoặc mặt trước của hông, thường là do chấn thương cơ mông gây ra. Cơ mông bao quanh hông từ mông đến xương hông, giúp nâng chân sang một bên.

Thoái hóa khớp háng và chấn thương là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm gân. Cơn đau thường xuất hiện ở bên ngoài hông và có thể được cải thiện bằng cách:

  • Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép hông hoặc nâng cao chân khi nằm
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid theo đơn hoặc theo đơn
  • Vật lý trị liệu để kéo căng dây thần kinh từ hông đến đầu gối và tăng cường cơ mông
  • Tiêm cortisone

4. Viêm khớp

Viêm khớp hông xảy ra khi các sụn bị hao mòn theo thời gian, thường liên quan đến tuổi tác hoặc chấn thương hông trước đó. Điều này làm cho không gian khớp bị thu hẹp và khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, gây đau hông.

Cơn đau do viêm xương khớp có thể âm ỉ, nhức nhói, đau buốt, tùy theo mức độ nghiêm trọng của thoái hóa. Đau và cứng hông hầu như lươn trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động và có xu hướng được cải thiện khi nghỉ ngơi.

Bị đau hông trái
Đau ở hai bên hông có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm khớp

Ngoài thoái hóa khớp háng, có một số dạng viêm khớp khác có thể dẫn đến đau hông, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh rối loạn tự miễn dịch mãn tính, có thể ảnh hưởng đến khớp hông
  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là một bệnh lý cột sống mãn tính, có thể gây đau đớn ở hông, háng và cột sống
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm các khớp

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp. Tuy nhiên có nhiều biện pháp chăm sóc cũng như cải thiện các triệu chứng tại nhà có thể kiểm soát cơn đau cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

5. Gãy xương hông

Gãy xương hông có thể dẫn đến cơn đau ở bên ngoài hông, đùi và vùng bẹn. Tình trạng này có thể xảy ra sau một cú ngã hoặc tấn công trực tiếp vào hông.

Ngoài ra, xương hông cũng có thể bị gãy do căng thẳng kéo dài. Gãy xương do căng thẳng thường gặp ở vận động viên nữ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Loãng xương hoặc mất độ xương thấp

Sử dụng thuốc steroid, hút thuốc và các tình trạng y tế khác có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, suy yếu xương, gãy xương.

Gãy xương hông là tình trạng đau đớn và cần được chăm sóc phù hợp. Điều trị sớm và đúng cách có thể hỗ trợ phục hồi chức năng khớp hông cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

6. Rách sụn viền ổ cối

Sụn viền ổ cối là một dải sụn dai và mô liên kết tạo thành đường viền ở hốc hông. Lợp sụn này đệm ở khớp xương hông, ngăn không có khớp xương cọ xát vào nhau và giữ xương hông ở đúng vị trí.

Rách sụn viền ổ cối là tổn thương sụn và mô ở hốc hông. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như té ngã, tai nạn giao thông hoặc các va chạm khác. Các môn thể thao đòi hỏi xoay hông thường xuyên, chẳng hạn như golf, bóng đá, khúc côn cầu và múa ba lê có thể làm tăng nguy cơ rách sụn viền ổ cối.

Rách sụn viền ổ cối cũng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người có bất thường về cấu trúc hông, chứng loạn sản xương hông và các bệnh lý khác.

Đau hông là dấu hiệu phổ biến nhất khi bị rách sụn viền ổ cối. Một số người bệnh có thể bị đau nhói xung quanh bẹn, kéo dài đến mông và cẳng chân. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển dần dần. Xoay chân có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Rách sụn viền ổ cối có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cần thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

7. U xương hông

U xương ở hông xảy ra khi không có đủ lượng máu cung cấp cho xương hông. Điều này khiến các tế bào xương chết dần và có thể gây phá hủy khớp. Phần lớn các khối u xương hông xảy ra do sử dụng thuốc corticosteroid quá nhiều hoặc nghiện rượu.

Cách giảm đau hông phải
U xương và ung thư di căn có thể ảnh hưởng đến hông và gây đau đớn

Ngoài ra, ung thư di căn xương cũng có thể dẫn đến đau hông bên phải hoặc bên trái, tùy thuộc vào hông bị ảnh hưởng. Bất cứ loại ung thư nào trong cơ thể cũng có thể di căn đến xương, nhưng các loại phổ biến bao gồm:

  • Ung thư vú
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư phổi

Khối u xương và ung thư di căn có thể dẫn đến đau 2 bên hông. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau nhức xương
  • Tê ngứa hông, háng, đùi
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn vào ban đêm
  • Gây khó ngủ hoặc khiến người bệnh thức dậy giữa đêm
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sưng xung quanh xương
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khối u, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

8. Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi xảy ra khi lưu lượng máu đến xương hông, háng giảm hoặc chậm lại, khiến các mô xương chết đi. Mặc dù hoại tử vô mạch có thể ảnh hưởng đến bất cứ xương nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở hông.

Trong giai đoạn đầu, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi không gây ra triệu chứng nhận biết. Tuy nhiên khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị đau đớn ở hông, háng. Nếu các mô xương chết đi, người bệnh có thể bị đau đớn dữ dội và gần như không thể sử dụng khớp.

Gãy xương hông, trật khớp hoặc sử dụng steroid liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hoại tử vô mạch chỏm xương đùi. Các nguyên nhân khác bao gồm nghiện rượu, điều trị ung thư, có cục máu đông, bệnh tiểu đường, viêm tụy và các bệnh lý tự miễn như HIV hoặc Lupus ban đỏ.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, hơn một nửa người được chẩn đoán hoại tử vô mạch chỏm xương đùi cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

9. Đau hông ở phía sau

Đau hông sau là tình trạng đau hông ở khu vực phía sau dưới mông. Tình trạng này thường xảy ra do tổn thương cơ, gân hoặc dây chằng ở xung quanh khớp háng, chứ không phải vấn đề ở khớp.

Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê có thể gây đau buốt ở hông, lan đến mặt sau của đùi và bắp chân

Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau hông ở phía sau bao gồm:

  • Căng cơ gân kheo: Căng cơ gân kheo xảy ra khi nhóm cơ này bị kéo nhanh hoặc vặn mạnh. Điều này có thể dẫn đến đau mông hoặc hông sau.
  • Vấn đề ở khớp Sacroiliac: Khớp Sacroiliac là khớp nối cột sống với xương chậu. Các vấn đề xảy ra ở khớp này bao gồm viêm khớp, nhiễm trùng khớp, chấn thương dây chằng, có thể dẫn đau nhói ở hông. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi lại hoặc thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng đến hông.
  • Hội chứng piriformis: Hội chứng piriformis còn được gọi là Hội chứng cơ mông sâu hay Hội chứng cơ hình lê, xảy ra khi dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc bị đè nén bởi cơ piriformis. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là đau rát, đau nhức hoặc đau buốt ở hông. Cơn đau có thể di chuyển đến mặt sau của đùi và bắp chân.

Đau hông có nguy hiểm không?

Đau hông là tình trạng phổ biến, có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thương không nghiêm trọng và không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh, Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau hông trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các chấn thương ở hông, chẳng hạn như té ngã hoặc tai nạn.

Người bệnh cũng được khuyến cáo đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy một số dấu hiệu như sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Không có khả năng chịu trọng lượng hoặc di chuyển bình thường
  • Chân yêu hoặc mất sức mạnh
  • Sưng tấy hoặc bầm tím ở hông
  • Da ở hông ấm hoặc nóng rát khi chạm vào

Chẩn đoán đau hông như thế nào?

Xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đau hông là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh, yêu cầu xét nghiệm hình ảnh hoặc các xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân gây đau hông.

1. Khám sức khỏe

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể xem và ấn vào hông, chân, thắt lưng và bụng. Bác sĩ cũng có thể thực hiện một số cuộc kiểm tra thần kinh để đánh giá tình trạng yếu cơ và khả năng phản xạ của người bệnh.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh di chuyển xung quanh để đánh giá tư thế, dáng đi và khả năng chịu trọng lượng của cơ thể.

Dựa trên kiểm tra ban đầu, bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân cơ bản hoặc đề nghị các xét nghiệm cụ thể hơn, chẳng hạn như kiểm tra FABER.

2. Kiểm tra FABER

Thử nghiệm FABER (cụm từ viết tắt của uốn cong, chuyển động tay chân và xoay hông ra ngoài) được sử dụng để chẩn đoán một số vấn đề ở hông, chẳng hạn như viêm xương khớp hông hoặc rách gân hông.

Thử nghiệm FABER
Bác sĩ có thể thực hiện thử nghiệm FABER để các định cơn đau hông

Trong thử nghiệm này, người bệnh cần nằm ngửa và bác sĩ sẽ uốn cong chân, sau đó đặt mắt cá chân cùng phía với hông bị ảnh hưởng ngay trên xương bánh chè đối diện. Sau đó bác sĩ sẽ ấn đầu gối của chân bị ảnh hưởng để hạn thấp chân.

Kết quả là có tổn thương nếu người bệnh bị đau ở khớp háng hoặc nếu đầu gối và chân của bên bị ảnh hưởng không thể hạ xuống vị trí song song với chân đối diện

3. Xét nghiệm chẩn đoán

Có một số xét nghiệm hình ảnh có thể hỗ trợ chẩn đoán các cơn đau ở hông, chẳng hạn như chụp X – quang tiêu chuẩn có thể xác định tình trạng gãy xương, gai xương hoặc các vấn đề xương khác, chẳng hạn như viêm xương khớp.

Hình ảnh MRI có thể được sử dụng để đánh giá các khớp hông, xác định tình trạng hoại tử hoặc nhiễm trùng khớp.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm để chẩn đoán tình trạng viêm bao hoạt dịch.

Xét nghiệm máu có thể xác định các nguyên nhân cụ thể chẳng hạn như nhiễm trùng khớp hông. Ngoài ra,  bác sĩ cũng có thể chọc hút dịch khớp hông để chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng.

Đau hông phải làm sao?

Điều trị đau hai bên hông phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp cơn đau hông không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tự chăm sóc các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Hạn chế hoặc tránh các hoạt động gây đau hông hoặc khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc đi bộ nhiều.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen, có thể giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm nóng là chườm lạnh có thể làm dịu hông, giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi khả năng linh hoạt ở hông. Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen cũng có thể giúp giảm đau và ngăn các cơ bị căng ra.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gậy hoặc khung tập thể để cải thiện tính độc lập và khả năng vận động.

2. Thuốc điều trị

Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị đau hông liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm xương khớp hoặc viêm gân ảnh hưởng đến xương đùi, bao gồm:

Bị đau nhức hông phải
Sử dụng thuốc giảm đau và điều trị đau hông theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Kem hoặc thuốc mỡ giảm đau: Một số loại kem và thuốc mỡ, chẳng hạn như gel salonpas, có thể tác dụng giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau Opioid: Được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng và dữ dội. Tuy nhiên, Opioid có thể gây nghiện, do đó không được lạm dụng và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc corticoid: Các loại thuốc như prednisone và cortisone có thể làm giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc thường được sử dụng dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào hông để giảm đau ngắn hạn.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Các loại thuốc DMARDs được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.

Các loại thuốc khác được sử dụng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân dẫn đến cơn đau hông.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong việc điều trị tình trạng đau hông cũng như các bệnh đau nhức xương khớp khác. Nhà vật lý trị liệu chuyên nghiệp có thể đề nghị các bài tập cải thiện sức mạnh, tăng cường tính linh hoạt và khả năng chuyển động hông.

tự dưng bị đau hông
Thực hiện các bài tập cải thiện tình trạng đau hai bên hông theo hướng dẫn của bác sĩ

Các bài tập có thể cải thiện cơn đau ở hai bên hông bao gồm:

  • Gập hông: Người tập đứng thẳng, một tay giữa ghế hoặc trực để giúp cơ thể thăng bằng. Tay còn lại chống lên hông, từ từ đưa chân sang ngang mà không xoay cơ thể, giữa yên trong vài giây, sau đó hạ chân xuống từ từ.
  • Mở rộng hông: Người tập nằm sấp trên sàn nhà, từ từ đưa chân của hông bị đau lên cho đến khi hông căng. Giữa yên trong vài giây sau đó hạ xuống.
  • Động tác cây cầu: Người tập nằm ngửa, co đầu gối và bàn chân để thẳng. Nâng xương chậu và lưng dưới, giữ yên trong vài giây, sau đó từ từ hạ xuống.

Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể đề nghị xoa bóp, chườm nóng và chườm đá để làm dịu tình trạng viêm ở hông. Nhà vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn người bệnh các hoạt động và thao tác an toàn để tránh nguy cơ tái phát cơn đau.

4. Phẫu thuật

Trong trường hợp đau hông năng, chẳng hạn như gãy xương hông, người bệnh cần được phẫu thuật điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp khi các phương pháp tự điều trị không mang lại hiệu quả. Người bệnh có thể cần phẫu thuật thay khớp háng để ngăn ngừa cơn đau và phục hồi hoạt động bình thường của khớp.

Phòng ngừa đau khớp hông

Các nguyên nhân chấn thương, va chạm, tai nạn hoặc thoái hóa tự nhiên gây đau khớp hông không thể phòng ngừa. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế các rủi ro, chẳng hạn như:

  • Giảm cân và giữa cân nặng vừa phải nếu bạn thừa cân béo phì
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe xương
  • Thực hiện các môn thể thao ít tác động như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội
  • Sử dụng một miếng lót giày để hỗ trợ gót chân, ngăn ngừa nguy cơ đau gót chân cũng như đau hông
  • Sử dụng giày chạy bộ phù hợp và tránh chạy trên các bề mặt cứng chẳng hạn như nhựa đường
  • Cân nhắc tập yoga hoặc thái cực quyền để cân bằng và giúp ngăn ngừa nguy cơ té ngã

Đau hai bên hông có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác. Do đó, xác định nguyên nhân gây đau là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua