Người Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Tỏi Không? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Nếu đang thắc mắc bệnh gút có ăn được tỏi không người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa cơn gút tái phát.

Bệnh gút có ăn được tỏi không?

Bệnh gút là tình trạng viêm khớp phổ biến, trong đó có khoảng 50% những người mắc bệnh gút sẽ bắt đầu đau đớn ở khớp ngón chân cái. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào khớp bị ảnh hưởng, tình trạng sức khỏe cũng như tính chất công việc, vận động của người bệnh.

Bệnh gút có ăn được tỏi không
Tìm hiệu bệnh gút có ăn được tỏi không và có chế độ ăn uống phù hợp, nhằm cải thiện các triệu chứng gút

Những người mắc bệnh gút cần chú ý đến hầu hết mọi thứ được tiêu thụ. Các chuyên gia khuyến cáo, một chế độ ăn uống lành mạnh là điều bắt buộc đối với người bệnh gút để tránh các cơn gút cấp và làm giảm nguy cơ mất chức năng khớp.

Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống không thể chữa khỏi bệnh gút, tuy nhiên càng ăn uống lành mạnh càng làm giảm nguy cơ bùng phát các cơn gút cấp. Có một số loại thực phẩm nên tránh, trong khi những loại khác cần bổ sung để góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh.

Theo các chuyên gia, tỏi được xếp vào nhóm siêu thực phẩm. Tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và mang lại hiệu quả cao đối với ký sinh trùng. Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bị gút có ăn tỏi được không, tỏi có góp phần điều trị bệnh hoay khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn?

Tỏi là một loại gia vị bổ sung phổ biến và phù hợp cho bất cứ món ăn nào. Tương tự như hành baro và hành tây, tỏi có chứa diallyl disulfide, một hợp chất chống viêm, giúp hạn chế tác động của các cytokine gây viêm. Do đó, tỏi có thể góp phần chống viêm, thậm chí là hạn chế và ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến sụn khớp.

Ăn tỏi an toàn cho người bệnh gút. Tỏi mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm và được biết là không có lượng purin cao, nghĩa là người bệnh có thể ăn với số lượng vừa phải. Mặc dù tỏi thường không được nhắc đến trong chế độ ăn uống cho người bệnh gút, tuy nhiên người bệnh nên bổ sung tỏi vào công thức nấu ăn hàng ngày, điều này có thể góp phần ổn định sức khỏe khớp.

Xem thêm: 15 món ăn cho người bệnh gout vừa ngon, vừa dễ làm

Lưu ý: Khi sử dụng cần chọn tỏi tươi, tránh sử dụng tỏi héo úa, có dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, các loại tỏi ngâm hoặc bột tỏi có thể chứa chất bảo quản và các chất làm tăng purin trong quá trình sản xuất. Điều này khiến tỏi không lành mạnh và có thể ảnh hưởng đến bệnh gút.

Các loại gia vị và thảo mộc tốt nhất cho bệnh gout

Đối với bệnh nhân gút, việc chế biến thực phẩm cần được chân nhắc để tránh việc tiêu thụ chất gây viêm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên bỏ qua các loại gia vị tốt cho sức khỏe và phù hợp cho người bệnh gút, chẳng hạn như tỏi.

Sau khi tìm hiểu bệnh gút có ăn được tỏi không, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại gia vị chống viêm cũng như ức chế một số cách gây viêm trong cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh gút.

bị gút có ăn tỏi được không
Ngoài tỏi, có một số gia vị rất tốt cho người bệnh gút, chẳng hạn như nghệ hoặc gừng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại gia vị và thảo mộc tốt cho bệnh gút bao gồm:

– Nghệ: 

  • Nghệ có chứa curcumin, là một chất chống viêm, hoạt động bằng cách ngăn chặn các cytokine và enzym gây viêm. Một số thử nghiệm cho thấy, nghệ có thể hỗ trợ điều trị các cơn đau khớp và sưng khớp, từ đó giúp cải thiện khả năng vận động linh hoạt.
  • Nghệ được khuyến khích tiêu thụ cùng với tiêu đen để hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất.

– Gừng: 

  • Gừng có chứa gingerol và shogaol, là những hóa chất có tác dụng ngăn chặn quá trình gây viêm nhiễm trong cơ thể. Ngoài ra, gừng cũng giúp giảm viêm xương khớp và ngăn ngừa các cơn gút cấp.
  • Gừng là một loại gia vị đa năng và có thể dùng trong cả món ngọt và món mặn. Người bệnh được khuyến khích sử dụng gừng ở dạng tươi để đạt hiệu quả tốt nhất. Trà gừng là một cách thêm gừng vào chế độ ăn uống phù hợp, an toàn và hiệu quả.

– Quế:

  • Quế có chứa cinnamaldehyde và axit cinnamic, có đặc tính chống oxy hóa, ức chế tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Điều này góp phần cải thiện các triệu chứng viêm khớp cũng như ngăn ngừa các cơn gút cấp.
  • Quế có thể trộn cùng với bột yến mạch, thêm vào sinh tố hoặc làm bánh. Bên cạnh đó, gừng cũng có thể kết hợp với nhiều loại gia vị và thực phẩm khác để tăng cường hiệu quả chống viêm.

– Ớt:

  • Ớt chứa hợp chất tự nhiên được gọi là capsaicinoids có đặc tính chống viêm, rất tốt cho người bệnh viêm khớp. Người không ăn được cay có thể tránh sử dụng gia vị này hoặc thử với một hai lát mỏng.

Khi thử các loại gia vị mới, người dùng được khuyến khích bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần khi đã quen dần. Khi sử dụng cần chọn gia vị tươi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh gút

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh gút là ít purin. Purin là hóa chất có trong thực phẩm, sẽ phân hủy thành acid uric trong cơ thể, dẫn đến hình thành các tinh thể urat và gây ra các triệu chứng gút.

Chế độ ăn ít purine giảm các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao nhất để giảm axit uric. Chế độ ăn uống này cũng chọn lọc một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng gút.

1. Các loại thực phẩm khiến bệnh gút nặng hơn

Có một số loại thực phẩm và đồ uống được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút mà người bệnh cần tránh. Các thực phẩm này bao gồm:

Bệnh gút có An được thịt lợn không
Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, có chứa nhiều purin và không phù hợp cho người bệnh gút
  • Đồ uống có đường và đồ ngọt: Đường có thể phân hủy thành acid uric dẫn đến bệnh gút. Bất cứ thực phẩm nào chứa đường và đồ ăn ngọt đều không tốt cho người bệnh gút.
  • Siro ngô: Siro ngô có hàm lượng fructose cao và làm tăng nguy cơ hình thành cơn gút. Khi chọn thực phẩm, cần lưu ý vào bảng thành phần và tránh thực phẩm có chứa siro ngô.
  • Rượu: Rượu và các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, có thể khiến gây ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ purin ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến tích tụ purin và gây ra bệnh gút.
  • Thịt nội tạng: Chẳng hạn như gan, thận, ruột, có chứa nhiều purin không tốt cho người bệnh gút.
  • Hải sản: Một số loại hải sản chẳng hạn như các trích, sò điệp, cá ngừ, cá hồi, có chứa nhiều purin.
  • Thịt đỏ: Chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu, được cho là không lành mạnh đối với người bệnh gút.

Ngoài ra, các loại nước sốt, nước hầm thịt, nấm men và các chiết xuất nấm men, cũng góp phần làm tăng purin và dẫn đến các triệu chứng gút.

2. Thực phẩm tốt cho bệnh gút

Có một số loại thực phẩm có thể góp phần ổn định các triệu chứng gút cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp. Theo khuyến cáo, các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút bao gồm:

Bệnh gút có ăn được rau cần ta không
Sử dụng nhiều rau xanh và trái cây có thể góp phần làm giảm nguy cơ hình thành các cơn gút cấp
  • Các loại đậu: Đậu là một nguồn protein cao mà không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ đậu có thể giúp cơ thể giữ lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các cơn gút cấp.
  • Quả óc chó: Quả óc chó là một lựa chọn đặc biệt tốt cho người bệnh gút. Tiêu thụ khoảng 10 – 15 quả óc chó mỗi ngày có thể tăng lượng omega 3 và vitamin E trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe.
  • Các loại ngũ cốc: Nguyên hạt có thể kiểm soát các triệu chứng gút, ổn định cân nặng, từ đó giảm áp lực lên các khớp. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt không tiêu hóa nhanh, do đó người dùng sẽ cảm thấy no lâu hơn, giúp người dùng ăn ít hơn, từ đó ổn định lượng đường trong máu.
  • Sữa ít béo: Sữa ít béo cung cấp một lượng canxi cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp, chống viêm và hạn chế tình trạng cứng khớp. Đối với người bệnh gút, việc tiêu thụ ít thịt, cá, hải sản có thể dẫn đến thiếu hụt protein. Do đó, việc tiêu thụ sữa ít béo cũng giúp củng cố lượng protein cần thiết và ổn định sức khỏe tổng thể.
  • Nước: Uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng gút.
  • Cà phê: Uống cà phê không làm tăng nồng độ acid uric và góp phần làm giảm nguy cơ hình thành các triệu chứng gout.
  • Ổi: Ổi chứa nhiều vitamin C, có thể ngăn ngừa các cơn gút cấp.
  • Anh đào: Quả anh đào có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống viêm, cải thiện các triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa cơn gút cấp bùng phát.
  • Cam quýt: Tiêu thụ vitamin C trong cam, quýt có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
  • Thịt gà: Ức gà không da là một lựa chọn lý tưởng cho người  bệnh gút, do chứa ít chất béo và purin. Tuy nhiên thịt gà vẫn nên sử dụng với mức độ vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric.
  • Cá nước lạnh: Cá hồi có các axit béo thiết yếu cần để duy trì sức khỏe mà không chứa nhiều purin. Ngoài ra, cá ngừ có tác dụng chống viêm và giảm viêm liên quan đến bệnh gút. Tuy nhiên các loại cá vẫn chứa một lượng purin nhất định, do đó cần được tiêu thụ với một mức độ vừa phải.
  • Rau nhiều chất xơ: Đối với những người bị bệnh gút, rau xanh rất quan trọng, có thể góp phần ổn định sức khỏe và không chứa nhiều purin. Tuy nhiên măng tây, rau bina và nấm cần được tiêu thụ hạn chế, vì các loại rau này có thể gây viêm trong cơ thể.

Việc xác định bệnh gút có ăn được tỏi không cũng như tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp là điều cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Người bệnh được khuyến khích giảm lượng đường, rượu và thịt, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có thể góp phần cải thiện các triệu chứng gút hiệu quả. Tuy nhiên trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua