Vẹo Khuỷu Tay Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Vẹo khuỷu tay là một biến dạng ở vùng khuỷu tay do bẩm sinh hoặc chấn thương. Khối lồi cầu xoay trong hoặc xoay ngoài khiến cẳng tay di lệch khi duỗi thẳng (vào trong hoặc ra ngoài). Thông thường biến dạng không cần điều trị nếu di lệch ít và không chèn ép dây thần kinh.

Vẹo khuỷu tay
Thông tin cơ bản về phân loại, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho chứng vẹo khuỷu tay

Vẹo khuỷu tay là gì?

Vẹo khuỷu tay là thuật ngữ chỉ biến dạng ở vùng khuỷu tay. Trong đó khối lồi cầu xoay trong hoặc xoay ngoài (tình trạng gập góc quá mức) khiến cẳng tay (đoạn xa của cánh tay, nối khuỷu tay và cổ tay) di lệch khỏi mức độ bình thường khi duỗi thẳng cánh tay.

Tùy thuộc vào tình trạng mà cẳng tay có thể bị lệch khỏi cơ thể (được gọi là vẹo khuỷu cubitus valgus) hoặc hướng về phía đường giữa của cơ thể (được gọi là vẹo khuỷu cubitus varus).

Trong kiểm tra lâm sàng, góc mang lớn hoặc nhỏ hơn 5 ° đến 15 ° sẽ được chẩn đoán là vẹo khuỷu tay. Biến dạng này thường rõ nét hơn ở phụ nữ.

Trong nhiều trường hợp vẹo khuỷu tay không cần điều trị. Nếu biến dạng nghiêm trọng hoặc chèn ép vào các dây thần kinh ở cánh tay và gây biến chứng, phẫu thuật và cố định sẽ được cân nhắc.

Phân loại vẹo khuỷu tay

Vẹo khuỷu tay được phân thành hai loại, bao gồm:

Phân loại vẹo khuỷu tay
Vẹo khuỷu tay được phân thành hai loại gồm cubitus varus và cubitus valgus 

1. Vẹo khuỷu tay vào trong (cubitus varus)

Đây là một dị tật của khuỷu tay trong đó cánh tay gập góc quá mức và vào trong, cẳng tay hướng về phía đường giữa của cơ thể. Biến dạng này dẫn đến giảm góc mang của khuỷu tay (nhỏ hơn 5 °).

2. Vẹo khuỷu tay ra ngoài (cubitus valgus)

Đây là một dị tật của khuỷu tay trong đó cẳng tay bị lệch khỏi cơ thể khi cánh tay duỗi ra hoàn toàn. Những người mắc chứng cubitus valgus sẽ có góc mang (hoặc mức độ mà cánh tay đặt khỏi cơ thể) lớn hơn 15 °. Điều này thường rõ ràng hơn khi cánh tay được mở rộng và lòng bàn tay hướng lên trên.

Dấu hiệu nhận biết vẹo khuỷu tay

Ở người bình thường, trục quay của khuỷu tay hơi kéo dài, thông qua mỏm vịt và xương đòn, xiên theo hướng giữa – bên. So với trục dọc, góc mang của khuỷu tay với cẳng tay lệch sang một bên trong khoảng từ từ 5 ° đến 15 °. Ở nữ thường là 10 ° đến 15 ° và 5 ° đến 10 ° ở nam giới.

Khi bị vẹo khuỷu tay, người bệnh sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Gập góc ở khuỷu tay khiến cẳng tay lệch khỏi cơ thể (cubitus valgus) hoặc hướng về phía đường giữa của cơ thể (vẹo khuỷu cubitus varus)
  • Thường không gây đau đớn
  • Chi yếu
  • Hạn chế một số hoạt động trong sinh hoạt
  • Nếu có chèn ép dây thần kinh, người bệnh gặp một số triệu chứng sau:
    • Đau đớn lan rộng
    • Tê bì cánh tay
    • Có cảm giác châm chích hoặc ngứa ran
    • Yếu chi
    • Giảm khả năng vận động ở cánh tay bị ảnh hưởng

Nguyên nhân gây vẹo khuỷu tay là gì?

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến chứng vẹo khuỷu tay:

1. Bẩm sinh

Chứng vẹo khuỷu tay (đặc biệt là cubitus valgus) thường liên quan đến hai rối loạn bẩm sinh gồm hội chứng Turner và hội chứng Noonan.

  • Hội chứng Turner: Đây là một rối loạn nhiễm sắc thể. Những người bị rối loạn bẩm sinh này thường dậy thì muộn và tầm vóc bé. Đồng thời làm tăng nguy cơ biến dạng khớp xương, trong đó có khuỷu tay.
  • Hội chứng Noonan: Đây là một rối loạn di truyền do đột biến gen gây ra. Hội chứng này khiến người bệnh chậm phát triển và dễ gặp các biến dạng ở khớp xương.

2. Chấn thương

Chứng vẹo khuỷu tay thường xảy ra ở những người bị chấn thương vùng khuỷu tay. Cụ thể như gãy xương (đặc biệt là gãy trên lồi cầu xương cánh tay) và trật khớp khuỷu tay.

Sau chấn thương, trì hoãn hoặc không điều trị có thể khiến xương lành lại không đúng cách. Từ đó dẫn đến biến dạng ở vùng khuỷu tay. Ngoài ra vẹo khuỷu tay cũng xảy ra ở những trường hợp sau:

  • Điều trị chấn thương không đúng cách
  • Chỉ định điều trị không đúng
  • Dụng cụ hỗ trợ không phù hợp
  • Kỹ thuật nắn xương chưa tốt
Biến dạng thường liên quan đến gãy trên lồi cầu xương cánh tay không được điều trị đúng cách
Biến dạng vùng khuỷu tay thường liên quan đến gãy trên lồi cầu xương cánh tay không được điều trị đúng cách

Chứng vẹo khuỷu tay có nguy hiểm không?

Chứng vẹo khuỷu tay làm giảm tính thẩm mỹ, hạn chế một phần chức năng của khớp khuỷu dẫn đến giảm khả năng vận động và linh hoạt. Nếu có chèn ép dây thần kinh, việc không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Bệnh thần kinh ulnar (thần kinh trụ): Đây là một rối loạn làm tổn thương dây thần kinh ulnar. Biến chứng này xảy ra khi dây thần kinh ulnar bị kích thích hoặc bị nén dẫn đến ngứa ran, châm chích và yếu chi.
  • Viêm liệt dây thần kinh ulnar: Đây là một tình trạng mãn tính, thường gặp ở người có chứng cubitus valgus. Bệnh lý này gây tê yếu và đau đớn tồi tệ hơn theo thời gian. Khi viêm liệt dây thần kinh ulnar tiến triển, người bệnh mất cảm giác ở các ngón tay, thường ảnh hưởng đến ngón út và ngón tay đeo nhẫn. Ngoài ra người bệnh còn mất khả năng phối hợp khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Gãy xương: Biến dạng khuỷu tay nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương 2 cẳng tay hoặc gãy xương thứ phát, khuỷu tay không ổn định và đau đớn.
  • Teo cơ tay: Giảm phạm vi vận động và các triệu chứng thần kinh có thể gây yếu chi, thiếu vận động dẫn đến teo cơ tay.

Chẩn đoán vẹo khuỷu tay

Bệnh nhân được kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán dị dạng khuỷu tay.

1. Kiểm tra lâm sàng

Kiểm tra lâm sàng gồm các bước:

  • Kiểm tra tiền sử: Kiểm tra tiền sử bản thân và gia đình, các chấn thương gần nhất và phương pháp điều trị được áp dụng.
  • Kiểm tra triệu chứng: Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân được yêu cầu duỗi thẳng cánh tay hoàn toàn. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá những biến dạng ở khuỷu tay. Ngoài ra người bệnh còn được kiểm tra tình trạng đau, sưng và các biểu hiện khác nếu có.
  • Kiểm tra phạm vi: Bệnh nhân được yêu cầu gấp duỗi khuỷu tay, nâng cao tay, nâng vật hoặc thực hiện một số chuyển động đơn giản để kiểm tra phạm vi của khớp xương.
  • Đo góc mang: Bác sĩ tiến hành đo góc mang để phân loại vẹo khuỷu tay.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang thường được chỉ định trong chẩn đoán vẹo khuỷu tay. Hình ảnh thu được từ tia X giúp quan sát sự biến dạng của xương ở vùng khuỷu, tình trạng di lệch của cẳng tay. Ngoài ra chup X-quang cũng giúp phát hiện những vết nứt gãy chưa được chữa lành trên xương.

Trong một số trường hợp, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc điện cơ sẽ được chỉ định. Những xét nghiệm này có khả năng kiểm tra mô mềm và thần kinh cơ, xác định mức độ đè nén các dây thần kinh và mạch máu từ biến dạng.

Chẩn đoán vẹo khuỷu tay
Chẩn đoán vẹo khuỷu tay dựa trên kết quả khám lâm sàng và kiểm tra hình ảnh X-quang

Phương pháp điều trị vẹo khuỷu tay

Người bệnh có thể không cần điều trị nếu vẹo khuỷu tay nếu:

  • Không có chèn ép dây thần kinh
  • Di lệch ít, không ảnh hưởng nhiều đến vận động

Những trường hợp khác có thể được điều trị bằng cách cố định hoặc phẫu thuật cắt xương.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Biến dạng nghiêm trọng
  • Chèn ép/ tổn thương dây thần kinh
  • Hạn chế chức năng của khuỷu tay

Các lựa chọn phẫu thuật:

  • Cắt xương: người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt xương để sửa chữa và định hình lại xương. Điều này giúp thay đổi sự liên kết của khuỷu tay và khắc phục biến dạng.
  • Tạo xương: Tạo xương là một thủ thuật giúp xương dài hơn được tạo ra từ một xương ngắn xương. Xương bị cắt sẽ được kéo ra bằng một thiết bị chuyên dụng (máy đánh lạc hướng). Sau quá trình này, xương mới phát triển nhanh chóng trong khoảng trống được tạo ra bởi chất đánh lạc hướng. Cuối cùng xương dài được tạo ra thay cho xương ngắn hơn.
  • Giải nén: Phẫu thuật giải nén được chỉ định cho những bệnh nhân có tổn thương hoặc chèn én dây thần kinh. Trong quá trình này, dây thần kinh trụ sẽ được giải phóng để ngăn biến chứng liệt.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho người có biến dạng nghiêm trọng, dây thần kinh bị tổn thương hoặc chèn ép

2. Cố định

Cố định được chỉ định cho bệnh nhân bị gãy xương khiến khuỷu tay cong vẹo và lành lại không đúng cách. Trong thủ thuật, bác sĩ tiến hành nối lại xương của khuỷu tay sau khi bị gãy. Điều này giúp xương gãy liền lại đúng cách, tránh tình trạng di lệch và những bất thường khác.

Chăm sóc và phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Người bệnh được kiểm tra vết thương và thay băng vô khuẩn mỗi 24 tiếng. Đồng thời đeo nẹp/ bó bột cố định chi bị thương trong 2 – 3 tuần. Khi khuỷu tay ổn định, bệnh nhân được thực hiện các bài tập gấp duỗi, vận động thụ động ở khuỷu tay. Những bài tập này giúp cải thiện phạm vi và chức năng của chi ảnh hưởng.

Trong những tuần tiếp theo, bệnh nhân được vận động chủ động và tập tăng cường cơ bắp. Những bài tập này giúp cải thiện sức mạnh và khối lượng cơ, ổn định khuỷu tay sau điều trị. Từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn.

Phòng ngừa vẹo khuỷu tay

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa chứng vẹo khuỷu tay:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin D và canxi) từ chế độ ăn uống lành mạnh (sữa, thịt, trứng, nhiều rau xanh, trái cây và củ quả). Đồng thời tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng ngừa chấn thương và các rối loạn dẫn đến chứng vẹo khuỷu tay.
  • Những trẻ có rối loạn bẩm sinh cần khám và điều trị sớm để tránh gây ra những biến dạng ở khớp xương.
  • Điều trị tốt các chấn thương trước đó
    • Thăm khám và điều trị ngăn khi chấn thương xảy ra. Không trì hoãn hoặc chữa trị sai cách để tránh xương phát triển bất thường và gây di lệch.
    • Tiến hành phẫu thuật hoặc nắn xương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
    • Bất động bằng băng bột hoặc nẹp, không cử động đến khi bác sĩ cho phép.
    • Tập co cơ trong quá trình phục hồi để thúc đẩy quá trình liền xương đúng cách và ngăn teo cơ tay.
    • Trong quá trình điều trị và phục hồi, cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ phù hợp.
    • Vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động sau chấn thương.
    • Bổ sung canxi và vitamin D giúp xương liền lại nhanh và đúng cách.
Điều trị tốt các chấn thương ban đầu, tuân thủ chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa vẹo khuỷu tay
Điều trị tốt các chấn thương ban đầu, tuân thủ chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa vẹo khuỷu tay

Vẹo khuỷu tay là một biến dạng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tình trạng này thường được phẫu thuật và cố định để điều trị, tránh chèn ép dây thần kinh. Tốt nhất nên thăm khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh hoặc biến dạng rõ rệt.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua