Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Vì Những Lý Do Không Ngờ!

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng đau đớn, có thể khiến trẻ khóc lên ngay lập tức và tránh sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Trật khớp khuỷu tay trẻ em
Trật khớp khuỷu tay trẻ em có thể xảy ra khi phụ huynh nâng cánh tay của trẻ không đúng cách

Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em là gì?

Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ từ 2 – 4 tuổi, xảy ra khi một trong các xương ở khuỷu tay bị lệch ra khỏi vị trí bình thường.

Ở khuỷu tay có ba xương chính, được kết nối với nhau bằng dây chằng. Các dây chằng này sẽ phát triển mạnh hơn và chặt hơn khi trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, các dây chằng này vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến dễ trượt ra khỏi vị trí bình thường và dẫn đến trật khuỷu tay.

Trật khớp khuỷu tay trẻ em còn được gọi là khuỷu tay bị kéo, là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Chấn thương này không thường thấy ở trẻ em trên 5 hoặc 6 tuổi. Bởi vì khi trẻ lớn hơn, xương sẽ cứng lại và các dây chằng trở nên chặt hơn, điều này giữ khuỷu tay ở đúng vị trí và ngăn ngừa nguy cơ lệch khớp.

Ngoài ra các bé gái có nguy cơ bị trật khớp cao hơn các bé trai.

Khuỷu tay bị kéo cần được xử lý bởi bác sĩ có chuyên môn. Các chuyên gia sẽ đưa cánh tay bị chấn thương trở lại vị trí bình thường, để cải thiện cơn đau và phục hồi hoạt động bình thường của trẻ.

Các lý do không ngờ gây trật khuỷu tay ở trẻ

Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em thường là do cánh tay dưới hoặc bàn tay của trẻ bị kéo, đặc biệt là khi cánh tay bị xoắn. Không cần dùng nhiều lực để chấn thương xảy ra, do đó hầu hết các trường hợp, chấn thương này là vô tình.

cổ tay bị kéo
Nâng trẻ bằng cách kéo tay là nguyên nhân chính dẫn đến trật khuỷu tay

Một số lý do có thể dẫn đến trật khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Bắt cánh tay của trẻ để ngăn trẻ bị ngã
  • Nâng trẻ lên bằng cách nắm lấy cổ tay hoặc bàn tay
  • Kéo tay của trẻ để nô đùa
  • Đu đưa hoặc xoay vòng trẻ bằng cách nắm lấy cánh tay hoặc bàn tay
  • Kéo cánh tay trẻ để tranh đi nhanh hơn

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khách quan khác có thể dẫn đến chấn thương bao gồm:

  • Trẻ đùa giỡn, lăn lộn quá mức trên giường hoặc sàn nhà
  • Té ngã và dùng khuỷu tay để chống đỡ cơ thể

Khi trẻ lớn hơn, các dây chằng sẽ thắt lại, xương trở nên cứng hơn và nguy cơ trật khuỷu tay thấp hơn.

Dấu hiệu trật khớp khuỷu tay ở trẻ em

Một đứa trẻ bị trật khuỷu tay sẽ không muốn sử dụng cánh tay bị thương, bởi vì tình trạng này thường rất đau. Trẻ sẽ giữ cánh tay ở tư thế thẳng hoặc hơi uốn cong khuỷu tay để ngăn ngừa cơn đau.

Vết thương khi trật khuỷu tay ở trẻ không rõ ràng, bởi vì trẻ không bị gãy xương và viêm, do đó khuỷu tay thường không bị sưng tấy hoặc bầm tím.

Cách chữa trật khớp khuỷu tay tại nhà
Trật khớp khuỷu tay rất đau đớn do đó trẻ có thể khóc kéo dài và tránh sử dụng tay bị thương

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bao gồm:

  • Trẻ có thể thông báo rằng trẻ bị đau ở cánh tay
  • Khóc khi động chạm vào cánh tay
  • Giữ cánh tay ở gần bên cơ thể và bất động bằng cách tay còn lại
  • Không sử dụng và gần như không cử động cánh tay bị thương

Nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ bị trật khuỷu tay, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khuỷu tay bị lệch càng lâu càng khó đặt lại vị trí ban đầu và thời gian hồi phục sẽ kéo dài.

Phụ huynh cũng không nên cố gắng duỗi thẳng cánh tay hoặc cố gắng đưa khuỷu tay lại vị trí cũ. Điều này có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, đau dữ dội, ngay cả khi khuỷu tay của trẻ không bị sưng, có thể là dấu hiệu của gãy xương. Đến bệnh viện ngay để được điều trị phù hợp.

Bé bị trật khớp khuỷu tay phải làm sao?

Trật khớp khuỷu tay sẽ không tự khỏi mà không được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, điều quan trọng khi nhận thấy các dấu hiệu trật khớp là đưa trẻ đến bệnh viện. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

1. Điều trị y tế

Các biện pháp điều trị trật khớp khuỷu tay phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bé. Thông thường, bác sĩ có thể xác định chấn thương thông qua các dấu hiệu bên ngoài mà không cần chụp X – quang.

Bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo cho bác sĩ  về độ tuổi của trẻ để, không bao giờ sử dụng thuốc aspirin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Khuỷu tay không duỗi thẳng được
Bác sĩ có thể nắn khuỷu tay của bé trở lại vị trí bình thường

Sau khi trẻ sử dụng thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ đưa khuỷu tay trở lại vị trí ban đầu. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ giữ khuỷu tay và cổ tay của trẻ. Sau đó bác sĩ cẩn thận di chuyển cánh tay để đưa cánh tay về vị trí ban đầu. Phụ huynh có thể nghe thấy tiếng “rắc” khi khuỷu tay quay về vị trí cũ.

Thao tác này chỉ mất vài giây đến một phút nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Sau thủ thuật trẻ có thể khóc trong vài phút.

Hầu hết trẻ có thể sử dụng cánh tay trong vòng 10 – 15 phút sau khi bác sĩ đưa cánh tay trở lại vị trí cũ. Tuy nhiên một số trẻ có thể tránh sử dụng các tay vì sợ hãi cơn đau. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị một số thuốc giảm đau và quan sát trẻ trong vài giờ để đảm bảo trẻ cử động cánh tay bình thường.

Nếu trẻ không cử động cánh tay sau nhiều giờ, bác sĩ có thể thực hiện chụp X – quang để xác định tình trạng gãy xương hoặc tổn thương các dây chằng.

Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể cần phẫu thuật nếu bác sĩ không thể đưa các xương về vị trí ban đầu. Phẫu thuật hiếm khi được thực hiện nhưng sẽ được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng.

2. Chăm sóc tại nhà

Sau khi bác sĩ đã đưa khuỷu tay của trẻ trở lại vị trí bình thường, phụ huynh nên khuyến khích trẻ dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế một số hoạt động đến khi cánh tay lành hẳn.

trẻ em bị trật khớp cổ tay
Khuyến khích trẻ dành thời gian nghỉ ngơi và tránh cử động cánh tay để chấn thương lành hoàn toàn

Bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Nếu trẻ không cử động cánh tay vào ngày hôm sau, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá tình trạng cánh tay và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Phòng ngừa trật khớp khuỷu tay ở trẻ em

Để ngăn ngừa tình trạng trật khớp khuỷu tay trẻ em, phụ huynh cần đảm bảo một số vấn đề như:

  • Không kéo cánh tay của trẻ
  • Không bế trẻ bằng cách nâng cánh tay hoặc cổ tay dưới
  • Không kéo hoặc giật bàn tay hoặc cánh tay của trẻ
  • Không vung cánh tay của trẻ

Khi trẻ lớn hơn (trên 5 tuổi) dây chằng sẽ khỏe hơn và nguy cơ trật khớp sẽ được cải thiện. Sau 5 tuổi trật khớp thường là do té ngã và các va chạm khác.

Trật khớp khuỷu tay ở trẻ em thường xảy ra khi phụ huynh bế bé không đúng cách hoặc đùa giỡn quá mức. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng rất đau đớn và cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua