Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng: Nguyên nhân, cách trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng là một biến chứng thường gặp, có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, dẫn đến đau đớn, khó chịu và làm chậm quá trình phục hồi. Tìm hiểu về các nguyên nhân, dấu hiệu là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa các rủi ro phát sinh.

Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng
Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro phát sinh

Dấu hiệu tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng

Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sưng tấy vùng da xung quanh xương bánh chè, khiến đầu gối phồng lên rõ rệt, đặc biệt là khi so với đầu gối còn lại
  • Cứng khớp do chứa nhiều chất lỏng, dẫn đến việc không thể uốn cong đầu gối hoặc duỗi thẳng chân hoàn toàn
  • Đau đầu gối, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức không chịu được trọng lượng cơ thể

Bạn nên biết: 9 Biến Chứng Tràn Dịch Khớp Gối Có Thể Gặp Và Cách Phòng

Nguyên nhân nào gây tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng?

Phẫu thuật dây chằng là thủ thuật phổ biến để tái tạo dây chằng bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật có tỷ lệ thành công là 80 – 90%, tuy nhiên bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng, chẳng hạn như đau đớn, cứng khớp hoặc tràn dịch khớp gối.

Tình trạng tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng thường phổ biến ở các bệnh nhân không đặt dẫn lưu. Theo các bác sĩ, các thao tác trong quá trình phẫu thuật chẳng hạn như cắt lọc các tổ chức sụn, khớp, mô, cơ, dây chằng, có thể tạo ra các đường hầm ở đầu gối. Điều này làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối, tích tụ chất lỏng bên trong đầu gối, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm, sưng, cứng khớp.

Trong hầu hết các trường hợp, tràn dịch khớp gối sẽ được cải thiện trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng
Mổ dây chằng có thể gây ra việc hình thành các đường hầm nhỏ, tích tụ chất lỏng, gây viêm và tràn dịch khớp

Bên cạnh tổn thương liên quan đến các thủ thuật, có một số nguyên nhân khác có thể gây tràn dịch khớp gối sau phẫu thuật dây chằng, chẳng hạn như:

  • Sưng tấy: Tình trạng sưng sau mổ dây chằng có thể kéo dài đến 3 tháng, dẫn đến tăng áp lực lên khớp gối và tăng nguy cơ tràn dịch khớp.
  • Căng cơ: Sau phẫu thuật tình trạng sưng và bầm tím có thể kéo dài 4 – 6 tuần, khiến chất lỏng di chuyển đến đầu gối và chi dưới, dẫn đến tràn dịch khớp cũng như khiến chi dưới mềm, yếu hơn.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật có thể làm hỏng, thậm chí là phá vỡ khớp gối. Khi bị nhiễm trùng, các mô khớp có thể chứa đầy các chất lỏng và mủ (mủ là chất lỏng giàu protein chứa các tế bào bạch cầu chết), dẫn đến sưng tấy, đau đớn, khó chịu.

Gợi ý: 6 Bài Thuốc Đắp Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Hiệu Quả Nên Thử

Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng có nguy hiểm không?

Thông thường tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng không nguy hiểm và đáp ứng tốt các phương pháp tự điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

  • Mất cơ: Tràn dịch khớp gối có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các , khiến đùi yếu và gây teo cơ.
  • Hình thành túi u nang: Tình trạng tích tụ chất lỏng trong đầu gối có thể dẫn đến sự hình thành u nang ở phía sau đầu gối, dẫn đến sưng tấy, đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng chuyển động linh hoạt. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần dẫn lưu chất lỏng bằng kim để tránh gây tổn thương đầu gối.

Cách điều trị tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng hiệu quả

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

1. Kiểm soát các triệu chứng tại nhà

Trong trường hợp các triệu chứng tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng nhẹ, chất lỏng có thể tự biến mất sau vài ngày mà không gây ra bất cứ biến chứng nào. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị, kiểm soát các triệu chứng tại nhà, chẳng hạn như:

Cách chữa tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng tại nhà
Chườm lạnh có tác dụng giảm viêm, chống sưng và ngăn ngừa các tổn thương phát sinh ở đầu gối
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết để chữa lành các mô bị tổn thương. Nếu không được nghỉ ngơi, việc vận động và mang trọng lượng cơ thể quá mức có thể làm trầm trọng thêm tổn thương, viêm nhiễm và sưng tấy gia tăng. Tốt nhất nên nghỉ trong 48 giờ hoặc ít nhất là tránh gây căng thẳng không cần thiết lên đầu gối.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau do tràn dịch khớp gối, chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật. Chườm đá mang lại hiệu quả tốt nhất trong vài giờ đầu sau khi chấn thương xảy ra. Người bệnh có thể chườm đá trong 20 phút mỗi lần và thường xuyên trong ngày để kiểm soát cơn đau.
  • Nâng cao đầu gối: Điều này giúp dẫn lưu chất lỏng trở lại tim, có tác dụng giảm sưng và đau đớn. Người bệnh có thể nằm xuống và dùng gối để nâng cao đầu gối bị tổn thương.
  • Sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc phổ biến chẳng hạn như Ibuprofen, Naproxen, hỗ trợ giảm viêm và đau đớn nhanh chóng, hiệu quả.
  • Đeo nẹp đầu gối: Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có thể xác định loại nẹp hoặc đai đầu gối phù hợp với từng trường hợp. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Nếu các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Xem ngay: 7 Loại Thuốc Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

2. Điều trị y tế khi cần thiết

Nếu các triệu chứng tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch khớp gối để giảm đau tạm thời. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm, đưa vào vị trí được chỉ định và hút dịch khớp ra khỏi cơ thể. Dịch khớp này có thể được xét nghiệm để xác định nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.

Cách chữa tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng
Chọc hút dịch khớp được thực hiện khi các triệu chứng tràn dịch khớp nghiêm trọng hoặc kéo dài

Trong quá trình chọc hút dịch khớp, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây tê cục bộ, bôi trực tiếp vào đầu gối. Điều này sẽ giúp cho việc hút dịch khớp không gây đau đớn, khó chịu. Sau khi chọc hút, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu sau vài ngày, tuy nhiên các triệu chứng thường không nghiêm trọng.

Nếu tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ làm hỏng các sụn khỏe mạnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch đầu gối để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn.

Nếu các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra chuyên sâu để xác định các vấn đề sức khỏe liên quan, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Tràn dịch khớp gối chữa ở đâu? 11 Địa chỉ tốt nhất cả nước

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Sau khi mổ dây chằng đầu gối, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất, điều này giúp phục hồi các tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng. Các loại thực phẩm phù hợp như sau:

chế độ ăn cho người bị tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cơ thể chống viêm, giảm đau hiệu quả
  • Thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt gà, trứng, sữa chua Hy Lạp, nạc sườn heo, cá hồi, thịt bò nạc, đậu phụ, tôm, cá ngừ đóng hộp, các loại đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C chẳng hạn như bông cải xanh, ớt đỏ – xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, rau xanh.
  • Thực phẩm giàu khoáng chất, chẳng hạn như động vật có vỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Các loại thực phẩm chống viêm, chẳng hạn như cà chua, dầu ô liu, rau lá xanh, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, cá béo, trái cây như quả mọng và cam.

Ngoài ra, sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh tiêu thụ đường, ngũ cốc tinh chế, thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp. Các loại thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chứa nhiều thành phần hóa học và có thể khiến tình trạng tràn dịch khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem ngay: Tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì? Và 12 loại cần bổ sung để mau lành

Phòng ngừa tổn thương đầu gối sau mổ dây chằng

Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng bằng cách thay đổi lối sống và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trong hoạt động thể chất, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Duy trì vận động thể chất, đi bộ nhẹ nhàng, đi lại bằng nạng hoặc dụng cụ hỗ trợ để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng ở khớp
  • Kiểm tra các dấu hiệu thận trọng và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng sưng, viêm, chảy dịch ở vết thương hoặc đau ở chân, bắp chân hoặc khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động linh hoạt
  • Ngủ đủ giấc và chất lượng có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giảm chấn thương cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh

Tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để đảm bảo quá trình phục hồi hiệu quả, nhanh chóng, an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy trò chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua