Bệnh teo cơ là gì? Chữa được không? Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh teo cơ là tình trạng mất khối lượng cơ bắp có thể dẫn đến yếu cơ và hạn chế hoạt động bình thường của người bệnh. Theo thời gian, nếu không được điều trị, các triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tàn phế.

Bệnh teo cơ
Bệnh teo cơ là tình trạng mất cơ bắp theo thời gian

Bệnh teo cơ là gì?

Bệnh teo cơ hay còn gọi là suy nhược cơ bắp (Muscle atrophy) là thuật ngữ chỉ tình trạng mất khối lượng cơ xương theo thời gian. Điều này xảy ra khi mất cân bằng giữa khả năng tổng hợp protein và thoái hóa protein trong cơ thể.

Nguyên nhân phổ biến có thể là do không hoạt động thường xuyên, lão hóa, suy dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng thuốc hoặc có nhiều chấn thương liên quan đến cơ xương và hệ thống thần kinh. Nếu không điều trị, bệnh teo cơ có thể dẫn đến yếu cơ và gây tàn phế.

Nếu có một chấn thương ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân, điều này dẫn đến hạn chế khả năng vận động thường xuyên và có thể dẫn đến hao mòn cơ bắp. Theo thời gian, nếu không cử động thường xuyên, cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng có thể bắt đầu nhỏ hơn nhưng không ngắn hơn cánh tay hoặc chân hoạt động bình thường.

Tùy thuộc vào thời gian không hoạt động và các điều kiện sức khỏe cá nhân, teo cơ đôi khi có thể được đảo ngược hoàn toàn với các hoạt động thể chất phù hợp. Ngoài ra, áp dụng liệu pháp dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ tăng cường khối lượng mỡ, cơ bắp và phục hồi tình trạng teo cơ.

Trong trường hợp teo cơ do một bệnh lý tiềm ẩn chẳng hạn như ung thư không thể phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, các bệnh về cơ, chẳng hạn như loạn dưỡng cơ và teo cơ có thể dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh, chẳng hạn như chấn thương tủy sống, đột quỵ và dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh teo cơ

Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh teo cơ là mất khối lượng cơ nạc. Sự thay đổi này có thể khó phát hiện ở người bệnh béo phì, thay đổi khối lượng mỡ hoặc bị phù nề. Các triệu chứng bệnh cũng khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất cơ.

dấu hiệu bệnh teo cơ
Mất khối lượng cơ nạc là dấu hiệu teo cơ phổ biến nhất

Ngoài giảm khối lượng cơ sinh học, một số triệu chứng và dấu hiệu khác, có thể bao gồm:

  • Có một cánh tay hoặc chân nhỏ đáng kể hơn so với tay hoặc chân còn lại;
  • Tay hoặc chân nhỏ hơn so với những người cùng tuổi;
  • Bị yếu ở một chi cụ thể;
  • Gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng;
  • Đã không hoạt động thể chất trong một thời gian dài.

Bệnh teo cơ có thể gây khó khăn cho nhiều hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc khiến người bệnh té ngã nhiều lần.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị teo cơ ở cổ họng có thể dẫn đến chứng khó nuốt và teo cơ hoành sẽ gây khó thở.

Trong hầu hết các trường hợp, teo cơ diễn ra dần dần theo thời gian. Do đó, bệnh thường không được phát hiện cho đến khi cơ thể mất một khối lượng cơ đáng kể.

Nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu teo cơ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để tiến hành kiểm tra y tế toàn diện. Điều trị sớm và đúng phương pháp có thể đảo ngược các triệu chứng hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh teo cơ

Cơ và xương đóng vai trò là nơi lưu trữ axit amin, được sử dụng để sản xuất năng lượng khi có nhu cầu. Nếu nhu cầu trao đổi chất lớn hơn nguồn tổng hợp protein sẽ dẫn đến mất khối lượng cơ và dẫn đến bệnh teo cơ. Có nhiều tình trạng và bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến sự mất cân bằng này, chẳng hạn như:

1. Bất động

Ngừng hoạt động là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến bệnh teo cơ. Tỷ lệ teo cơ sau 10 – 42 ngày không sử dụng liên tục là 0.5 – 0.6%. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, đặc biệt là người bị hạn chế hoạt động.

2. Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng kém có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như chứng teo cơ hoặc còi xương. Cụ thể, theo khuyến cáo của Tổ chức Loãng xương Quốc tế, chế độ ăn ít protein nạc, trái cây và rau xanh có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ.

nguyên nhân bệnh teo cơ
Suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh teo cơ

Teo cơ do suy dinh dưỡng có thể phát triển sau các bệnh lý làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Bệnh Celiac;
  • Ung thư.

Ngoài ra, Hội chứng suy giảm sức khỏe (Cachexia) là một tình trạng phức tạp có thể gây giảm cân và teo cơ. Cachexia cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng tiềm ẩn khác, chẳng hạn như ung thư, HIV hoặc bệnh đa xơ cứng.

3. Tuổi tác

Khi lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít protein hơn để thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Việc giảm lượng protein cần thiết có thể khiến các tế bào cơ co lại, dẫn đến bệnh teo cơ. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên tuổi có dấu hiệu bị teo cơ.

Ngoài việc giảm khối lượng cơ, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Mất sức mạnh hoặc yếu ớt;
  • Khả năng cân bằng kém;
  • Gặp khó khăn khi di chuyển;
  • Sức bền thấp.

Mất khối lượng cơ có thể liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4. Các bệnh lý liên quan

Có nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến bệnh teo cơ, chẳng hạn như:

nguyên nhân bệnh teo cơ delta
Có nhiều bệnh lý khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo cơ
  • Đa xơ cứng: Đây là một tình trạng tự miễn, xảy ra khi cơ thể phá hủy lớp phủ bảo vệ dây thần kinh;
  • Bệnh xơ cứng teo cơ một bên: Đây là tình trạng gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh kiểm soát các cơ tự nguyện;
  • Viêm da cơ: Đây là tình trạng gây yếu cơ và phát ban trên da;
  • Loạn dưỡng cơ: Loạn dưỡng cơ là bệnh lý di truyền có thể dẫn đến yếu cơ, teo cơ và tàn tật;
  • Viêm xương khớp: Các bệnh lý xương khớp có thể hạn chế các hoạt động ở khớp và tăng nguy cơ teo cơ;
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng tự miễn dịch gây ảnh hưởng đến các khớp và tăng nguy cơ teo cơ;
  • Teo cơ tủy sống: Đây là một tình trạng di truyền có thể khiến cơ tay và chân bị teo thời gian gian;
  • Hội chứng Guillain – Barré: Đây là một tình trạng tự miễn dịch dẫn đến viêm dây thần kinh và yếu cơ;
  • Các bệnh thần kinh: Các tổn thương dây thần kinh hoặc nhóm dây thần kinh, dẫn đến mất cảm giác hoặc chức năng cơ và tăng nguy cơ teo cơ;
  • Bệnh bại liệt: Bại liệt là bệnh truyền nhiễm có thể công hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như cúm và có thể gây yếu cơ hoặc liệt vĩnh viễn.

5. Vấn đề thần kinh

Tổn thương các tế bào thần kinh trung ương trong não hoặc tủy sống có thể dẫn đến bệnh teo cơ. Tình trạng này có thể là teo cơ cục bộ, tương tự như liệt ở người bị đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống.

Ngoài ra các tổn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chấn thương sọ não hoặc bện bại não có thể dẫn đến tê liệt và teo cơ toàn thân.

Tổn thương hệ thần kinh ngoại vi cũng có thể dẫn đến teo cơ. Tình trạng này thường xảy ra sau phẫu thuật, dây thần kinh bị chèn ép hoặc các bệnh lý di truyền khác.

6. Di truyền

Một số bệnh lý di truyền, chẳng hạn như rối loạn di truyền có thể gây mất các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến teo cơ.

Loạn dưỡng cơ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các tình trạng tiến triển gây mất khối lượng cơ và suy nhược. Chứng loạn dưỡng cơ là một tình trạng di truyền liên quan đến các gen sản xuất protein bị đột biến. Loạn dưỡng cơ là một tình trạng có thể dẫn đến bệnh teo cơ.

7. Teo cơ do thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến teo cơ, thường là do thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ. Các loại thuốc phổ biến bao gồm glucocorticoid (hay còn gọi là Corticoid, một loại thuốc chống viêm được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau) hoặc thuốc gây độc cho cơ như doxorubicin (là một loại thuốc được sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn tế bào ung thư).

Chẩn đoán bệnh teo cơ như thế nào?

Bệnh teo cơ liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau và các biện pháp chẩn đoán phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Người bệnh có thể cần trải qua nhiều xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng teo cơ.

Để chẩn đoán tình trạng teo cơ, bác sĩ có thể yêu cầu lịch sử y tế đầy đủ của người bệnh để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Cụ thể, người bệnh có thể được yêu cầu:

  • Các chấn thương cũ hoặc gần đây và các tình trạng y tế đã được chẩn đoán trong quá khứ;
  • Danh sách các loại thuốc, bao gồm các thuốc không kê đơn và các chất bổ sung người bệnh đang sử dụng;
  • Mô tả chi tiết các triệu chứng.
bệnh teo cơ có chữa được không
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng ở chân và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh teo cơ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn để hỗ trợ quá trình chẩn đoán hoặc loại trừ một số bệnh lý. Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Chụp X – quang;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh;
  • Sinh thiết dây thần kinh hoặc cơ.

Biện pháp điều trị bệnh teo cơ

Các biện pháp điều trị bệnh teo cơ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ mất cơ và các tình trạng y tế tiềm ẩn. Mục tiêu điều trị bao gồm đảo ngược hoặc làm chậm quá trình mất cơ. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể tăng tính linh hoạt cho cơ bắp và hỗ trợ đảo ngược quá trình teo cơ. Các hoạt động thể chất phù hợp bao gồm bơi lội, chạy bộ, đi bộ hoặc khiêu vũ.

điều trị bệnh teo cơ
Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ phục hồi chức năng cơ

Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ xây dựng, duy trì cơ bắp và giúp xương luôn chắc khỏe. Ngoài ra, vận động cũng có thể giải phóng các hormone thúc đẩy khả năng hấp thụ axit amin. Điều này giúp phát triển cơ bắp, giảm nguy cơ tổn thương và teo cơ.

Các bài tập có thể được đề nghị bởi bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra người bệnh có thể trao đổi với nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn các tư thế tập thể dục chính xác. Ngoài ra, nhà vật lý trị liệu cũng có thể hỗ trợ người bệnh khi gặp khó khăn trong các chuyển động bình thường.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu điều trị bệnh teo cơ áp dụng các động tác kéo giãn và bài tập cụ thể với mục đích ngăn ngừa tình trạng bất động. Tập vật lý trị liệu phù hợp có thể mang lại một số lợi ích đối với người bị teo cơ, chẳng hạn như:

  • Ngăn ngừa tình trạng bất động;
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp;
  • Cải thiện lưu thông máu;
  • Giảm cơ cứng, chuột rút hoặc co thắt cơ liên tục.

Các nhà vật lý trị liệu sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cải thiện sử chuyển động và tăng cường sức mạnh cũng như khả vận động cảu người bệnh. Các liệu pháp được sử dụng bao gồm nhiệt, chườm đá, kích thích siêu âm hoặc kích thích điện.

Các bài tập thể dục trị liệu có thể được hướng dẫn để người bệnh đạt được phạm vi chuyển động bình thường, tăng cường mạnh mạnh, cải thiện chức năng và hỗ trợ đảo ngược quá trình teo cơ.

3. Kích thích điện

Kích thích chức năng cơ bằng điện là một phương pháp điều trị được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh teo cơ. Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng các xung diện để kích thích các cơ bị ảnh hưởng và hỗ trợ phục hồi chức năng.

Thuốc trị teo cơ chân
Kích thích điện có thể hỗ trợ phục hồi chức năng sau teo cơ

Để kích thích điện, bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ gắn các điện cực vào các cơ bị teo. Các điện cực này có thể truyền một dòng điện đến cơ, kích thích chuyển động ở các chi.

Việc áp dụng xung điện trên da có thể khiến người khó chịu nhẹ, nhưng biện pháp này không gây tổn thương và không gây đau đớn. Nếu cảm thấy đau khi kích thích điện, hãy nói với bác sĩ vật lý trị liệu để điều trị phù hợp.

4. Siêu âm hội tụ cường độ cao

Siêu âm hội tụ cường độ cao sử dụng năng lượng siêu âm đến các khu vực cụ thể trong cơ thể. Các chùm tia siêu âm có thể kích thích sự cơ thắt ở các mô bị teo và hỗ trợ phục hồi chức năng.

Tuy nhiên phương pháp này đang được nghiên cứu và phát triển thêm để đảm bảo tính hiệu quả.

5. Phẫu thuật

Thông thường phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh teo cơ. Tuy nhiên, các thủ thuật phẫu thuật có thể được chỉ định để cải thiện chức năng cơ ở những người bị teo cơ có liên quan đến tình trạng thần kinh, chấn thương hoặc suy dinh dưỡng.

Phẫu thuật có thể có thể điều chỉnh biến dạng co cứng nếu tình trạng teo cơ liên quan đến chứng suy dinh dưỡng. Phẫu thuật cũng mang lại hiệu quả cao trong việc điều chỉnh bệnh teo cơ do rách gân, dây chằng hoặc căng da quá mức khiến người bệnh không thể cử động.

Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn các biện pháp cụ thể.

Ngoài ra, nếu bệnh teo cơ liên quan đến chứng suy dinh dưỡng, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung các khoáng chất cần thiết để cải thiện các triệu chứng.

Phòng ngừa bệnh teo cơ

Nếu thuốc nhóm đối tượng nguy cơ phát triển bệnh teo, người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa phù hợp. Một số nguyên nhân gây teo cơ không thể phòng ngừa, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh thông qua một số lưu ý như:

phòng ngừa teo cơ cứng khớp
Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa teo cơ hiệu quả
  • Duy trì hoạt động thể chất: Hầu hết các trường hợp người bệnh đang phục hồi sau khi nhiễm trùng, đặc biệt là ưng thư, đột quỵ thường có khuynh hướng hạn chế hoạt động thể chất. Tuy nhiên, không hoạt động có thể dẫn đến teo cơ. Do đó, người bệnh nên dành thời gian hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ và tăng cường sức khỏe cơ bắp.
  • Thực hiện vật lý trị liệu: Tham gia các lớp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khi có các bệnh thần kinh có thể hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ teo cơ. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp để phục hồi chức năng cơ.
  • Vận động thụ động: Vận động thụ động là cách để bắt đầu các hoạt động thể chất sau khi đột quỵ, phẫu thuật hoặc mắc các bệnh lý thần kinh. Với phương pháp này, nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cử động tay và chân một cách nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tăng cường các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa nguy cơ teo cơ trở nên nghiêm trọng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể giúp cơ lấy lại kích thước cơ bình thường và hạn chế nguy cơ biến dạng xương.

Ngoài việc ngăn ngừa teo cơ, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể hạn chế áp lực lên các khu vực khác trên cơ thể và hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông do kém vận động. Ngoài ra, thường xuyên vận động thể chất có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và cứng cơ, xảy ra sau một thời gian dài không vận động.

Bệnh teo cơ thường xảy ra khi người bệnh không không vận động cơ bắp thường xuyên. Ngoài ra, các trường hợp không thể di chuyển, chấn thương, bại liệt và các bệnh lý liên quan khác cũng có thể dẫn đến teo cơ.

Bệnh teo cơ thường có thể được hồi phục thông qua chương trình tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong trường hợp teo cơ do bệnh lý, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Loạn dưỡng cơ Duchenne: Cách chẩn đoán và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua