Tìm Hiểu Phương Pháp Tiêm Ozone Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp mới, hiệu quả và tiềm năng, có thể thay thế tiêm steroid hoặc phẫu thuật điều trị. Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về quy trình, hiệu quả, ưu nhược điểm và các rủi ro phát sinh để có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu liệu pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống người được tạo thành từ nhiều đốt sống (xương) xếp chồng lên nhau. Giữa các xương này là một đĩa đệm, hoạt động như một tấm đệm, giảm xóc, đàn hồi và bảo vệ cột sống. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phát triển khi lớp bên ngoài của đĩa đệm bị rách và phân nhân bên trong của đĩa đệm bị chảy ra. Tình trạng này có thể gây chèn ép các dây thần kinh, kích thích các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn, tê hoặc yếu.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có tác dụng giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống bằng cách hỗ trợ thu nhỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Các mũi tiêm ozone không làm giảm chiều cao của đĩa đệm hoặc thay đổi cấu trúc bình thường của đĩa đệm. Đây là một khác biệt đáng kể của phương pháp so với phẫu thuật, luôn thay đổi cấu trúc đĩa đệm. Mặc dù không gây thay đổi cấu trúc đĩa đệm, tuy nhiên tiêm ozone cũng giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm lâu dài, cũng như góp phần ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Liệu pháp tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm đã được triển khai ở châu Âu và châu Á kể từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 1980. Tại Việt Nam, phương pháp này đã có mặt vào năm 2018 tại Bệnh viện Xanh Pôn. Nghiên cứu cho thấy, liệu pháp mang đến hiệu quả cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cho khoảng 65 – 80% bệnh nhân sau điều trị. Hơn nữa, tỷ lệ rủi ro, tác dụng phụ của liệu pháp này tương đối thấp. Ngoài ra, liệu pháp có thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 40 phút và người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày.

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Trong phương pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm, khí oxy ozone sẽ được đưa qua đường tiêm vào đĩa đệm bị thoát vị. Bác sĩ sẽ đưa chất điều trị trực tiếp vào đĩa đệm thông qua kim tiêm, điều này giúp làm giảm thể tích bên trong đĩa đệm. Ozone sẽ dẫn đến quá trình oxy hóa proteoglycan, là những protein được tìm thấy trong trung tâm giống như gel của đĩa đệm (được gọi là nhân nhầy). Khi thể tích đĩa đệm giảm đi, áp lực lên các dây thần kinh cũng giảm đi, từ đó cải thiện cơn đau nhức và góp phần phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Quy trình tiêm Ozone không chỉ giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà còn góp phần mang lại sức khỏe lâu dài cho đĩa đệm bằng cách:

  • Kích thích phát triển, tăng số lượng các tế bào ở lớp vỏ ngoài của đĩa đệm (vòng xơ), từ đó tăng khả năng sửa chữa vết rách xuất hiện cũng như ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát
  • Huy động tất cả các tế bào gốc của cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và bảo vệ đĩa đệm
  • Cải thiện khả năng của các tế bào để đối phó với stress oxy hóa
  • Giảm viêm
  • Cải thiện lưu lượng máu đến khu vực đĩa đệm và cột sống
  • Tăng dẫn lưu bạch huyết

Bên cạnh đó, tiêm ozone cũng làm tăng cường lưu thông máu, ổn định hệ thống miễn dịch, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Ai phù hợp với liệu pháp tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm?

Phương pháp tiêm ozone trị thoát vị đĩa đệm phù hợp người bệnh không đủ điều kiện phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật điều trị. Liệu pháp này thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, không mang lại hiệu quả.

tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm
Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp với các triệu chứng trung bình, nhẹ và không có tổn thương thần kinh

Thông thường, phương pháp tiêm ozone sẽ được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình
  • Các triệu chứng chẳng hạn như đau, nhức, kéo dài và không được cải thiện dù đã áp dụng các phương pháp điều trị khác
  • Dây thần kinh cột sống, thần kinh tọa có dấu hiệu bị chèn ép
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát

Trước khi tiến hành liệu pháp, người bệnh sẽ được đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Quy trình tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Quy trình tiêm ozone là phương pháp ngoại trú và người bệnh có thể về nhà ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương, thể tích nhân nhầy, các tổn thương đi kèm và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Trong ngày thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được hạn chế ăn uống ít nhất trong 6 giờ. Trong vòng 30 phút đến 1 tiếng trước khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.

Quy trình được thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân được nằm sấp hoặc ngồi xoay lưng để lộ vị trí cần tiêm
  • Bác sĩ sát trùng vị trí tiêm, tiêm thuốc gây tê cục bộ vào dưới da theo hướng dẫn của hình ảnh CT
  • Bác sĩ sử dụng 1 kim mảnh đưa vào trị trí cần tiêm, kim tiêm vuông góc với bề mặt da sau đó đẩy kim vào trung tâm nhân nhầy đĩa đệm
  • Bơm khí ozone vào nhân nhầy đĩa đệm và các vị trí cần thiết khác, nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiêm thêm thuốc corticoid để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Rút kim tiêm ra khỏi cơ thể, băng vết thương để tránh nhiễm trùng

Quy trình tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm thường chỉ mất 40 phút thực hiện. Sau đó người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe, nghỉ ngơi trong 24 giờ. Trong thời gian này, cần tránh vận động mạnh, tập thể dục và di chuyển nhẹ nhàng.

Người bệnh được đề nghị nghỉ ngơi trong 3 ngày, sau đó có thể quay trở lại các hoạt động thể chất hoặc vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Ưu và nhược điểm khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm được đánh giá là hiệu quả cao, có thể thay thế cho liệu pháp tiêm steroid và phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, liệu pháp này có thể mang đến một số ưu  và nhược điểm, chẳng hạn như:

1. Ưu điểm

Liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ozone có thời gian phục hồi ngắn và tỷ lệ biến chứng thấp. Bên cạnh đó, liệu pháp cũng mang lại một số ưu điểm khác, chẳng hạn như:

  • Thủ thuật xâm lấn tối thiểu, không gây đau, không thay đổi cấu trúc đĩa đệm, hạn chế tối đa các tổn thương cơ, cột sống
  • Đây là một thủ thuật ngoại trú, người bệnh không cần lưu viện và có thể ra về ngay trong ngày
  • Chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng
  • Không gây đau đớn, khó chịu, tỷ lệ rủi ro thấp
  • Người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động thể chất, tập thể dục và sinh hoạt nhẹ nhàng sau 3 ngày

2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nhược điểm, chẳng hạn như:

  • Khó định lượng ozone phù hợp khi đưa vào đĩa đệm
  • Nếu hít phải khí ozone có thể dẫn đến tổn thương phổi

Mặc dù khó định liều lượng phù hợp khi tiêm ozone, tuy nhiên lượng ozone dư thừa sẽ chuyển hóa thành oxy. Điều này không gây độc và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm có tốt hơn phẫu thuật không?

Phương pháp điều trị bằng phương pháp tiêm đĩa ozone vượt trội hơn so với một số phương pháp phẫu thuật cột sống. Tiêm ozone không tạo ra chấn thương lớn cho cơ thể vì các mũi tiêm chỉ xâm lấn tối thiểu, tạo ra một vết kim tiêm rất nhỏ, không gây đau đớn. Quy trình này cũng không làm thay đổi giải phẫu đĩa đệm như phẫu thuật. Một khi cấu trúc cột sống và đĩa đệm đã thay đổi thì không thể đảo ngược được. Sự thay đổi trong giải phẫu đĩa đệm có thể dẫn đến các vấn đề trong tương lai, chẳng hạn như thoái hóa đĩa đệm nhanh hơn.

tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không
Tiêm ozone là phương pháp không xâm lấn và không gây thay đổi cấu trúc đĩa đệm, do đó rất an toàn và ít rủi ro

Tiêm Ozone điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả tương tự như phẫu thuật mà không có rủi ro hoặc tác dụng phụ liên quan đến phẫu thuật. Đây là một thủ tục ngoại trú trong ngày, có thời gian phục hồi nhanh chóng và tỷ lệ thất bại rất thấp. Quy trình tiêm ozone không có nguy cơ mắc “Hội chứng phẫu thuật lưng thất bại” vốn phát triển ở hơn 25% những người trải qua phẫu thuật cột sống.

Ngoài ra, vì tiêm ozone không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu của đĩa đệm nên quy trình tiêm ozone có thể được lặp lại một cách an toàn nếu cần thiết và mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên các trường hợp cần tiêm ozone nhắc lại thường không phổ biến, do phương pháp có tỷ lệ thành công cao.

Tiêm ozone chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp tối ưu, hiệu quả, an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, tùy theo các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có các hướng dẫn, tư vấn phù hợp với từng người bệnh.

Rủi ro khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp tiêm ozone có thời gian phục hồi nhanh và không có tác dụng phụ đáng kể hoặc biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, sau thủ thuật, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Một số rủi ro của phương pháp bao gồm:

  • Tổn thương phổi do hít khí ozone
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm
  • Tổn thương các mô và dây thần kinh
  • Thủng màng cứng
  • Giảm nhịp tim
  • Ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, thần kinh liên quan đến thuốc gây mê

Sau khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Lưu ý khi tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả, an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên cần thực hiện phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ, tại các cơ sở y tế uy tín để ngăn ngừa các tổn thương và rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Tiến hành thăm khám và kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các rủi ro, ưu – nhược điểm và có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả
  • Sau khi thực hiện thủ thuật cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh trong vòng 24 – 48 giờ đầu tiên
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đầy đủ chất, kết hợp với kế hoạch tập luyện, sinh hoạt điều độ để hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương

Tiêm ozone là phương pháp thay thế phẫu thuật phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi người. Cụ thể, người bệnh liệt chân, bàng quang không kiểm soát, đĩa đệm bị vôi hóa hoặc thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống, thì phẫu thuật là một lựa chọn hiệu quả và an toàn hơn.

Trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất trước khi tiến hành tiêm ozone điều trị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc, tự phục hồi tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa thoát vị dĩa đệm tái phát.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua