Đĩa đệm là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống hoạt động như một bộ phận giảm xóc giữa các đốt sống và giúp cột sống chuyển động linh hoạt hơn. Đĩa đệm cũng hỗ trợ bảo vệ các dây thần kinh đi qua cột sống và đĩa đệm.

Đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận nối các đốt sống lại với nhau

Đĩa đệm là gì? Nằm ở đâu?

Cột sống người được tạo thành từ 24 đốt sống, giữa các đốt sống có một đĩa đệm hoạt động như một miếng đệm giảm xóc. Đĩa đệm là một cấu trúc độc đáo và thú vị, hoạt động với ba chức năng chính, bao gồm:

  • Hoạt động như một bộ giảm xóc tỏng cột sống ở giữa các đốt sống
  • Cho phép cột sống di chuyển nhẹ nhàng và linh hoạt
  • Hoạt động như những dây chằng dẻo dai để kết nối các đốt sống lại với nhau

Có tổng cộng 23 đĩa đệm trong cột sống, được cấu tạo thành hai phần là bao xơ và nhân nhầy. Bao xơ bên ngoài được làm từ vật liệu bền hình vòng cung (annulus fibrosus), nhân nhầy hay nhân tủy bên trong lớp bảo vệ này là một chất giống như thạch, được gọi là gel mucoprotein.

Khi cột sống gặp áp lực, gel sẽ di chuyển bên trong các đĩa đệm các tự phân bố để hấp thụ lực tác động của áp lực. Gel mucoprotein có thể bị mất độ ẩm tự nhiên khi cơ thể lão hóa và hấp thụ sốc ít hơn. Lớp bảo vệ bên ngoài của đĩa đệm cũng thoái hóa theo thời gian, tuổi tác và có thể bắt đầu bị rách, điều này có thể gây đau lưng mãn tính ở một số người.

Ngoài ra, đôi khi đĩa đệm cột sống có thể bị vỡ trong một số trường hợp. Điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới, đau chân và một số triệu chứng khác, chẳng hạn như tê và yêu các chi dưới. Nếu vỡ hoặc tổn thương đĩa đệm cổ, người bệnh có thể bị đau ở cổ, vai, cánh tay và mất sức mạnh ở chi trên.

Cấu tạo đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm được cấu tạo từ hai bộ phận, bao gồm vòng xơ bên ngoài và nhân mềm bên trong. Cụ thể đĩa đệm được cấu tạo như sau:

1. Bao xơ

Bao xơ (Annulus Fibrosus) là phần bên ngoài của đĩa đệm, có cấu trúc tròn và bao bọc phần nhân ở trung tâm. Bao xơ được tạo thành từ collagen loại 1, nước và proteoglycan.

Bao xơ đĩa đệm có độ bền kéo cao và có khả năng năng ngăn chặn sự phân tán của phần nhân bên trong nhưng vẫn đủ để cho phép cột sống chuyển động linh hoạt.

đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm gồm hai phần là bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong

2. Nhân mềm

Nhân mềm hay nhân nhầy đĩa đệm (nucleus pulposus) là phần lõi ở trung tâm đĩa đệm, được bao bọc bởi bao xơ bên ngoài. Nhân được tạo thành từ collagen loại 2, nước và proteoglycan, với hàm lượng nước khoảng 88%. Proteoglycan trong nhân nhầy có thể tương tác với nước để chống lại sự nén và lực chèn ép lên đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, có một loại proteoglycan được gọi là Aggrecan, có nhiệm vụ duy trì lượng nước trong đĩa.

Phần nhân đĩa đệm chịu trách nhiệm phân phối lực tác động lên cột sống để tránh các chấn thương. Ngoài ra, bộ phận này cũng giúp cột sống di chuyển linh hoạt mà không gây ma sát hoặc đau đớn.

Phần bao xơ và nhân nhầy của đĩa đệm cột sống giống như hai hình trụ đồng tâm. Phân bên ngoài là điểm cuối của sụn, giúp đĩa bám chặt vào cột sống ở trên và ở dưới.

Ở trẻ sơ sinh, khoảng 80% các đĩa đệm được tạo thành từ nước. Nước là thành phần cần thiết để đĩa đệm hoạt động tốt, duy trì tính bền dẻo và hoạt động để phân bố lực tác động lên cột sống.

Chức năng của đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm cột sống hoạt động như một trục đàn hồi giữa các đốt sống, mang lại sự ổn định và cho phép khớp chuyển động theo nhiều hướng, ở cổ và lưng dưới.

Cụ thể, đĩa đệm có ba chức năng chính như sau:

  • Cho phép khớp chuyển động linh hoạt và cung cấp sự ổn định cho cột sống
  • Liên kết các thân đốt sống liền kết lại với nhau
  • Chiếm khoảng 25% chiều cao cột sống

Các vấn đề gây ảnh hưởng đến đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống là bộ phận chịu nhiều áp lực và ma sát để đảm bảo hoạt động của cơ thể, do đó rất dễ bị tổn thương. Cụ thể, các điều kiện sức khỏe và bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm bao gồm:

1. Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm (Disc bulge) là thuật ngữ mô tả phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị phồng lên, tuy nhiên vẫn nằm bên trong bao xơ. Trong khi đó, nếu phần nhân nhầy thoát ra bên ngoài, được gọi là thoát vị đĩa đệm.

phồng đĩa đệm
Phình đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong bị phồng lên và lồi ra khỏi vị trí ban đầu

Chỗ lồi hoặc bị phồng ra của đĩa đệm có thể gây áp lực lên các mô và rễ thần kinh xung quanh. Điều này có thể gây đau đớn lan xuống lưng và các vùng lân cận khác, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị phồng.

Hầu hết các trường hợp, phồng đĩa đệm được phát hiện một cách tình cờ thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI, do tình trạng này thường không dẫn đến các triệu chứng cụ thể, đặc biệt là ở bệnh nhân dưới 40 tuổi.

Hầu hết các trường hợp, phồng đĩa đệm có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau lưng hoặc các triệu chứng khác, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.

2. Vỡ đĩa đệm

Các đĩa đệm hoạt động để hấp thụ chấn động giữa các đốt sống. Do đó, trong một số trường hợp, khi lực tác động quá lớn có thể dẫn đến vỡ đĩa đệm. Tình trạng này khiến phần bao xơ bị rách và nhân nhầy nhô ra ngoài. Điều này có thể gây chèn ép các dây thần kinh cột sống và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Vỡ đĩa đệm (Ruptured disc) có thể gây đau thắt lưng nghiêm trọng và đau khi là gây đau xuống phía sau chân, được gọi là đau thần kinh tọa. Các dấu hiệu đau thần kinh tọa khác có thể bao gồm:

  • Đau nhói ở phía sau mông và chân (thường là ở một bên)
  • Ngứa ran ở một phần của chân hoặc bàn chân
  • Yếu ở chân

Thông thường các triệu chứng vỡ đĩa đệm sẽ được cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và trở thành mãn tính, người bệnh có thể cần cân nhắc phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống (Herniated disk) xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra bên ngoài bao xơ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở cột sống và có thể gây kích thích các dây thần kinh xung quanh.

Tùy thuộc vào đĩa đệm bị thoát vị, các triệu chứng có thể bao gồm đau đớn, tê, yếu ở cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên một số người có thể không có triệu chứng nhận biết cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng không được điều trị có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây cắt đứt các xung thần kinh cân bằng ở lưng và chân. Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể bị mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng cách bài tập kéo dài và tăng cường sức mạnh ở lưng và các cơ xung quanh. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, tránh mang vác nặng, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp ở lưng, chân, bụng cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

4. Xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm (Disc desiccation) là một trong những đặc điểm chung của bệnh thoái hóa đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm bị mất nước, trở nên khô cứng và thiếu tính linh hoạt. Thông thường đĩa đệm chứa đầy chất lỏng, tuy nhiên khi cơ thể lão hóa, các đĩa đệm bắt đầu mất nước. Chất lỏng được thay thế bằng sụn sợi (các mô sợi để tạo thành bao xơ bên ngoài của đĩa đệm).

Xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị mất nước

Dấu hiệu đầu tiên của xẹp đĩa đệm là cứng ở lưng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau, yếu hoặc ngứa ran ở lưng. Tùy thuộc vào đĩa đệm bị ảnh hưởng, người bệnh có thể cảm thấy tê hoặc đau đớn ở vị trí bị ảnh hưởng.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể chuyển từ lưng đến một hoặc cả hai chân. Đôi khi người bệnh có thể bị mất phản xạ ở đầu gối và hai chân. Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh giữ tư thế tốt, giảm cân và giữ cân nặng khỏe nặng, tránh các tư thế gây đau lưng, chẳng hạn như nâng các vật nặng.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, thực hiện xoa bóp hoặc vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp hiếm khi xảy ra, người bệnh có thể cần phẫu thuật cột sống để giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

5. Thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm (Degenerative disc disease) xảy ra khi một hoặc nhiều đĩa đệm bị mất sức mạnh. Đây là một tình trạng tiến triển theo thời gian, xảy ra khi đĩa đệm bị hao mòn hoặc chấn thương.

Đặc trưng của tình trạng thoái hóa đĩa đệm là đau đớn. Cơn đau có một số đặc trưng như:

  • Chủ yếu gây ảnh hưởng đến lưng dưới
  • Có thể kéo dài đến mông và chân hoặc kéo dài từ cổ đến cánh tay, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện động tác uốn cong hoặc xoắn
  • Kéo dài trong vài ngày hoặc vài tháng

Một số người bệnh có thể bị tê tay, chân hoặc yếu cơ. Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm có thể được cải thiện khi tập thể dục hoặc đi bộ.

Hầu hết các trường hợp thoái hóa đĩa đệm được điều trị bằng cách chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn và kê đơn. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp, hỗ trợ giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của cột sống.

Trong các trường hợp cần thiết,. người bệnh có thể cần phẫu thuật để tái tạo đĩa đệm hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo.

Cách giữ đĩa đệm khỏe mạnh

Để tăng cường sức khỏe của đĩa đệm và tránh các rủi ro liên quan, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Tập thể dục thường xuyên và đảm bảo kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh cột sống và cơ sinh học hỗ trợ các đĩa đệm
  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây thêm áp lực lên cột sống
  • Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để tránh nguy cơ thoái hóa đĩa đệm
  • Uống rượu vừa phải hoặc không uống rượu
  • Giữ nước trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước
  • Duy trì tư thế cột sống tốt, chẳng hạn như ngồi và đứng thẳng
  • Ngủ trên nệm chắc chắn hoặc có hỗ trợ cột sống
  • Chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các vitamin và khoáng chất

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống với nhiệm vụ giữ các đốt sống lại với nhau và hỗ trợ giảm xóc cho cột sống. Đĩa đệm có thể hao mòn theo thời gian và dẫn đến nhiều rủi ro cũng như bệnh lý gây hạn chế hoạt động bình thường. Tuy nhiên có nhiều biện pháp để tăng cường sức khỏe đĩa đệm và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

Nếu bị đau lưng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp giảm đau, chẳng hạn như sử dụng thuốc, tập thể dục phù hợp hoặc vật lý trị liệu.

Tham khảo thêm: Đau thắt lưng (đau lưng dưới): Nguyên nhân, cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua