Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic? Bác Sĩ Tư Vấn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết, từ đó giúp người bệnh có kế hoạch tập luyện, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic
Thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không?

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bệnh hạn chế vận động, tập thể dục và có lối sống thụ động để giảm đau. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh tập thể dục là một trong những nguyên nhân chính khiến thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc tập thể dục, vật lý trị liệu đúng cách có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Vậy người bệnh nên tập thể dục như thế nào, các môn cần tránh và lưu ý gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không, các bác sĩ cho biết, người bệnh nên lập kế hoạch luyện tập thường xuyên, đều đặn để nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể, các bài tập aerobic được đánh là một phần quan trọng trong các chương trình tập thể dục điều trị đau lưng, tăng cường chức năng cột sống cũng như hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Các bài tập aerobic tác động thấp có thể làm tăng nhịp tim mà không gây đau cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tập aerobic đều độ có thể góp phần mang đến một số lợi ích, chẳng hạn như:

  • Giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai
  • Phục hồi khả năng vận động cũng như giữ cột sống luôn linh hoạt, hạn chế nguy cơ cứng khớp, mất khả năng di chuyển do thoát vị đĩa đệm mãn tính
  • Kích thích cơ thể sản xuất endorphin, có tác dụng giảm đau tự nhiên cũng như góp phần ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm
  • Đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh các áp lực dư thừa lên cột sống

Theo khuyến cáo, người bệnh nên thực hiện các bài tập ít nhất 20 – 30 phút mỗi lần, 3 – 5 ngày mỗi tuần để đạt hiệu quả tối đa. Đối với các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể bắt đầu với chương trình tập ngắn hơn, chẳng hạn như đi bộ 5 – 10 phút và tăng dần khi cơ thể đã quen với cường độ tập luyện. Nếu các bài tập gây đau hoặc có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Các môn aerobic phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm

Trước khi thực hiện các bài tập aerobic điều trị người thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp nhất. Tập luyện đều đặn và đúng cách góp phần giảm đau, chống viêm cũng như góp phần cải thiện sức khỏe cột sống.

Một số bài tập được liệt kê dưới đây có thể cải thiện sức mạnh trong tư thế và các cơ cốt lõi, đồng thời giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống, góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm.

1. Đi bộ

Đi bộ tập thể dục là một gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc thoát vị đĩa đệm có tập aerobic được không. Đi bộ là một hình thức vận động tác động thấp, cần thiết để duy trì sức khỏe và giữ cột sống linh hoạt mà không gây tác động đến cấu trúc cột sống.

Đau lưng có nên tập aerobic
Đi bộ là môn thể thao tác động thấp, có thể giúp giãn cơ và hạn chế áp lực lên đĩa đệm cột sống

Một số lợi ích khi đi bộ tập thể dục bao gồm:

  • Tăng cường cơ bắp ở chân, hông và toàn thân, giúp tạo sự ổn định cho cột sống, giữ các cơ cân bằng và ổn định tư thế thẳng đứng
  • Tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó nuôi dưỡng đĩa đệm và các cấu trúc cột sống khác
  • Cải thiện tính linh hoạt, mở rộng phạm vi chuyển động, ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra
  • Tăng cường xương, giảm nguy cơ mất xương, cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp
  • Kiểm soát cân nặng, tránh gây áp lực lên các đĩa đệm và cột sống

Đối với người thoát vị đĩa đệm, việc đi bộ cần đảm bảo đúng tư thế, thăng bằng, ổn định để tránh gây tổn thương đến cấu trúc cột sống. Bên cạnh đó, cần tập luyện điều độ, tránh lạm dụng quá mức, điều này có thể gây đau lưng và nhiều rủi ro khác.

Một số lưu ý khi đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Giãn cơ, làm nóng cơ thể trước khi đi bộ, bao gồm các cơ cổ, cánh tay, hông, cơ bắp chân trên – dưới và cơ mắt cá chân
  • Đi bộ với tốc độ vừa phải, duy trì hơi thở
  • Bắt đầu với 5 phút và tăng dần đến 30 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi tuần
  • Luôn giữ đầu và vai thẳng, ngẩng cao, siết cơ bụng, tránh nghiêng người và sải chân đều nhau, tránh bước dài bước ngắn

Thảo luận với bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi đi bộ tập thể dục. Nếu quá trình tập luyện gây đau hoặc khó chịu, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Đi bộ với máy Elip

Máy tập Elip mô phỏng một số bài tập aerobic, chẳng hạn các động tác đi, chạy, lên cầu thang một cách chính xác, góp phần tăng cường khả năng chuyển động và ít tác động đến các đĩa đệm, cột sống.

Hầu hết các máy tập đều sử dụng bàn đạp hoặc băng tải, do đó bàn chân sẽ không chạm mặt đất trong suốt quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, một số máy tập cũng có cài đặt chế độ kháng lực, nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp.

Ưu điểm của máy tập Elip:

  • Không gây căng thẳng lên cột sống, đĩa đệm, các khớp và xương
  • Hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp
  • Có thể điều chỉnh độ nghiêng, dốc, tốc độ phù hợp với từng đối tượng

Nhược điểm:

  • Có thể gây khó khăn khi mới bắt đầu
  • Chủ yếu tập trung vào thắt lưng, hông, chân, hiệu quả thấp đối với các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trước khi sử dụng máy tập Elip, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để được hướng dẫn phù hợp nhất. Tốt nhất người bệnh nên tập luyện ở phòng tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng chuyên nghiệp để tránh các rủi ro phát sinh.

3. Đi xe đạp cố định

Đi xe đạp cố định là hành động mô phỏng động tác đi xe đạp ngoài trời, cung cấp các hoạt động nhịp điệu mà không gây tác động đến cột sống. Đi xe đạp cố định là một gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không. Bên cạnh đó, các loại xe đạp cố định cũng có thể điều chỉnh kiểu tập luyện, nghiêng về phía trước, nghiêng về phía sau hoặc cung cấp các hỗ trợ lưng phù hợp nhất.

Bài tập aerobic cho người thoát vị đĩa đệm
Đạp xe cố định có thể duy trì tính linh hoạt mà không gây tác động lên cột sống

Ưu điểm khi đạp xe cố định:

  • Hoạt động tác động thấp, không gây áp lực lên cột sống và các đĩa đệm
  • Có nhiều chế độ tập và loại xe nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tập

Những điều cần lưu ý khi đi xe đạp cố định:

  • Kiểm tra tư thế ngồi, điều chỉnh sao cho yên xe cao ngang hông để tránh gây áp lực lên đầu gối
  • Bàn đạp xe cần có độ rộng phù hợp và dây cố định để hỗ trợ cột sống thắt lưng
  • Đảm bảo không gian đặt xe đạp đủ rộng, có thể lên xuống xe an toàn mà không gây khó chịu
  • Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

4. Bơi lội

Bơi lội là bài tập aerobic tác động thấp, ít tác động đến cột sống thắt lưng và các đĩa đệm. Khi bơi, sức nổi của nước sẽ hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, giảm căng thẳng cho cột sống, đồng thời tăng cường phạm vi chuyển động. Tương tự như các bài tập thể dục khác, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi bơi để tránh gây tổn thương lưng dưới, cột sống cổ.

Lưu ý khi bơi lội cho người thoát vị đĩa đệm:

  • Áp dụng các tư thế bơi thích hợp, chẳng hạn như bơi ếch, giữ thăng bằng cơ thể trong nước và giữ đầu thẳng thay vì nâng lên
  • Nếu có thể hãy bơi ngửa thay bì bơi khi nằm sấp
  • Khi ngoi lên để lấy hơi, hãy nghiêng người sang hai bên thay vì giật đầu ra phía sau, điều này có thể giảm áp lực tối đa lên cột sống cổ
  • Đeo kính bảo hộ để đảm bảo các cử động đầu thích hợp khi đang bơi
  • Sử dụng các thiết bị nổi, chẳng hạn như phao, để đảo bảo tư thế phù hợp khi bơi

Nếu bơi lội gây đau hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

5. Tập thể dục dưới nước

Các chương trình tập thể dục trị liệu dưới nước là một gợi ý phổ biến khi người bệnh đang tìm hiểu thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Những bài tập này dựa trên sự hỗ trợ của nước, giúp tăng cường cơ bắp, tránh gây ảnh hưởng đến cột sống, đĩa đệm và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Các chương trình tập thể dục dưới nước đặc biệt hiệu quả khi người bệnh không thể tập thể dục trên cạn do các cơn đau, tổn thương và nhiều yếu tố khác. Liệu pháp dưới nước mang lại các lợi ích giống như chương trình tập thể dục trên cạn, tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

Bị thoái hóa cột sống cổ tập aerobic được không
Các bài tập thể dục dưới nước giúp giảm đau và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn

Lợi ích của chương trình tập thể dục dưới nước:

  • Nước tạo ra một độ nổi nhất định, hạn chế các áp lực lên đĩa đệm, cột sống, từ đó phục hồi chức năng vận động linh hoạt
  • Nước cũng tạo ra một lực ma sát nhẹ nhàng, hỗ trợ điều hòa cơn đau ở cột sống, đồng thời ngăn ngừa các chấn thương thêm do mất thăng bằng, té ngã
  • Áp suất nước giúp tăng cường chức năng tim, phổi, cải thiện lưu lượng máu đến cơ bắp và ngăn ngừa cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Các bài tập trị liệu dưới nước phổ biến bao gồm:

  • Bài tập đầu gối chạm ngực: Người bệnh đứng trên một chân, hơi khuỵu chân, tay giữ thành bể, một chân co lại, nâng lên cao đến khi chạm ngực. Động tác này có thể kéo giãn các cơ ở thắt lưng, hông, chân.
  • Bài tập nâng cao chân: Một tay giữ thành bể, một chân dạng rộng đưa về phía trước và phía sau. Động tác này có thể tăng cường, kéo dài cơ ở chân, hông và lưng dưới.
  • Bài tập đi bộ bên hồ bơi: Người tập đi bộ trong bể bơi sau đó mực nước cao ngang ngực và các động tác như co đầu gối không gây đau đớn hoặc khó chịu.

Các bài tập dưới nước thường mang lại hiệu quả cao hơn khi được thực hiện trong môi trường nước ấm và có khuấy động, chẳng hạn như hồ bơi tạo sóng. Hình thức trị liệu này có thể thư giãn các cơ bắp, cải thiện lưu lượng máu và giúp cơ bắp di chuyển linh hoạt hơn.

Lưu ý khi tập aerobic cho người thoát vị đĩa đệm

Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không. Bên cạnh đó, khi bắt đầu các chương trình tập luyện, cần tránh việc tập luyện quá mức, điều này có thể khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Để chương trình tập luyện đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chọn bài tập có tác động thấp: Các nhiều bài tập, hoạt động có thể gây chấn thương đĩa đệm, gây đau đớn và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Các bài tập phù hợp chẳng hạn như bơi lội, đi bộ và đạp xe cố định.
  • Tập cardio tác động thấp: Các bài tập cardio tác động thấp có thể giúp tăng cường cơ lưng, hạn chế các vấn đề mãn tính như loãng xương, viêm khớp. Các bài tập phổ biến bao gồm yoga, squat, lunge.
  • Các bài tập cần tránh: Các bài tập với tác động lặp đi lặp lại, mạnh mẽ có thể làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ chấn thương. Tránh chạy, đặc biệt là trên các bề mặt cứng, nhảy dây, nhảy trên bạt nhún lò xo, có thể gây tổn thương đĩa đệm.

Tập thể dục và duy trì vận động thể chất là điều cần thiết để điều trị thoát vị đĩa đệm. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc các nhà vật lý trị liệu và có kế hoạch tập luyện phù hợp nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua