Giãn Dây Chằng Đắp Lá Gì Chóng Khỏi? Điều Cần Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Dùng lá lốt, ngải cứu, xương rồng… có thể giúp giải đáp giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi. Đây đều là những cây thuốc nam quen thuộc, chứa các hoạt chất kháng viêm và giảm đau. Khi dùng có thể giúp xoa dịu nhanh cảm giác đau đớn và co thắt, cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra dùng bài thuốc đắp còn giúp thúc đẩy chữa lành tổn thương.

Tìm hiểu giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi
Tìm hiểu giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi? Cách thực hiện và những điều cần lưu ý

Giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi?

Giãn dây chằng là một chấn thương không quá nghiêm trọng, có thể được điều trị bằng những bài thuốc đắp. Dây chằng là mô sợi kết nối các xương, ổn định khớp. Nó giúp hạn chế hoạt động quá mức và duy trì tính linh hoạt của khớp xương.

Tuy nhiên vận động sai tư thế, thay đổi chuyển động đột ngột hoặc chấn thương có thể khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương (xước/ rách). Điều này dược gọi là giãn dây chằng.

Bệnh nhân bị giãn dây chằng thường đau đớn đột ngột ở vùng ảnh hưởng (lưng, đầu gối, khuỷu tay, háng…), có cảm giác co thắt hoặc co cứng khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Ngoài ra các khớp xương còn lỏng lẻo và khó cử động.

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc đắp để cải thiện triệu chứng. Vậy giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi? Dưới đây là những bài thuốc hữu hiệu nhất:

1. Chườm đắp ngải cứu chữa giãn dây chằng

Ngải cứu còn được gọi là Ngải diệp – một vị thuốc thường được dùng chườm đắp chữa đau và sưng do giãn dây chằng. Thảo dược này thuộc họ cúc, toàn thân được dùng làm thuốc. Ngải cứu có vị đắng và cay, tính ấm, có tác dụng đuổi lạnh, ôn trung và trừ thấp.

Chườm nóng với ngải cứu giúp giảm đau, thư giãn khớp xương, tăng lưu thông máu tại chỗ. Điều này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng tổn thường, người bệnh sớm phục hồi vận động và trở lại hoạt động sinh hoạt.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu còn có tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, ngừng máu và an thai. Một số hoạt chất trong thảo dược giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, hóa đờm, giảm ho và giảm đau hiệu quả.

Chườm đắp ngải cứu chữa giãn dây chằng
Chườm đắp với lá ngải cứu giúp giảm nhẹ cơn đau, thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng bị thương

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu tươi
  • Một ít giấm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo, giã nát ngải cứu
  • Trộn ngải cứu với lượng giấm đã chuẩn bị
  • Đắp hỗn hợp lên khu vực bị đau, thư giãn trong 20 phút
  • Vệ sinh da với nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.

2. Chữa giãn dây chằng bằng lá lốt

Để giải đáp thắc mắc “Giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi?“, người bệnh có thể dùng lá lốt chườm đắp lên vùng bị đau. Đây là một loại thảo dược quý, thường được tìm thấy quanh nhà.

Lá lốt còn được gọi là Tất bát, thuộc họ Hồ tiêu. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, loại thảo dược này chứa chất xơ, protein, canxi, vitamin C, phốt pho và chất sắt. Những dưỡng chất này giúp cải thiện chất lượng xương, tăng cường chức năng xương khớp, giảm đau và phục hồi vận động. Ngoài ra hoạt chất piperonyl, piperine giúp giảm đau hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay và mùi thơm nồng. Loại thảo dược này có tác dụng tán hàn, hạ khí, chỉ thống, ôn trung, tỵ uyên và yêu cước thống. Do đó dùng lá lốt có thể chữa chứng phong hàn thấp; giảm đau nhức xương khớp, đau lưng, đau đầu gối do giãn dây chằng hiệu quả.

Khi chườm đắp, loại thảo dược này còn giúp tăng lưu thông máu tại chỗ, tiêu viêm, giảm tình trạng tê bì và co thắt. Đồng thời thư giãn khớp xương, cải thiện chức năng vận động và tính linh hoạt.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo lá lốt
  • Giã dập hoặc cắt nhỏ lá lốt. Sao nóng thảo dược với muối hạt
  • Đựng hỗn hợp trong túi vải, đặt lên vùng bị đau trong 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để sớm khắc phục các triệu chứng.

3. Bài thuốc đắp từ xương rồng giảm đau do giãn dây chằng

Nếu đau nhiều hoặc đau dai dẳng do giãn dây chằng, người bệnh có thể chườm đắp với xương rồng để cải thiện tình trạng. Chất nhầy của xương rồng chứa hoạt chất heterosid flavon giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Khi dùng có thể giảm nhanh triệu chứng sưng và đau.

Ngoài ra thường xuyên chườm đắp với xương rồng còn giúp dây chằng, cơ và khớp xương được thư giãn, tăng lưu thông máu. Điều này giúp thúc đẩy chữa lành tổn thương, cải thiện chức năng và tính dẻo dai cho dây chằng bị căng giãn.

Khi dùng bài thuốc đắp từ xương rồng, cần thận trọng để tránh mủ và gai xương rồng làm tổn thương da.

Bài thuốc đắp từ xương rồng giảm đau do giãn dây chằng
Bài thuốc đắp từ xương rồng giúp kháng viêm và giảm sưng đau do giãn dây chằng

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ gai, ngâm và rửa sạch xương rồng
  • Giã nát xương rồng và xào nóng với một ít muối hạt
  • Đựng hỗn hợp trong một túi vải, buộc chặt miệng túi
  • Đắp túi vải lên vùng đang bị đau, giữ nguyên trong 20 phút, nên thư giãn trong thời gian chườm đắp
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục 7 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

5. Chữa giãn dây chằng từ nghệ vàng và thảo dược khác

Người bệnh có thể sử dụng nghệ để kháng viêm và giảm đau do giãn dây chằng (chẳng hạn như giãn dây chằng lưng, giãn dây chằng đầu gối, giãn dây chằng háng…). Loại thảo dược này có vị đắng và cay, tính ôn, quy vào hai kinh gồm Can và Tỳ.

Nhờ chứa curcumin (chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ), nghệ vàng giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau. Ngoài ra thảo dược này còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, dùng ngoài da giúp điều trị sẹo hiệu quả.

Trong thành phần của nghệ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm khác, canxi, chất sắt, kali, vitamin C, K, E. Vì thế bên cạnh bài thuốc đắp, người bệnh cũng có thể uống 1 muỗng bột nghệ với 200ml sữa tươi hoặc nước ấm để thúc đẩy quá trình điều trị.

+ Thực hiện cách 1: Nghệ vàng với lá cúc tần

Nguyên liệu:

  • 40 gram nghệ vàng
  • 40 lá cúc tần
  • 30ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nhỏ nghệ vàng và lá cúc tần
  • Thêm rượu vào hỗn hợp, trộn đều và xào nóng
  • Kiểm tra nhiệt độ, chườm đắp vào chỗ sưng đau, dùng băng gạc để cố định thảo dược
  • Thư giãn trong 30 phút, rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày. Kiên trì cho đến khi các triệu chứng được khắc phục.

+ Thực hiện cách 2: Nghệ vàng với lá ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 40 gram nghệ vàng
  • 40 gram lá ngải cứu
  • 30ml rượu trắng
  • 30ml giấm thanh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nhỏ nghệ vàng và lá ngải cứu
  • Thêm rượu và giấm thanh vào hỗn hợp, trộn đều
  • Xào nóng
  • Dùng hỗn hợp bó vào chỗ sưng đau, cố định thuốc đắp bằng băng gạc
  • Thư giãn trong 30 phút, rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.

5. Dùng lá náng chữa giãn dây chằng

Dùng lá náng mỗi ngày 1 – 2 lần có thể giúp giải đáp thắc mắc giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi. Đây là một loại thảo dược có tính mát, vị cay, có tác dụng tán ứ, tiêu sưng, thông huyết và giảm đau.

Vì thế chườm đắp với lá náng có thể giúp ngăn viêm, giảm đau nhức và sưng tấy do giãn dây chằng. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu tại chỗ, làm tan vết bầm, phục hồi chức năng dây chằng bị thương.

Ngoài giãn dây chằng, cách chườm đắp với lá náng còn phù hợp với bệnh nhân bị sai khớp, bong gân, nhức mỏi xương khớp, đau lưng do nhiều nguyên nhân.

Dùng lá náng chữa giãn dây chằng
Dùng lá náng chữa giãn dây chằng giúp tán ứ, tiêu sưng, thông huyết và giảm đau nhức hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lá náng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá náng và để ráo nước
  • Hơ nóng lá náng và đắp vào những vùng bị đau. Thận trọng để tránh gây bỏng da
  • Chườm đắp từ 15 – 20 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần để sớm giảm nhẹ các triệu chứng.

6. Bài thuốc đắp từ lá chìa vôi trị giãn dây chằng

Lá chìa vôi cũng là một loại dược liệu thường được sử dụng trong điều trị giãn dây chằng. Loại thảo dược này có tính mát, vị đắng và chua. Khi dùng giúp hành huyết, tán kết, giải độc, điều trị đau nhức cơ xương, chữa phong thấp.

Đối với giãn dây chằng, bong gân hoặc những chấn thương gây phù nề, lá chìa vôi có tác dụng điều trị tổn thương, giảm sưng nề, giảm đau và ngăn tụ máu. Đồng thời hỗ trợ người bệnh trở lại các hoạt động sinh hoạt, tăng cường sức cơ và hạn chế chấn thương thêm.

Nguyên liệu:

  • Lá chia vôi và lá thầu dầu tía với liều lượng bằng nhau
  • Rượu hoặc giấm

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nát lá chìa vôi và lá thầu dầu tía
  • Trộn hỗn hợp với rượu hoặc giấm
  • Sao nóng
  • Đắp và bó hỗn hợp vào chỗ chấn thương
  • Mỗi ngày thay thuốc từ 1 – 2 lần. Sau 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy triệu chứng sưng đau thuyên giảm đáng kể.

7. Dùng lá cây đại chữa giãn dây chằng

Cây đại thuộc họ Trúc đào, tên khoa học Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey. Loại thảo dược này chứa funvoplumierin có tác dụng kháng sinh, ngăn ngừa tình trạng tổn thương thêm của dây chằng.

Theo Y học cổ truyền, cây đại chứa nhựa mủ có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Đồng thời giúp giảm sưng tấy và hỗ trợ giảm đau. Chính vì thế, thảo dược thường được dùng trong điều trị bong gân, sai khớp, mụn nhọt và giãn dây chằng.

Dùng lá cây đại chữa giãn dây chằng
Sát trùng, tiêu viêm, giảm sưng tấy và giảm đau sau giãn dây chằng bằng cách sử dụng lá đại tươi

Nguyên liệu:

  • 100 – 200 gram lá đại tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nhỏ lá đại tươi
  • Đắp thảo dược lên vùng bị thương, băng lại, giữ nguyên trong 30 phút
  • Mỗi ngày chườm đắp 2 lần để khắc phục tình trạng.

Lưu ý khi điều trị giãn dây chằng bằng thuốc đắp

Giãn dây chằng và các triệu chứng (sưng, đau, bầm tím, co thắt…) có thể được cải thiện bằng bài thuốc đắp. Những bài thuốc này chứa thảo dược thiên nhiên, lành tính, thường không gây phản ứng bất thường khi chườm đắp.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao khi điều trị, bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Thăm khám để đánh giá mức độ nghiêm trọng của giãn dây chằng. Đồng thời áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.
  • Những trường hợp nhẹ thường đáp ứng tốt với các bài thuốc. Những trường hợp nặng hơn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thay đổi phương pháp điều trị nếu các triệu chứng không giảm.
  • Xử lý giãn dây chằng đúng cách trước khi áp dụng các bài thuốc đắp. Bao gồm: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao vùng bị thương. Điều này giúp quá trình chữa trị diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Không nên chườm nóng trong 72 giờ đầu sau chấn thương.
  • Thận trọng khi chườm nóng với thảo dược để tránh gây bỏng da.
  • Thực hiện bài thuốc đúng cách và đều đặn, kiên trì trong 10 ngày để khắc phục các triệu chứng.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu sưng đau tăng theo thời gian hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
  • Ngừng sử dụng bài thuốc đắp nếu có dấu hiệu dị ứng. Các triệu chứng thường gặp gồm đỏ da, nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy…
  • Nên kết hợp các bài thuốc đắp với chế độ ăn uống cho người giãn dây chằng, tập phục hồi chức năng và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng vận động và dây chằng bị thương.

Trên đây là thông tin giải đáp “Giãn dây chằng đắp lá gì chóng khỏi?“, cách thực hiện bài thuốc và những điều cần lưu ý. Một số loại thảo dược có thể giúp kháng viêm, giảm sưng đau và thúc đẩy chữa lành dây chằng bị thương. Tuy nhiên cách dùng thảo dược chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ. Những trường hợp bị tổn thương nặng cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp chữa trị thích hợp hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua