Phương pháp châm cứu viêm quanh khớp vai trị bệnh hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Châm cứu viêm quanh khớp vai là một phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Khi điều trị, nhiều kim nhỏ và mảnh được sử dụng để tác động vào các huyệt đạo. Điều này giúp làm dịu cơn đau, thông kinh hoạt lạc và mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị viêm quanh khớp vai.

Châm cứu viêm quanh khớp vai
Châm cứu viêm quanh khớp vai giúp giảm đau, đả thông kinh mạch, thông kinh hoạt lạc, cải thiện vận động

Bệnh viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền

Viêm quanh khớp vai là tình trạng viêm và tổn thương ở phần mềm xung quanh khớp gai, bao gồm bao khớp, túi thanh, , gândây chằng. Điều này dẫn đến sưng tấy và đau đớn ở vùng ảnh hưởng. Những trường hợp nặng còn bị yếu chi, cứng khớp vai và giảm khả năng vận động.

Về mặt lâm sàng, bệnh viêm quanh khớp vai được chia thành 4 thể, bao gồm:

  • Đau vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)
  • Đau vai cấp
  • Cứng khớp vai
  • Giả liệt khớp vai

Triệu chứng ở mỗi thể lâm sàng đa dạng và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Dựa vào thể bệnh và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, các liệu pháp giảm đau và phẫu thuật.

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm quanh khớp vai được chia thành 3 thể bệnh. Bao gồm:

  • Thể kiên thống
  • Thể kiên ngưng
  • Thể hậu kiên phong

Điều trị viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền thường bao gồm các bài thuốc, xoa bópchâm cứu. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà phép điều trị và các huyệt đạo cần kích thích có thể khác nhau.

Châm cứu viêm quanh khớp vai là gì?

Châm cứu viêm quanh khớp vai là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, tác động vào các huyệt đạo bằng kim châm nhỏ và mảnh. Điều này giúp đả thông kinh mạch, thông kinh hoạt lạc và giảm đau.

Trong châm cứu viêm quanh khớp vai, vị trí châm kim sẽ dựa vào mục đích điều trị, bệnh tình, các huyệt đạo tương ứng với tổn thương cụ thể. Đôi khi lá ngải cứu khô cũng được sử dụng để chế thành ngải nhung. Khi điều trị, ngải nhung được cuốn thành điếu ngải, sau đó đốt lửa để hơ những huyệt đạo cần kích thích.

Châm cứu viêm quanh khớp vai là phương pháp dùng kim châm tác động đúng cách vào các huyệt đạo
Châm cứu viêm quanh khớp vai là phương pháp dùng kim châm tác động đúng cách vào các huyệt đạo

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả và có độ an toàn cao. Tuy nhiên để đạt được mục đích điều trị và tránh rủi ro, phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao.

Tác dụng của châm cứu viêm quanh khớp vai

Khi châm cứu viêm quanh khớp vai, những huyệt đạo được kích thích sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Đả thông kinh mạch
  • Thông kinh hoạt lạc
  • Giảm đau vai
  • Giảm viêm quanh khớp vai
  • Thúc đẩy chữa lành các tổ chức mô mềm bị tổn thương
  • Thư giãn, giảm co thắt cơ
  • Phục hồi chức năng vận động và cảm giác
  • Bổ chính (kinh khí tăng cao giúp đạt mục đích điều trị)
  • Khu tà (loại trừ căn nguyên của bệnh)
  • Khử tà phù chính bao gồm việc đẩy lùi bệnh tật và tăng sức đề kháng
  • Điều hòa cân băng âm dương
  • Tăng tác dụng chữa bệnh của thuốc

Một số lợi ích khác khi được châm cứu:

  • Thư giãn
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Tăng hiệu quả làm việc của hệ thần kinh

Chống chỉ định

Những trường hợp không được thực hiện châm cứu viêm quanh khớp vai:

  • Mới ốm dậy
  • Cơ thể mệt mỏi hoặc có thể trạng và sức khỏe suy yếu
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Thiếu máu
  • Tinh thần hoặc trạng thái không ổn định
  • Quá no hoặc quá đói

Thận trọng khi châm cứu viêm quanh khớp vai

Thận trọng khi châm cứu cho những trường hợp sau:

  • Có bệnh lý về đông máu
  • Tiểu đường
  • Mang thai
  • Có kinh
Thận trọng khi châm cứu viêm quanh khớp vai cho người có kinh nguyệt
Thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi châm cứu viêm quanh khớp vai cho người có kinh nguyệt

Hướng dẫn châm cứu viêm quanh khớp vai

Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà phép điều trị và cách châm cứu sẽ khác nhau.

1. Viêm quanh khớp vai thể kiên thống

Thể kiên thống là tình trạng viêm đơn thuần, thuộc giai đoạn đầu của viêm quanh khớp vai. So với những thể bệnh khác, kiên thống gây ra những triệu chứng nhẹ và dễ điều trị hơn. Phần lớn bệnh nhân chỉ có cơn đau quanh vai, đau nhẹ. Tuy nhiên mức độ đau có thể tăng lên khi thời tiết thay đổi và vận động mạnh.

Triệu chứng

  • Đau vai
  • Đau tăng lên khi cử động, trời lạnh, độ ẩm cao và về đêm
  • Không sưng nóng và tấy đỏ
  • Không teo cơ
  • Mạch phù khẩn
  • Lưỡi nhạt rêu trắng mỏng

Phép điều trị

  • Hành khí hoạt huyết (lưu thông khí huyết)
  • Khu phong tán hàn
  • Ôn thông kinh lạc

Thủ thuật

  • Châm tả
  • Điện châm (châm cứu điện). Phương pháp này truyền dòng điện cực nhỏ qua kim châm vào các huyệt đạo để mang đến những kích thích có lợi. Điện châm được đánh giá là phương pháp giảm đau hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích khác.

Huyệt đạo cần tác động

Cần tác động vào huyệt Kiên tỉnh để điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên thống
Cần tác động vào huyệt Kiên tỉnh để điều trị viêm quanh khớp vai thể kiên thống
  • Kiên tỉnh: Huyệt này thuộc vùng vai gáy, nằm ngang trên bờ vai, nơi giao nhau giữa đường giữa xương bả vai và đường giữa ngang nối đốt sống cổ C7.
  • Kiên trinh: Huyệt này nằm ở mặt sau vai, ngay tại chỗ lõm cong của xương bả vai.
  • Kiên ngung: Sờ từ bờ xương đòn dọc ra ngoài mỏm vai thấy huyệt Kiên ngung nằm ở chỗ lõm trước và dưới.
  • Trung phủ: Huyệt này nằm ở phía ngoài xương đòn, cách xương này một thốn ngón tay, cách đường giữa ngực 6 thốn, giữa xương sườn thứ nhất và thứ hai.
  • Tý cu: Huyệt Tý cu nằm ở đầu cuối cơ tam giác cánh tay, ngay tại vùng thịt mềm.
  • Vân môn: Vị trí của huyệt Vân môn dưới bờ xương đòn gánh, chỗ hõm ngang cơ ngực, cách đường rãnh ngực 0,6 tấc, cách 1,6 tấc và ở phía trên huyệt Trung phủ.
  • Cự cốt: Huyệt này nằm ở phần lõm của hai khe xương chéo nhau, từ đầu vai vào trong.
  • Thiên tông: Huyệt Thiên tông nằm ở hố dưới vai, phía dưới là cơ dưới vai.
  • A thị huyệt: A thị huyệt nằm ở những vị trí mà khi ấn vào người bệnh cảm thấy đau đớn.

2. Viêm quanh khớp vai thể kiến ngưng

Đây là tình trạng viêm quanh khớp vai thể tắc nghẽn, còn được gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Ở thể bệnh này, khớp vai co cứng, người bệnh có cảm giác đau nhẹ nhưng khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt.

Viêm quanh khớp vai thể kiến ngưng thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương sọ não, viêm màng não và liệt nửa người. Do thể bệnh này có thể làm teo các xương và khớp xung quanh nên cần điều trị sớm.

Triệu chứng

  • Không bị đau hoặc chỉ đau nhẹ
  • Cứng khớp vai
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Teo cơ, teo các xương và khớp nếu không được điều trị

Phép điều trị

  • Hoạt huyết tiêu ứ (giảm tắc nghẽn, tiêu tán huyết ứ, lưu thông huyết dịch)
  • Giảm đau
  • Thư cân hoạt lạc
  • Trừ thấp
  • Tán hàn
  • Khu phong

Thủ thuật

  • Châm tả

Huyệt đạo cần tác động

  • Kiên tỉnh
  • Trung phủ
  • Kiên ngung
  • Vân môn
  • Thiên tông
Tác động vào huyệt Thiên tông, Kiên tỉnh để trị viêm quanh khớp vai thể kiến ngưng
Tác động vào huyệt Thiên tông, Kiên tỉnh và các huyệt khác để trị viêm quanh khớp vai thể kiến ngưng

3. Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong

Đây là tình trạng vai đông cứng kèm theo những rối loạn chức năng thần kinh của bàn tay. Viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn những thể bệnh khác.

Triệu chứng

  • Đau khớp vai, thường lan rộng xuống bàn tay
  • Cơn đau kéo dài, tăng lên khi vận động
  • Sưng phù to
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Yếu cơ
  • Móng tay dễ gãy

Phép điều trị bệnh

  • Hoạt huyết tiêu ứ
  • Bổ khí huyết
  • Thông kinh
  • Bổ khí, bổ huyết
  • Giảm đau
  • Đẩy lùi bệnh tật

Thủ thuật

  • Châm tả
  • Châm bổ/ thủy châm đưa thuốc giảm đau không steroid và các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) vào khớp.

Huyệt đạo cần tác động

Châm tả tại các huyệt:

  • Kiên tỉnh
  • Vân môn
  • Kiên ngung
  • Cự cốt
  • Thiên tông
  • Trung phủ

Châm bổ tại các huyệt:

  • Ngoại quan: Huyệt này nằm ở mặt sau cẳng tay, tính từ huyệt Dương trì đo lên, cách 2 thốn với đường lằn chỉ trên cổ tay.
  • Khúc trì: Huyệt này nằm ở phần cuối của nếp gấp khuỷu tay.
  • Thủ tam lý: Thủ tam lý còn được gọi là huyệt Thương tam lý, Quỷ tà. Huyệt này nằm dưới khuỷu tay và cách 3 thốn, lại ở vùng tay.
  • Dương trì: Vị trí của Dương trì là chỗ lõm đường lằn ngang đi qua khớp cổ tay về mu bàn tay, ở khe đầu dưới xương trụxương quay. Hãy ngửa bàn tay ra sau để làm nổi rõ gân và nếp gấp khớp khi xác định huyệt Dương trì. Điều này giúp xác định huyệt dễ dàng hơn.
  • Hợp cốc tại bên bị đau: Huyệt này nằm trên nền thịt giữa ngón trỏ và ngón cái trên cùng bàn tay, hơi lệch một chút về phía ngón trỏ. Huyệt Hợp cốc nằm trên đường giữa ngang qua xương bàn ngón tay.
Tác động vào huyệt Hợp cốc khi điều trị viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong
Tác động vào huyệt Hợp cốc tại bên bị đau khi điều trị viêm quanh khớp vai thể hậu kiên phong

Châm cứu viêm quanh khớp vai trong bao lâu?

Châm cứu viêm quanh khớp vai thường được thực hiện nhanh chóng, khoảng 20 phút/ lần. Một liệu trình 15 lần, mỗi ngày 1 lần. Những trường hợp nhẹ có thể giảm nhanh sau 1 liệu trình. Những trường hợp nặng hơn có thể thực hiện 2 liệu trình với khoảng cách thích hợp ở mỗi liệu trình.

Lưu ý khi châm cứu viêm quanh khớp vai

Châm cứu viêm quanh khớp vai là phương pháp chữa viêm quanh khớp vai không dùng thuốc, mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị. Cụ thể phương pháp giúp giảm đau, giảm cứng khớp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, cải thiện vận động…

Ngoài ra châm cứu còn được đánh giá là một phương pháp điều trị an toàn. Tuy nhiên phương pháp này cần được áp dụng đúng kỹ thuật, tác động vào đúng huyệt đạo để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu châm cứu sai cách.

Vì thế châm cứu viêm quanh khớp vai cần được thực hiện bởi những thầy thuốc giỏi và có chuyên môn cao. Ngoài ra người cần thăm khám kỹ lưỡng, chỉ châm cứu khi cần thiết và có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Châm cứu cần được thực hiện bởi những thầy thuốc giỏi và có chuyên môn cao
Châm cứu cần được thực hiện bởi những thầy thuốc giỏi và có chuyên môn cao để đạt hiệu quả và an toàn

Một số lưu ý khác:

  • Không thực hiện châm cứu cho những người thuộc nhóm chống chỉ định.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai, có kinh, có các vấn đề về máu, tiểu đường, cơ thể yếu ớt, tâm lý sợ hãi, mệt mỏi do mới làm việc nặng nhọc.
  • Thư giãn và để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi châm cứu.
  • Tránh lo âu và căng thẳng quá mức vì điều này có thể gây co rút cơ, tăng cảm giác đau đớn khi châm cứu.
  • Không châm cứu khi vừa ăn xong hoặc quá đói.
  • Thông báo ngay với bác sĩ/ thầy thuốc nếu bị chảy máu ở vết châm kim hoặc có cảm giác mệt mỏi, tê bì, đau đớn hay chóng mặt sau khi châm cứu.
  • Đảm bảo châm cứu đều đặn dựa trên liệu trình điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa.
  • Để tăng hiệu quả điều trị, châm cứu viêm quanh khớp vai thường được dùng kết hợp với các bài thuốc Đông y và liệu pháp xoa bóp. Trao đổi thông tin với bác sĩ để được hướng dẫn phác đồ điều trị thích hợp.
  • Sau khi châm cứu, người bệnh có thể có cảm giác khó chịu hoặc đau nhức. Tuy nhiên những triệu chứng này thường tự biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu những triệu chứng vẫn kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.
  • Châm cứu có thể gây ra một số bất thường như bầm tím, chảy máu, đau đớn, vựng châm (biểu hiện khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, ngất, toát mồ hôi, buồn nôn…). Những bất thường này thường do tâm lý quá sợ hãi, kim châm chạm mạch hoặc dây thần kinh. Vì thế cần thông báo với bác sĩ nếu chưa sẵn sàng châm cứu hoặc có biểu hiện bất thường ngay sau khi áp dụng.

Do mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị nên châm cứu viêm quanh khớp vai được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Sau 1 – 2 liệu trình, người bệnh sẽ cảm thấy đau, cứng khớp và viêm thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua