Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền Không? Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là câu hỏi chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người đang có dự định sinh con. Các thống kê cho thấy, người thân cấp một của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển bệnh lý này cao hơn so với những đối tượng khác.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không
Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Những biện pháp phòng ngừa RA hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễnbệnh xương khớp tiến triển ở thể mãn tính. Bệnh lý này do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra. Hệ miễn dịch là một hệ thống phát triển từ protein, những tế bào đặc biệt, cơ quan và mô. Hệ thống này giúp bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng xấu từ vi trùng và vi sinh vật.

Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn mô khỏe mạnh với dị nguyên, sau đó sản sinh kháng thể tấn công vào những mô này. Từ đó kích hoạt tình trạng viêm trong cơ thể, gây sưng, đau, nóng đỏ và hỏng khớp.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm khớp dạng thấp gây viêm màng phổi hoặc/ và tim, tổn thương mắt và mạch máu. Đồng thời gây biến dạng khớp xương, xuất hiện nốt thấp nổi gồ trên bề mặt da.

Hiện nay không có phương pháp điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên quá trình chữa bệnh có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển và các biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng, quá trình điều trị thường gồm dùng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp, thay đổi lối sống, phẫu thuật…

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp liên quan đến phản ứng bị lỗi của hệ thống miễn dịch. Bệnh gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho khớp, mắt, tim cùng những cơ quan khác. Vậy viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh lý di truyền. Tuy nhiên các yếu tố di truyền (gen) kết hợp với những tác nhân ngoại lai (như nhiễm trùng) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Di truyền chiếm khoảng 53 – 68% khả năng mắc bệnh RA của một người. Cụ thể người thân cấp một của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển RA cao hơn 3 lần so với người thân cấp một của người không bị viêm khớp dạng thấp.

viêm khớp dạng thấp có thể di truyền
Yếu tố di truyền chiếm đến 68% khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp của một người

Ngoài ra thống kê cho thấy, có khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng (giống hệt nhau) cùng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở những người cùng cha khác mẹ, khả năng mắc bệnh là 4%.

Nguyên nhân gây rối loạn hệ miễn dịch không rõ ràng. Tương tự như những bệnh miễn dịch khác, một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không coi bệnh lý này là một chứng rối loạn di truyền.

Ngoài gen, những yếu tố khác có thể kích thích phản ứng bất thường của hệ miễn dịch, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc
  • Chấn thương thể chất
  • Căng thẳng về cảm xúc
  • Vi khuẩn, vi rút
  • Một số kích thích tố

Mối liên hệ giữa di truyền và viêm khớp dạng thấp

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách tăng khả năng chống lại vi rút, vi khuẩn và những chất lạ khác xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên khi bị rối loạn, hệ thống miễn dịch nhằm lẫn mô khỏe mạnh với dị nguyên. Điều này khiến khớp xương và các cơ quan bị tấn công, dẫn đến hư hỏng hoặc bị tổn thương.

Các nghiên cứu cho thấy, gần 100 gen có khả năng kích thích sự phát triển của viêm khớp dạng thấp. Chúng có thể hoạt động độc lập hoặc gây bệnh khi có sự liên kết giữa gen này với những gen khác.

Dưới đây là một số gen có liên quan đến viêm khớp dạng thấp:

  • HLA: Đây là gen liên quan nhiều nhất đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Những gen HLA mã hóa cho các protein. Từ đó giúp hệ thống miễn dịch phân biệt giữa protein của nhiễm trùng (protein trong cơ thể của vi trùng hoặc vi khuẩn) với protein của cơ thể. Những người sở hữu gen HLA sẽ có nguy cơ bị RA cao gấp 5 lần so với những người không có gen này trong cơ thể. Ngoài ra các gen HLA cũng làm tăng mức độ tồi tệ của các triệu chứng.
  • STAT4: Đây là một loại gen có khả năng điều chỉnh và kích hoạt hoạt động của hệ thống miễn dịch.
  • PTPN22: Gen PTPN22 liên quan đến sự hình thành, phát triển và những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • TRAF1 và C5: Các nghiên cứu cho thấy, TRAF1 và C5 đóng vai trò chính đối với sự khởi phát của các chứng viêm mãn tính.
Một số gen có liên quan đến viêm khớp dạng thấp gồm HLA, PTPN22, TRAF1 và C5
Một số gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp gồm HLA, PTPN22, TRAF1 và C5, STAT4

Những gen liên quan (như HLA, PTPN22, TRAF1 và C5…) làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng có những gen này. Ngược lại không phải bất cứ ai có gen liên quan cũng đều mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Một số người có thể phát triển nhiều hơn một bệnh tự miễn. Nguyên nhân là do một số gen liên quan đến RA cũng có khả năng kích thích sự phát triển của một hoặc nhiều bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường loại 1.

Viêm khớp dạng thấp với các yếu tố khác

Những yếu tố dưới đây cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp, cụ thể:

1. Độ tuổi, giới tính và các nhóm dân tộc

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể phát triển ở mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính và nhóm dân tộc. Tuy nhiên có đến 70% những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là phụ nữ. Trong đó, những người phụ nữ này được chẩn đoán RA trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nam giới cũng được chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp nhưng không phổ biến. Những người đàn ông thường được chẩn đoán muộn hơn. Bên cạnh đó nguy cơ tổng thể của họ tăng dần theo tuổi tác.

2. Mang thai

Thai nhi mang gen liên quan RA (chẳng hạn như gen HLA-DRB1) khiến mẹ bầu có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn. Điều này là do trong giai đoạn mang thai, một hoặc nhiều tế bào thai nhi vẫn còn cư trú trong cơ thể của mẹ. Khi có DNA hiện diện, những tế bào này được gọi là vi mạch.

Vi mạch có khả năng thay đổi các gen hiện diện trong cơ thể của phụ nữ. Chính vì thế mà nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ cao hơn so với nam giới.

3. Môi trường và hành vi

Các nghiên cứu cho thấy, những yếu tố rủi ro về môi trường và hành vi có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể:

  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời khiến bệnh lý này trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc dùng thuốc tránh thai có thể khiến kinh nguyệt không đều và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ sau sinh có thể giảm nhẹ nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra điều này cũng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA:

  • Sinh sống hoặc/ và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí
  • Béo phì
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sâu
  • Tiếp xúc với silica hoặc/ và dầu khoáng
  • Căng thẳng về thể chất và cảm xúc (phản ứng với chấn thương)

Khác với gen, những yếu tố nêu trên có thể thay đổi được hoặc kiểm soát bằng lối sống lành mạnh. Chính vì thế mà nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giảm nhẹ khi giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và bỏ hút thuốc lá.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên các gen liên quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA (53% đến 68%). Nguy cơ này cao hơn nếu các gen kết hợp với những yếu tố khác. Chính vì thế mà những biện pháp phù hợp cần được áp dụng để giảm nguy cơ.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng
Ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp
  • Người bị RA hoặc các rối loạn tự miễn khác cần kiểm tra khả năng di truyền viêm khớp dạng thấp cho con trước khi mang thai.
  • Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai. Điều này giúp sớm phát hiện các bất thường và kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thai nhi mang các gen liên quan RA. Đồng thời thăm khám định kỳ và thay đổi lối sống để ngăn ngừa RA bùng phát.
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì để giảm áp lực về thể chất và nguy cơ RA.
  • Tránh sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, silica và dầu khoáng.
  • Tránh căng thẳng quá mức. Nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và suy nghĩ lạc quan. Nếu căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài, hãy thử áp dụng các biện pháp thư giãn như ngồi thiền, tập thể dục, đọc sách, thực hiện các hoạt động ưa thích, trò chuyện cùng bạn bè…
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai và những liệu pháp thay thế hormone.
  • Không tiếp xúc với nguồn bệnh để tránh nhiễm trùng kích thích phản ứng bị lỗi của hệ thống miễn dịch.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể và ổn định hệ miễn dịch. Điều này cũng giúp giảm cân, xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, đậu, củ quả… để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, D, E, canxi, magie… Những dưỡng chất này giúp hạn chế các bất thường của hệ thống miễn dịch, duy trì sức khỏe tổng thể. Ngoài ra ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế phát triển các bệnh lý.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
  • Uống nhiều nước để tăng thải trừ các chất độc hại trong cơ thể, hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể, nuôi dưỡng sụn và tăng sự linh hoạt cho hệ xương khớp.

Những thông tin cơ bản nêu trên có thể giúp giải đáp “Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?” và cách phòng ngừa. Nhìn chung, các gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp có gen liên quan RA đều mắc bệnh. Ngược lại không phải ai những gen này đều bị RA.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua