Viêm Khớp Dạng Thấp Có Nên Uống Sữa? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể cũng như các điều kiện sức khỏe liên quan, chẳng hạn như dị ứng hoặc không dung nạp. Do đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa
Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không phụ thuộc vào sự phản ứng của cơ thể

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không?

Sữa mang lại một số lợi ích dinh dưỡng, bao gồm giàu kali, vitamin D, canxi, protein, vitamin B12, vitamin A, kẽm và thiamine. Mặc dù sữa thường được sử dụng trong các chế độ ăn uống lành mạnh, tuy nhiên đối với người bệnh viêm khớp, sữa có thể mang lại nhiều lợi ích cũng như nhược điểm không mong muốn.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm và tự miễn dịch ảnh hưởng đến các khớp ở cổ tay, đầu gối và bàn tay. Tình trạng này dẫn đến viêm và tổn thương các mô khớp, gây ra những cơn đau mãn tính trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác trong cơ thể như phổi, tim và mắt.

Theo các nghiên cứu, việc uống sữa thường xuyên có thể giúp làm chậm cũng như góp phần ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, uống sữa thường xuyên cũng giúp bổ sung canxi và vitamin D trong cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh loãng xương do sử dụng corticoid điều trị viêm khớp trong thời gian dài.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cũng có biết, vi khuẩn và protein trong sữa có thể làm tăng các kháng thể trong máu và khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại sữa có chứa vi khuẩn, chưa qua tiệt trùng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Mycobacterium avium paratuber tuberculosis, một loại vi khuẩn có thể khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Về tác động của sữa đến viêm khớp dạng thấp là không rõ ràng. Do đó, để xác định viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa được không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch bổ sung phù hợp. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn, khó chịu hoặc dị ứng khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Một số loại sữa cho người viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể cũng như các tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy nhiên, có một số loại sữa lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:

1. Sữa khoai tây

Sữa khoai tây là một loại sữa khá mới, nhưng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như phù hợp với người bệnh viêm khớp dạng thấp. Sữa khoai tây rất giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như trong 230 ml sữa khoai tây có chứa khoảng 3 gam protein, 2.6 gam chất xơ và chỉ với 92 calo. Ngoài ra, loại sữa này cũng giàu canxi, vitamin D, riboflavin, vitamin B12 và axit folic.

Viêm khớp dạng thấp kiêng an gì
Sữa khoai tây có vị ngọt, dạng kem và phù hợp cho người bệnh không dung nạp sữa động vật 

Sữa khoai tây đặc, vị kem, hơi ngọt. Hơn nữa, loại sữa này là một lựa chọn bền vững, vì sử dụng ít nước hơn sữa hạt và có công thức đơn giản.

Để làm sữa khoai tây, bạn cần sử dụng một lượng khoai tây vừa đủ, gọt vỏ, thát lát, luộc chín và trộn với các thành phần khác như nước, hạnh nhân và siro cây phong, đường dừa hoặc đường cỏ ngọt.

2. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch là một sản phẩm phù hợp với người viêm khớp dạng thấp dị ứng với các loại protein có trong sữa động vật và các loại hạt. Một cốc sữa yến mạch không đường không đường chứa 160 calo, 3 g protein và 2 g chất xơ. Yến mạch tự nhiên cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng chẳng hạn như kali giúp giữ huyết áp khỏe mạnh và sắt giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

Sữa yến mạch có sẵn dưới dạng đóng hợp hoặc có thể tự làm theo các bước sau:

  • Sử dụng khoảng 100 gam yến mạch, ngâm với nước sạch khoảng 2 – 3 tiếng. Sau đó ngâm thêm với nước ấm khoảng 2 – 3 tiếng.
  • Xay nhuyễn yến mạch đã ngâm với một ít nước.
  • Lọc lấy phần nước, cho thêm lượng nước phù hợp, đun sôi với lửa nhỏ đến khi sôi thì để nguội, có vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Có thể sử dụng sữa yến mạch trong 2 ngày.

3. Sữa chuối

Sữa chuối chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như giàu kali, tăng cường sức khỏe tim mạch và bổ sung các chất điện giải. Sữa chuối cũng giàu chất xơ, tốt cho hệ thống tiêu hóa, có mức đường huyết thấp và không gây tác động xấu đến cơ thể.

Thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp
Sữa chuối giúp tăng cường lượng canxi và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

Sữa chuối có thể thêm vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch, uống nó như một loại nước giải khát, sử dụng nó trong sinh tố, và thậm chí là cho vào cà phê.

Sữa chuối rất dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần trộn một quả chuối với một cốc nước và xay nhuyễn trong 1 phút đến khi hỗn hợp mịn. Có thể cho thêm đá xay khi uống để tăng cường hương vị.

Tác dụng phụ và rủi ro của sữa đối với người viêm khớp dạng thấp

Mặc dù sữa chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều sữa, bao gồm sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai, có thể làm tăng phản ứng viêm đối với một số người bệnh. Tình trạng viêm trong có thể có thể dẫn đến gãy xương và một số rủi ro khác, chẳng hạn như mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, các loại sữa giàu chất béo có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tỷ lệ sống sót sau ung thư cũng thấp hơn ở người bệnh có chế độ ăn uống nhiều chất béo.

Thực phẩm cần hạn chế ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên người bệnh được khuyến khích bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá và dầu thực vật. Bên cạnh đó, có một số thực phẩm cần tránh hoặc sử dụng với số lượng hạn chế, chẳng hạn như:

1. Uống ít sữa

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể bùng phát khi phản ứng với một số loại protein nhất định có trong sữa và các sản phẩm sữa. Một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không thể dung nạp sữa có kháng thể protein sữa. Điều này khiến cơ thể hình thành các kháng thể tự bảo vệ và tấn công các bộ phận của cơ thể.

Thực đơn cho người bị viêm đa khớp
Hạn chế hoặc tránh sử dụng sữa để hạn chế các rủi ro liên quan đến nhiễm trùng khớp

Trong trường hợp này, người bệnh được khuyến khích cắt bỏ hoàn toàn sữa ra khỏi chế độ ăn uống và kiểm tra các triệu chứng. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến khích sử dụng sữa thực vật thay vì sữa động vật để cải thiện các triệu chứng thấp khớp. Các loại sữa gạo, sữa hạt điều hoặc sữa hạnh nhân, là một lựa chọn thay thế phù hợp cho người viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên nếu sữa thực vật gây viêm hoặc đau, người bệnh nên tránh sử dụng hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

2. Cắt giảm lượng thịt

Thịt là một trong những loại thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp. Tiêu thụ nhiều thịt có thể làm tăng lượng chất béo tổng thể và lượng calo trong cơ thể, đây là dấu hiệu của một chế độ ăn uống không lành mạnh. Nghiên cứu cũng cho biết, chất béo từ thịt có thể chuyển hóa thành các chất gây viêm trong cơ thể. Tình trạng này dẫn đến sưng, viêm khớp và đau đớn tại một số khớp nhất định trong cơ thể.

Do đó nếu có chế độ ăn uống nhiều thịt hoặc hoàn toàn từ thịt, người bệnh nên cân bằng các nguồn protein từ thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và đậu nành.

3. Hạn chế đường và đồ ngọt

Đường, đặt biệt là đường tinh chế, chẳng hạn như si rô ngô, có hàm lượng fructose cao, đây là một loại calo rỗng, không có bất cứ chất dinh dưỡng nào  và có hại cho cơ thể. Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, đường tinh luyện có thể gây viêm khớp, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Uống sữa nào tốt cho xương khớp
Sử dụng nhiều đồ ngọt có thể gây viêm và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn

Việc cắt giảm lượng đường tinh luyện rất quan trọng hơn đối với những người bị viêm khớp dạng thấp. Đường dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và khiến các tình trạng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng theo thời gian. Sử dụng nhiều đồ ngọt và đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch đối với những viêm khớp dạng thấp. Do đó, việc kiểm soát lượng đường tiêu thụ là rất quan trọng.

Một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, vitamin là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe tổng thể. Trước khi thêm hoặc loại bỏ bất cứ loại thực phẩm nào trong chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua