Viêm Cân Gan Chân Có Nguy Hiểm Không? Chữa Bao Lâu Khỏi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm cân gan chân có nguy hiểm không, bao lâu khỏi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bệnh lý này thường gây ra những đợt đau nhói nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại. Tuy nhiên điều trị sớm và tích cực có thể cải thiện nhanh bệnh lý.

Viêm cân gan chân có nguy hiểm không
Tìm hiểu viêm cân gan chân có nguy hiểm không, bao lâu khỏi và những phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Viêm cân gan chân có nguy hiểm không?

Viêm cân gan chân (viêm cân gan bàn chân) là một tình trạng viêm và tổn thương cơ gan chân (dải mô nối xương gót chân với ngón chân). Điều này khiến khả năng hỗ trợ vòm chân suy giảm, bệnh nhân thường xuyên đau gót chân và lòng bàn chân. Đau tăng theo thời gian, đau nhiều hơn khi đặt áp lực lên chân sau khi ngủ dậy.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây viêm cân gan chân. Tuy nhiên việc lặp đi lặp lại một chuyển động hoặc vận động mạnh ở bàn chân có thể tăng áp lực, kích thích viêm hoặc gây tổn thương cơ gan chân.

Vậy viêm cân gan chân có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, viêm cân gan bàn chân không quá nghiêm trọng, dễ khắc phục nếu được chữa sớm. Bệnh chủ yếu gây đau thốn ở gót chân và vòm bàn chân. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu, giảm khả năng chịu lực lên chân tổn thương, giảm linh hoạt và khả năng vận động.

Cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu được điều trị sớm và tích cực. Mặt khác những phương pháp nội khoa có thể giúp giải quyết bệnh lý. Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý, vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân, dùng giày và nẹp hỗ trợ.

Bệnh viêm cân gan bàn chân có thể chữa được
Bệnh viêm cân gan bàn chân không quá nghiêm trọng, triệu chứng giảm nhanh nếu được chữa sớm

Tuy nhiên nếu bỏ qua tình trạng bệnh, cơ gan chân tổn thương thêm, khó điều trị và cần phẫu thuật sửa chữa. Hơn thế, những trường hợp điều trị chậm trễ thường bị đau gót chân mãn tính. Điều này dẫn đến một số hệ lụy sau:

  • Thay đổi dáng đi và cách đi bộ
  • Bệnh nhân đi khập khiễng lâu ngày gây thương tích cho hông, đầu gối, chân và gót chân
  • Tổn thương gân không thể phục hồi.

Những biến chứng tiềm ẩn từ phương pháp điều trị:

  • Tiêm steroid: Một số phương pháp điều trị như tiêm steroid làm suy yếu dây chằng cân gan chân. Điều này làm tăng nguy cơ đứt dây chằng.
  • Phẫu thuật: Một số biến chứng liên quan đến phẫu thuật điều trị viêm cân gan chân:
    • Chảy máu
    • Nhiễm trùng
    • Phản ứng với thuốc tê hoặc thuốc mê (hiếm gặp)
    • Tổn thương dây thần kinh, bong tróc da và những thay đổi ở bàn chân
    • Tổn thương mô xung quanh trong quá trình phẫu thuật

Viêm cân gan chân bao lâu thì khỏi?

Trong hầu hết trường hợp, viêm cân gan chân và các triệu chứng có thể cải thiện sau vài tháng áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà (chẳng hạn như kéo giãn, chườm lạnh và nghỉ ngơi). Ngoài ra người bệnh cũng có thể băng cố định chân để giảm đau tạm thời.

Nếu bị đau dai dẳng hoặc tăng mức độ đau theo thời gian, người bệnh cần dùng thuốc và vật lý trị liệu theo chỉ định. Những phương pháp này giúp kiểm soát tốt cơn đau và hỗ trợ bàn chân phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên để kiểm soát triệu chứng và giúp tổn thương lành lại hoàn toàn, người bệnh thường mất từ vài tháng đến 2 năm. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật được cân nhắc lựa chọn để giảm đau.

Dù áp dụng phương pháp nào cũng cần tránh bỏ qua các triệu chứng. Bởi viêm cân gan bàn chân không được điều trị có thể tăng mức độ đau đớn và làm khởi phát các biến chứng nghiêm trọng.

Cần vài tháng - 2 năm để chữa viên cân gan bàn chân
Mất từ vài tháng đến 2 năm để kiểm soát triệu chứng và giúp tổn thương lành lại hoàn toàn

Điều trị viêm cân gan chân như thế nào?

Trong thời gian đầu, bệnh nhân áp dụng các biện pháp tại nhà để điều trị viêm cân gan chân. Nếu những biện pháp này không làm dịu cơn đau, thuốc giảm đau – kháng viêm dạng viên hoặc tiêm corticosteroid có thể được chỉ định. Những trường hợp nặng hơn được cân nhắc phẫu thuật.

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể làm dịu cơn đau do viêm cân gan chân:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi bằng cách nằm nghỉ và giảm áp lực lên chân tổn thương. Điều này giúp hạn chế tổn thương và đau thêm nghiêm trọng. Đồng thời cho phép cơ gan chân tự lành lại.
  • Chườm đá: Đặt túi đá lạnh hoặc rau củ đông lạnh lên chân bị thương giúp giảm đau, sưng và viêm. Điều này mang đến cảm giác dễ chịu và hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động. Chườm đá từ 10 – 15 phút/ lần, mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.
  • Băng cố định: Dùng băng thun quấn quanh bàn chân và cổ chân có thể giúp cố định vùng tổn thương, giảm đau và tạo điều kiện cho cơ gan chân lành lại.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu đau nhiều, hãy thử sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Những loại thuốc này giúp kiểm soát cơn đau từ nhẹ đến vừa. Ngoài ra Ibuprofen thuộc nhóm NSAID không kê đơn, có thể giúp trị viêm hiệu quả.
  • Sinh hoạt hợp lý: Không nên thực hiện những hoạt động mạnh, chẳng hạn như chạy, nhảy. Hãy bắt đầu từ từ nếu cần phải chạy lại. Trước khi bắt đầu luyện tập, hãy căng cơ. Trong khi luyện tập, thường xuyên dừng lại và nghỉ ngơi để tránh làm khởi phát cơn đau. Có thể thực hiện những hoạt động ít tác động như bơi lội.
  • Bài tập kéo giãn: Người bệnh có thể thực hiện những bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để ngăn ngừa bệnh viêm cân gan chân tiến triển và giảm bớt các triệu chứng. Những bài tập này giúp kéo căng bắp chân, thả lỏng cơ gan chân, giảm đau gót chân.
Bài tập kéo giãn
Bài tập kéo giãn có tác dụng kéo căng bắp chân, giảm đau nhức và thả lỏng cơ gan chân

2. Trị liệu

Bệnh nhân chủ yếu được vật lý trị liệu để phục hồi cơ gan chân. Ngoài ra một số thiết bị đặc biệt cũng có thể được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng.

  • Vật lý trị liệu: Những bài tập thích hợp sẽ được hướng dẫn để kéo căng gân Achilles và cơ bắp, giảm đau, tăng cường cơ bắp chân. Điều này giúp hồi phục bàn chân hoàn toàn, người bệnh sớm đi lại và sinh hoạt bình thường.
  • Chỉnh hình: Người bệnh có thể dùng nẹp chỉnh hình (trang bị tùy chỉnh) hoặc giá đỡ vòm có sẵn để giúp áp lực được phân phối đồng đều trên bàn chân.
  • Nẹp ban đêm: Người bệnh được hướng dẫn đeo một thanh nẹp vào ban đêm để kéo dài gân cơ và gân Achilles trong suốt thời gian ngủ. Điều này giúp thúc đẩy co duỗi và phục hồi.
  • Dùng nạng, gậy hoặc đi ủng: Người bệnh có thể được hướng dẫn dùng nạng, gậy hoặc đi ủng trong một thời gian ngắn. Điều này giúp người bệnh không đặt toàn bộ trọng lượng lên chân và ngăn cử động chân. Từ đó giúp cơ gan bàn chân sớm chữa lành tổn thương.

3. Dùng thuốc

Nếu trị liệu và chăm sóc tại nhà không giảm nhẹ triệu chứng, một số loại thuốc dưới đây sẽ được chỉ định để điều trị viêm cân gan chân:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): NSAID kê đơn như Naproxen, Diclofenac thường được chỉ định trong điều trị viêm cân gan chân. Thuốc có tác dụng trị viêm, giảm những cơn đau vừa và chống kết tập tiểu cầu. Thuốc kháng viêm không steroid cần được dùng theo chỉ định để tránh khởi phát các tác dụng phụ.
  • Corticosteroid: Những trường hợp không đáp ứng NSAID có thể được tiêm trực tiếp Corticosteroid vào phần dây chằng bị tổn thương. Đây là thuốc kháng viêm mạnh, thuốc giúp điều trị viêm và đau hiệu quả. Thông thường hình ảnh siêu âm được sử dụng để xác định vị trí của mũi tiêm. Đôi khi Corticosteroid có thể được bôi lên da vòm bàn chân và gót chân. Sau đó sử dụng dòng điện không đau để thuốc từ da đi vào cơ.
Tiêm Corticosteroid
Tiêm Corticosteroid cho những trường hợp đau và viêm nặng, không đáp ứng NSAID

4. Liệu pháp sóng xung kích

Liệu pháp sóng xung kích có thể được đề nghị nếu những phương pháp nêu trên không hiệu quả. Liệu pháp này kích thích quá trình chữa lành trong dây chằng bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tác động vào cơ gan chân. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng.

5. Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được cân nhắc cho những trường hợp viêm cân gan chân nặng, không hiệu quả sau vài tháng điều trị nội khoa. Dưới đây là những phương pháp có thể được khuyến nghị:

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ máu của chính bệnh nhân. Sau đó nó được tiêm vào vùng đau để tăng tốc độ chữa lành mô tổn thương. Để hỗ trợ việc đặt kim chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh siêu âm trong khi tiêm.
  • Siêu âm sửa chữa mô: Đây là một công nghệ xâm lấn tối thiểu. Trong đó bác sĩ sử dụng hình ảnh siêu âm để hướng dẫn kim hoặc một đầu dò khác vào mô cân gan chân bị thương. Đầu thăm dò nhanh chóng rung lên để phá vỡ các mô tổn thương, cuối cùng hút hết ra ngoài.
  • Phẫu thuật: Hiếm khi phẫu thuật được chỉ định trong điều trị viêm cân gan chân. Phương pháp này chỉ cần thiết cho trường hợp đau nặng, điều trị bảo tồn hoặc xâm lấn tối thiểu không hiệu quả. Trong quá trình này, sụn chân được tách ra khỏi xương gót chân. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được gây tê tại chỗ và loại sụn thông qua một vết rạch nhỏ hoặc thực hiện một thủ thuật mở.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một lựa chọn giảm đau cho trường hợp nặng, điều trị nội khoa không hiệu quả

Những thông tin trong bài viết giúp giải đáp “Viêm cân gan chân có nguy hiểm không, bao lâu khỏi” và những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nhìn chung viêm cân gan chân không quá nghiêm trọng, bệnh có thể khỏi sau vài tháng đến 2 năm điều trị nội khoa. Tuy nhiên việc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, tăng nguy cơ phẫu thuật tách sụn chân.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua