Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Ở Người Trẻ – Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa dần. Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng đau cổ, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ
Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng công việc

Nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương ở cổ bị hao mòn tự nhiên. Tình trạng này thường xảy ra cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, do đó hầu hết người bệnh ở trong độ tuổi trên 70.

Tuy nhiên, thoái hóa cột sống cổ đang có dấu hiệu trẻ hóa dần khi ngày càng nhiều thanh niên ở độ tuổi 30 – 35 được chẩn đoán mắc bệnh. Ở người trẻ tuổi, các nguyên nhân có thể gây thoái hóa cột sống cổ bao gồm:

1. Lạm dụng

Lạm dụng hoặc sử dụng quá mức là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cổ, đau vai gáy cũng như thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ. Các hoạt động lạm dụng gây tổn thương đốt sống cổ bao gồm:

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Lạm dụng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây thoái hóa đốt sống cổ
  • Tư thế kém: Thường xuyên cúi đầu hoặc gập cổ trong thời gian dài khi sử dụng máy tính, điện thoại hoặc đọc sách, là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây căng cổ, đau cổ và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống.
  • Ngủ trong tư thế không phù hợp: Nếu đầu bị đặt trong một tư thế xấu hoặc sai trong suốt thời gian ngủ có thể gây cứng cổ khi thức dậy vào buổi sáng. Duy trì tư thế và thói quen ngủ không phù hợp có thể gây thoái hóa đốt sống cổ.
  • Tổn thương: Các chấn thương cổ như té ngã hoặc va chạm thể thao có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống.
  • Thực hiện các động tác chuyển động lặp lại: Thường xuyên xoay cổ, chẳng hạn như khiêu vũ hoặc bơi lội, có thể dẫn đến việc sử dụng cơ, dây chằng, gân quá mức, và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống.

2. Tính chất nghề nghiệp

Bên cạnh lạm dụng, yếu tố nghề nghiệp có thể là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.  Hầu hết các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ rơi vào nhân viên văn phòng, những người dành nhiều thời gian để ngồi chỗ chỗ trong tư thế cúi gập cổ, lối sống ít vận động, thường xuyên cúi gập cổ lên bàn làm việc để nghỉ ngơi. Những tư thế xấu này có thể khiến cột sống cổ bị tổn thương và tăng nguy cơ thoái hóa.

Ngoài ra, những người thường xuyên phải tăng ca, làm việc vào ban đêm hoặc làm việc quá sức cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ và đau nhức xương khớp.

3. Lối sống thiếu khoa học

Những người trẻ tuổi có lối sống ít vận động, đam mê công việc và có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất là những người thường xuyên bị thoái hóa đốt sống, đau lưng cũng như nhức mỏi tay chân. Áp lực công việc, stress cũng góp phần khiến người trẻ ít vận động, khiến hệ xương khớp mất sự linh hoạt tự nhiên và dẫn đến thoái hóa khớp theo thời gian.

Chế độ ăn uống thiếu chất cần thiết, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói có thể gây tăng cân, béo phì và gây áp lực lên cột sống, dẫn đến thoái hóa khớp.

4. Nguyên nhân bệnh lý

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ có thể liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như:

Tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ
  • Thoái hóa đĩa đệm cổ: Tất cả các đĩa đệm trong cơ thể đều thoái hóa theo thời gian, gây đau cổ và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống. Ngoài ra, thoái hóa đĩa đệm có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến thay đổi một số thói quen hoạt động bình thường.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi lớp ngoài của đĩa đệm bị rách một phần hoặc hoàn toàn, phần nhân thạch bên trong có thể bị rò rỉ ra bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể khiến các đốt sống cổ ma sát vào nhau, dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh lối sống không phù hợp và bệnh lý, có một số nguyên nhân khác có thể gây thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Nếu một phần cột sống cổ bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm, đau cổ và tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Khối u cột sống: Một khối u ở cột sống, chẳng hạn như ung thư xương, có thể phá hỏng các mô, chèn ép lên các dây thần kinh và dẫn đến thoái hóa.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Ở người trẻ tuổi, các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ có thể bao gồm:

  • Đau và mềm ở cổ, chủ yếu là ở đầu và cổ
  • Yếu cơ, co cứng cơ và căng cơ ở vùng cổ vai gáy
  • Hạn chế phạm vi chuyển động của cổ
  • Đau lan đến đầu, vai và lưng
  • Có âm thanh lách cách, lộp cộp hoặc nghiến khi người bệnh di chuyển cổ
  • Đau đầu hoặc chóng mặt

Đôi khi tình trạng thoái hóa đốt sống có thể gây chèn ép lên tủy sống cũng như các dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Ngứa ran hoặc tê ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
  • Thiếu sự phối hợp
  • Phản xạ bất thường
  • Co thắt cơ bắp
  • Mất kiểm soát tứ chi

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gây đau đớn, yêu cơ bắp hoặc tê tay. Đôi  khi tình trạng viêm có thể gây chèn ép dây thần kinh, viêm dây thần kinh cột sống và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi
Nếu không được điều trị phù hợp, thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng

Nếu không được điều trị, các triệu chứng thoái hóa có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Đau cổ, vai gáy mãn tính
  • Hạn chế hoặc mất khả năng phản xạ bình thường ở tay hoặc tứ chi
  • Căng cứng cơ bắp, gân và dây chằng ở cổ, gây mất sự linh hoạt trong các chuyển động
  • Rối loạn chức năng cột sống, dẫn đến đau xương bả vai, thành ngực, vùng vai gáy và đầu.

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ cần được chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương cột sống cũng như dẫn đến nhiều rủi ro không thể phục hồi. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ thường được chẩn đoán khi bác sĩ đã loại trừ các bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra các chuyển động và xác định xem xương, cơ, dây thần kinh có bị ảnh hưởng hay không.

Chẩn đoán thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ
Bác sĩ có thể kiểm tra phản ứng cơ, dây chằng ở cổ để xác định nguyên nhân gây thoái hóa

Sau quy trình kiểm tra sức khỏe ban đầu, các xét nghiệm có thể được đề nghị để xác định các tổn thương cột sống. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X – quang có thể kiểm tra các bất thường ở cột sống cũng như các gai xương
  • Chụp CT có thể xác định hình ảnh chi tiết của cổ
  • Chụp MRI có thể xác định các dây thần kinh bị chèn ép và giúp bác sĩ quan sát các khu vực nhất định ở cột sống
  • EMG (điện cơ) có thể kiểm tra chức năng thần kinh cột sống

Những xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin cụ thể về cột sống và giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn.

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ phải làm sao?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý hao mòn tự nhiên không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên hơn 90% các triệu chứng ở người trẻ tuổi có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, tập thể dục và nghỉ ngơi phù hợp. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị  y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Cụ thể các biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ bao gồm:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Hầu hết các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Nếu cơn đau không nghiêm trọng và không liên quan đến các chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tự chăm sóc các triệu chứng tại nhà với các biện pháp như:

Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà để cải thiện cơn đau cột sống cổ
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu bị đau cổ cấp tính, người bệnh nên hạn chế các cử động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và dành thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên các hoạt động nhẹ nhàng chẳng hạn như nghiêng cổ sang trái, phải, trước, sau được khuyến khích để ngăn ngừa yếu cổ và cứng cổ.
  • Chườm đá và chườm nóng: Chườm đá có thể giúp giảm sưng và cải thiện cơn đau cổ. Chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ, giúp tăng cường máu cũng như các chất dinh dưỡng đến cột sống cổ, nhằm cải thiện các triệu chứng. Người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm nóng trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ để da có thời gian phục hồi.
  • Kéo dài nhẹ nhàng: Một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể cải thiện cơn đau cổ và tăng cường tính linh hoạt ở cổ. Nếu các động tác kéo giãn cổ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, người bệnh nên ngừng động tác và nghỉ ngơi.

Các biện pháp tự chăm sóc phù hợp với các đau mới, không nghiêm trọng và không có nguy cơ biến chứng. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Điều trị y tế

Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc, sử dụng vòng nẹp cổ hoặc tiêm thuốc để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:

thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các cơn đau, bác sĩ có thể thể chỉ định các loại thuốc chống viêm không theo toa, chẳng hạn như ibuprofen hoặc hoặc naproxen sodium để giảm đau. Các loại thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, có thể điều trị chứng co thắt cơ, cải thiện tình trạng căng cơ cổ và hỗ trợ giảm đau.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Có nhiều loại thuốc bôi chống viêm, giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như miếng dán Salonpas hoặc gel Salonpas. Các loại thuốc này có thể chống viêm, giảm đau mà không cần kê đơn.
  • Vòng nẹp cổ: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng vòng cố định cổ trong một thời gian để giúp các cơ được nghỉ ngơi và hồi phục. Tuy nhiên không được mang nẹp quá lâu, bởi vì điều này có thể gây teo cơ. Ngoài ra chỉ sử dụng vòng nẹp cổ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào cột sống cổ. Thuốc tiêm có thể làm giảm các triệu chứng trong một thời gian, hỗ trợ người bệnh khôi phục chức năng vận động và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Có ba quy trình tiêm steroid như sau:

  • Tiêm ngoài màng cứng cổ: Tình trạng đau cổ hoặc đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ có thể được cải thiện bằng cách tiêm kết hợp steroid và thuốc gây tê. Việc tiêm thuốc được thực hiện ở khoang ngoài màng cứng, là không gian bên cạnh màng bọc tủy sống.
  • Tiêm thuốc vào khớp mặt cổ: Thuốc steroid và thuốc gây tê sẽ được tiêm vào các khớp nhỏ của cột sống cổ để cải thiện cơn đau.

Đối với các trường hợp thoái hóa cột sống cổ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết những người trẻ tuổi đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn và không cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống.

3. Bài tập cải thiện

Duy trì vận động và tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để cải thiện cơn đau cổ, vai, gáy. Có một số tư thế có thể cải thiện các triệu chứng đau cổ liên quan đến thoái hóa bao gồm:

bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Thường xuyên tập thể dục và thiền định có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau cổ
  • Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế ngủ không phù hợp, nhất là nằm sấp có thể khiến cổ bị tổn thương, dẫn đến đau nhức, mỏi, lệch khớp suốt cả đêm. Do đó, người bệnh nên nằm ngửa khi ngủ mà không cần kê gối hoặc kê gối thấp để đảm bảo đường cong tự nhiên của cột sống.
  • Động tác Pranayam: Bắt đầu bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn và đặt cả hai tay lên đầu gối, đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ chạm vào nhau. Nhắm mắt, hít vào và thở ra chậm rãi trong khi tập trung vào hơi thở. Thực hiện động tác 10 lần sau đó nghỉ ngơi.
  • Căng cổ sang một bên: Bắt đầu bằng cách ngồi thư giãn, thẳng lưng. Từ từ nghiêng đầu sang một bên như thể muốn tai chạm vào vai. Cố gắng giãn cổ hết mức có thể, giữ yên trong 10 – 15 giây, từ từ trở lại vị trí trung tâm và đổi bên.
  • Xoay cổ chủ động: Ngồi thẳng lưng trên ghế, từ từ quay đầu nhìn sang vai phải, giữ cằm ngang vai trong 10 – 15 giây sau đó quay đầu ra phía sau, giữ trong 10 – 15 giây và quay về vị trí ban đầu. Lặp lại các động tác với vai trái.
  • Bóp bả vai: Người bệnh đứng thẳng người và cố gắng siết chặt hai vai lại với nhau. Tránh nâng cao vai và giữ trong 6 giây, sau đó thả ra. Lặp lại động tác từ 8 – 12 lần.

Một số tác thế cần tránh bao gồm:

  • Tránh thực hiện các bài tập cần gập người về phía trước, chẳng hạn như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh
  • Tránh mang túi nặng và nâng tạ
  • Tránh ngồi ghế hoặc nằm trên giường quá mềm

Phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái hóa khớp không thể ngăn ngừa, bởi vì đây là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, bệnh thường xảy ra do tư thế xấu và không có kế hoạch vận động phù hợp.

Do đó, có một số biện pháp ngăn ngừa thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ, chẳng hạn như:

  • Duy trì tư thế thích hợp: Nên duy trì lưng, vai ở tư thế đúng khi đứng và ngồi. Việc khom lưng hoặc cúi đầu có thể khiến các cơn đau cổ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì tư thế ngủ đúng để ngăn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên: Người trẻ tuổi nên dành thời gian để nghỉ ngơi thường xuyên, tránh các hoạt động như cúi đầu xem tivi, máy vi tính hoặc điện thoại di động.
  • Sử dụng tai nghe khi nghe điện thoại: Nếu cần nói chuyện điện thoại trong nhiều giờ, người bệnh nên sử dụng tai nghe hoặc dùng tay để đỡ điện thoại. Tránh giữ điện thoại bằng vai và cổ, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ trước đây rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biện pháp xử lý phù hợp các cách tốt nhất để hạn chế các rủi ro liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào, vui lòng liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua