Hẹp Khe Khớp Gối Là Tình Trạng Gì? Nguyên Nhân, Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Hẹp khe khớp gối có thể dẫn đến đau đớn, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động linh hoạt. Việc thu hẹp không gian ở hai đầu khớp có thể biểu thị cho tình trạng mất sụn khớp nghiêm trọng và thoái hóa khớp gối đang tiến triển xấu. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch chẩn đoán, điều trị phù hợp, kịp lúc.

Hẹp khe khớp là gì
Hẹp khe khớp gối là tình trạng thu hẹp khoảng cách giữa hai đầu khớp, có thể dẫn đến đau đớn và cứng khớp

Hẹp khe khớp gối là gì?

Trong một khớp gối khỏe mạnh sẽ có một khoảng trống bình thường ở giữa các đầu xương tạo thành khớp. Các đầu xương ở các khớp được bao bọc bởi sụn khớp. Sụn khớp đóng vai trò như một lớp đệm và giảm xóc trong các khớp khi di chuyển, vận động.

Ở khớp gối không khỏe mạnh, chẳng hạn như bị viêm khớp, thoái hóa khớp, khoảng cách giữa hai đầu khớp sẽ bị thu hẹp, do mất sụn khớp, dẫn đến đau đớn và cứng khớp. Tình trạng thu hẹp không gian ở giữa khớp gối được gọi là hẹp khe khớp gối. Khi tổn thương tiến triển có thể gây mất phạm vi chuyển động của khớp gối, làm tăng nguy cơ mất khớp và tàn tật.

Hẹp khe khớp thường được sử dụng để đánh giá tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên đôi khi thu hẹp không gian khớp cũng có thể xảy ra ở nhiều tình trạng thấp khớp khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hoặc Lupus ban đỏ hệ thống.

Ngoài ra, đôi khi hẹp khe khớp gối có thể kích thích quá trình chữa lành của cơ thể, từ đó hình thành các gai xương tại các đầu gối. Điều này góp phần dẫn đến hẹp khe khớp, gây ma sát và đau đớn khi chuyển động. Nếu không được điều trị các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ mất khả năng chuyển động, thậm chí lá tàn tật.

Điều gì gây ra hẹp khe khớp gối?

Một trong những yếu tố chính dẫn đến hẹp khe khớp gối là sử dụng khớp quá mức, thường xảy ra ở vận động viên hoặc người lao động nặng cường độ cao. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ thể già đi, sụn khớp sẽ bị hao mòn, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm hẹp khe khớp và thoái hóa khớp. Các yếu tố rủi ro khác dẫn đến hẹp khe khớp gối bao gồm yếu cơ, béo phì, cũng góp phần dẫn đến hẹp khe khớp.

Xác định khe khớp gối ngoài
Lão hóa và sử dụng quá mức là những nguyên nhân chính dẫn đến hẹp khe khớp gối

Một số tình trạng khác cũng có thể dẫn đến hẹp khe khớp gối bao gồm thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp hoặc Lupus ban đỏ. Khớp gối có thể bị sưng theo thời gian, trở nên cứng lại và hạn chế phạm vi vận động của người bệnh.

Hẹp khe khớp gối là một đặc trưng phổ biến của thoái hóa khớp gối. Khi bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ sử dụng chẩn đoán hình ảnh để định lượng tổn thương của khớp bằng cách đo khoảng trống giữa các đầu xương. Không gian giữa các khớp bị thu hẹp cho thấy tình trạng mất sụn và thoái hóa khớp gối nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết hẹp khe khớp gối

Hẹp khe khớp gối là tình trạng tiến triển của thoái hóa khớp, có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau khớp: Đau đớn là dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa khớp. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào mức độ tổn thương khớp. Trong giai đoạn đầu, cơn đau có thể xuất hiện sau khi làm việc hoặc hoạt động thể chất và được cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: Hẹp khe khớp có thể cản trở khả năng vận động và hạn chế phạm vi chuyển động của khớp. Tình trạng này có thể nghiêm trọng vào buổi sáng hoặc khi không sử dụng khớp gối trong một thời gian. Khi bệnh tiến triển, cơn đau và cứng khớp có thể trở nên dai dẳng hơn.
  • Sưng và có âm thanh ở khớp: Hẹp khe khớp khiến các đầu khớp ma sát với nhau khi chuyển động, điều này có thể gây sưng và có âm thanh lạo xạo ở khớp. Trong trường hợp nghiêm trọng ma sát có thể khiến người bệnh mất khả năng sử dụng khớp.
  • Gai xương: Một triệu chứng phổ biến khi hẹp khe khớp gối là hình thành gai xương. Gai xương là hệ quả của quá trình mất sụn khớp ở bệnh nhân thoái hóa khớp.

Nếu hẹp khe khớp liên quan đến viêm khớp, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy nóng da hoặc khu vực xung quanh khớp có màu đỏ, đây là dấu hiệu của chứng viêm. Ngoài ra, viêm khớp cũng có thể dẫn đến sốt hoặc các triệu chứng như cảm cúm.

Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?

Hẹp khe khớp gối là đặc trưng của thoái hóa khớp và mất sụn nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ nghiêm trọng theo thời gian, dẫn đến đau đớn mãn tính. Đau đớn và cứng khớp kéo dài có thể khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn, gây suy giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng kéo dài và trầm cảm có thể xảy ra nếu cơn đau do hẹp khe khớp không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng theo thời gian.

Nếu không được điều trị phù hợp, hẹp khe khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ biến dạng khớp, mất khả năng làm chủ các khớp và gây ra tàn phế.

Hẹp khe khớp gối là một thực thế liên quan đến thoái hóa khớp gối. Do đó, tình trạng này không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe bưởi bác sĩ có chuyên môn.

Xác định hẹp khe khớp gối như thế nào?

Trong quá trình xác định tình trạng hẹp khe khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

1. Xét nghiệm hình ảnh

Một số kiểm tra hình ảnh cần thiết để xác định tình trạng hẹp khe khớp gối bao gồm:

  • X-quang: Kiểm tra này cần thiết để xác định bất cứ tổn thương khớp hoặc thu hẹp không gian khớp gối. Quá trình kiểm tra hình ảnh X-quang không gây khó chịu và chỉ mất vài phút để thực hiện.
  • Siêu âm: Trong kiểm tra này, bác sĩ sử dụng sóng âm thanh để kiểm tra các mô khớp để xác định khoảng cách giữa các đầu khớp.
  • MRI: Xét nghiệm này cũng sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong khớp, nhằm giúp bác sĩ xác định khoảng cách giữa các đầu khớp.

2. Kiểm tra sức khỏe

Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sức khỏe thể chất khớp gối bị ảnh hưởng để xác định tình trạng hẹp khe khớp. Bác sĩ có thể sờ, nắn vào khớp bị ảnh hưởng đến xác định bất cứ tổn thương nào, chẳng hạn như sưng, đỏ, u nang, hạn chế khả năng vận động, mức độ nghiêm trọng của cơ đau và khả năng cử động của khớp.

Dựa vào thăm khám và kiểm tra, bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương sụn khớp và đánh giá mức độ thu hẹp khe khớp.

Các biện pháp điều trị hẹp khe khớp gối

Điều trị hẹp khe khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị phổ biến, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

1. Chăm sóc tại nhà

Có một số biện pháp tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hẹp khe khớp gối, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, giúp bảo vệ sụn khớp, làm chậm quá trình hao mòn tự nhiên và giúp các khớp chuyển động linh hoạt.
  • Giảm cân: Giữ cân nặng khỏe mạnh có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp gối, giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Các phương pháp này giúp chuyển lưu lượng máu khỏi các vùng bị viêm, sưng xung quanh khớp, góp phần làm dịu cơn đau.
  • Rèn luyện khả năng cân bằng: Các bài tập kiểm soát và ổn định cơ thể có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ té ngã, từ đó bảo vệ khớp khỏi các tổn thương.
  • Dinh dưỡng phù hợp: Chế độ dinh dưỡng có thể tác động đến các mô khớp, phục hồi sụn khớp và ổn định cấu tạo của các cơ quan cấu tạo nên ổ khớp. Chế độ ăn uống của người bệnh nên chứa nhiều canxi, vitamin C và protein. Bên cạnh đó, cần tránh tiêu thụ rượu, bia, các chất có cồn.

Các phương pháp điều trị hẹp khe khớp gối không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên người bệnh cần dành thời gian cũng như kiên trì khi thực hiện điều trị. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục cũng như có chế độ dinh dưỡng cần bằng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

2. Thuốc điều trị hẹp khớp gối

Trong trường hợp hẹp khe khớp gối không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc. Thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát cơn đau, giảm viêm và sưng tấy liên quan đến thoái hóa khớp.

Cách điều trị hẹp khe khớp gối
Thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các cơn đau, viêm và góp phần làm chậm quá trình mất sụn khớp

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid đường uống (NSAID) chẳng hạn như Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, có tác dụng giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động ở khớp.
  • Kem bôi, thuốc mỡ, gel thoa tại chỗ được sử dụng trực tiếp lên khớp bị ảnh hưởng, từ đó giảm đau hiệu quả. Loại thuốc phổ biến nhất có thể kể đến Salonpas Gel hoặc Voltaren Gel.
  • Acetaminophen (Paracetamol) có tác dụng giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.
  • Diacerein hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm các yếu tố tiền viêm, cải thiện tình trạng sưng và đau nhức ở khớp gối. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp kích thích tái tạo sụn khớp và phục hồi khả năng vận động linh hoạt.
  • Tramadol được sử dụng để cải thiện các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc khác. Tramadol có thể gây nghiện, do đó không được lạm dụng hoặc tăng liều, trừ khi nhận được sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ.
  • Tiêm steroid vào khớp gối có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và hiệu quả cao. Mũi tiêm có thể giúp cải thiện các triệu chứng hẹp khe khớp gối kéo dài từ 6 – 8 tháng.
  • Tiêm tế bào gốc góp phần phục hồi các tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa khớp.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể kích thích quá trình tái tạo sụn khớp và nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp và hẹp khe khớp gối được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Các liệu pháp xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như tiêm steroid, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện và làm giảm các dấu hiệu hẹp khe khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua nội soi để hạn chế rủi ro và biến chứng.

Nội soi khớp cho phép bác sĩ nhìn sâu vào bên trong khớp, từ đó xác định khoảng cách giữa các đầu khớp bị ảnh hưởng và đưa ra kế hoạch xử lý hiệu quả nhất. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần thay thế toàn bộ khớp gối.

Các phẫu thuật điều trị hẹp khe khớp gối phổ biến bao gồm:

  • Nội soi rửa khớp: Phương pháp này giúp làm sạch các mô sụn ở bên trong ô khớp, giúp cải thiện các triệu chứng đau đớn, sưng viêm và phục hồi khả năng vận động. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả ngắn hạn và có thể tái phát sau một thời gian nhất định.
  • Nội soi cắt lọc khớp: Biện pháp này giúp loại bỏ mô sụn bị bong ra, bao gồm các mô sụn bị bong chưa hoàn toàn, góp phần giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn và không thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Thay khớp: Phẫu thuật thay khớp được chỉ định khi các bề mặt khớp hư hỏng không thể phục hồi. Các bộ phận thay thế có thể được làm từ nhựa và kim loại, góp phần phục hồi chức năng khớp khỏe mạnh. Phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng và hình thành các cục máu đông.

Phòng ngừa hẹp khe khớp gối

Để hỗ trợ điều trị cũng như làm giảm tiến triển của các triệu chứng hẹp khe khớp gối, người bệnh có thể tham khảo các gợi ý như:

Hẹp khe khớp gối
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất góp phần cải thiện các triệu chứng hẹp khe khớp gối
  • Giảm cân có thể làm giảm tình trạng mất sụn bằng cách giảm áp lực lên khớp gối và làm chậm quá trình viêm do phá vỡ chuyển hóa các tế bào mỡ.
  • Tập các bài tập tăng cường cơ xung quanh khớp gối có thể giúp giảm đau và làm chậm quá trình mất sụn khớp.
  • Sử dụng đai bảo vệ đầu gối để hạn chế các chuyển động không cần thiết, từ đó giảm đau và bảo vệ khớp gối khỏi tổn thương.
  • Sử dụng sản phẩm bổ sung chẳng hạn như Glucosamine và Chondroitin có thể phục hồi các sụn bị phá vỡ, từ đó ổn định sức khỏe khớp. Vitamin D3 cũng cần thiết để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh và chống viêm khớp cơ thể.

Hẹp khe khớp gối thường là một biến chứng của thoái hóa khớp gối nghiêm trọng. Nếu không được điều trị hợp lý, thoái hóa khớp có thể trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ mất khớp và tàn tật. Hầu hết các phương pháp điều trị hẹp khe khớp gối đều nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua