Các Dấu Hiệu Ngừng Phát Triển Chiều Cao Ở Nam Và Nữ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Chiều cao ở nam và nữ phụ thuộc vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và môi trường sống. Tuy nhiên, thời gian tăng trưởng chiều cao cũng phụ thuộc vào độ tuổi dậy thì cũng như các yếu tố sức khỏe khác. Do đó, nắm rõ dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chiều cao. 

dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ
Tìm hiểu dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ để có kế hoạch phát triển chiều cao tốt nhất

Tại sao cơ thể ngừng cao lên?

Con người có nhiều chiều cao khác nhau và di truyền đóng một vai trò quan trọng trong chiều cao tối đa của một người. Bên cạnh đó, có một số yếu tố liên quan chẳng hạn như tình trạng y tế, thiếu hụt nội tiết tố và một số điều kiện sức khỏe cũng có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao.

Hầu hết cả nữ giới sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao khi được 18 tuổi và ở nam là khoảng 24 tuổi. Việc tăng chiều cao sau khi trưởng thành tương đối khó khăn bởi vì cơ thể đã ngừng sản xuất các hormone tăng trưởng.

Khả năng tăng chiều cao được quy định bởi các hormone như hormone tăng trưởng ở người (HGH), hormone tuyến giáp và hormone sinh dục. Chiều dài của xương tăng lên cho sự xuất hiện của các đĩa tăng trưởng (growth plates) hoặc các đầu xương ở cuối các xương dài.

Hormone HGH được sản xuất bởi tuyến yên kích thích sự phát triển của xương tại các đĩa tăng trưởng. Khi cơ thể trưởng thành và già đi, các mảng tăng trưởng sẽ được hợp nhất và không còn chỗ cho HGH để kích thích sự phát triển của xương. Điều này khiến cơ thể ngừng tăng trưởng chiều cao.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao

Nhận biết các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ là một điều cần thiết để đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành. Mặc dù các dấu hiệu có thể không rõ ràng, tuy nhiên đôi bạn có thể nhận biết quá trình ngừng phát triển chiều cao như sau:

1. Tuổi dậy thì kết thúc

Thông thường nam giới sẽ ngừng tăng chiều cao khi bước vào tuổi 24 và nữ giới là tuổi 18. Tất nhiên độ tuổi này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thời gian bắt đầu tuổi dậy thì.

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao của nam
Hầu hết con trai và con gái sẽ ngừng cao lên khi tuổi dậy thì kết thúc

Đối với nam giới, tuổi dậy thì kết thúc khi lông mặt, râu và lông trên cơ thể phát triển đầy đủ. Ngoài ra, con trai có thể cao hơn bố và yết hầu lộ rõ hơn khi tuổi dậy thì kết thúc hoàn toàn.

Đối với nữ giới, một vài năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thường là khoảng 15 – 17 tuổi, các mảng tăng trưởng sẽ đóng lại, tuổi dậy thì kết thúc và nữ giới sẽ không cao lên nữa.

Nếu bạn muốn chắc chắn rằng cơ thể không còn phát triển sau tuổi dậy thì, hãy liên hệ với bác sĩ để chụp phim X – quang mắt cá chân và cổ tay. Hình ảnh X – quang có thể giúp bạn phát hiện các đĩa tăng trưởng đã bị đóng lại hay chưa.

2. Quần áo và cỡ giày không đổi

Nếu quần áo từ một vài năm trước vẫn vừa vặn với cổ tay, mắt cá chân hoặc toàn bộ cơ thể của bạn, điều này có nghĩa là cơ thể bạn không còn phát triển hoặc phát triển rất chậm.

Bên cạnh đó, sự phát triển kích cỡ bàn chân thường tỉ lệ thuận với sự phát triển của các xương dài. Bàn chân cũng là cấu trúc quan trọng để nâng đỡ cơ thể, vận động và di chuyển. Do đó, nếu các xương đã ngừng phát triển, kích thước bàn chân cũng sẽ không được mở rộng thêm. Nếu cỡ giày của bạn không thay đổi trong suốt một thời gian dài, chiều cao của bạn có thể đã ngừng phát triển.

3. Nhu cầu ăn uống và ngủ không cao

Nhu cầu ăn uống và ngủ là điều cực kỳ cần thiết trong giai đoạn dậy thì để cơ thể phát triển tối đa. Do đó, nếu nhu cầu ăn uống và ngủ nghỉ của bạn không cao trong vài năm qua, bạn có thể đã ngừng phát triển chiều cao.

4. Các đặc điểm sinh lý ổn định

Dậy thì là giai đoạn cơ thể phát triển chiều cao tối đa và nhanh chóng. Ở giai đoạn này cơ thể sẽ thay đổi các đặc điểm sinh lý và tâm lý. Nội tiết tố trong cơ thể sẽ tăng vọt và có thể dẫn đến một số dấu hiệu rối loạn sinh lý như rối loạn kinh nguyệt hoặc xuất hiện mụn sinh lý.

Làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao
Khi các đặc điểm sinh lý ổn định, chẳng hạn như bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, nam và nữ sẽ ngừng phát triển chiều cao

Sau độ tuổi dậy thì, những dấu hiệu rối loạn sẽ biến mất dần, kinh nguyệt sẽ đều trở lại, da mặt sẽ mịn màng hơn. Khi các các điểm sinh lý dần trở nên ổn định cũng là dấu hiệu nhận biết bạn không còn phát triển về chiều cao nữa.

5. Chiều cao trung bình trong gia đình

Một trong các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ được căn cứ vào chiều cao của bố và mẹ. Cha mẹ của bạn là những người trưởng thành và chiều cao của họ sẽ không thay đổi, trừ khi cha mẹ bạn đã qua 50 tuổi. Chỉ cần so sánh chiều cao của bản thân và cha mẹ, nếu bạn có cùng chiều cao với cha mẹ, điều này có thể là dấu hiệu bạn đã phát triển chiều cao xong.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ

Qua độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ hoàn thiện như một người trưởng thành. Thông thường chiều cao sẽ phát triển trong độ tuổi dậy thì và ngừng hẳn sau một vài năm. Tuy nhiên độ tuổi dậy thì và các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao cũng khác biệt nhất định ở hai giới. Cụ thể, một số dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ bao gồm:

1. Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam

Độ tuổi phát triển chiều cao ở nam và nữ là khác nhau. Ở nam giới, thời gian ngừng phát triển chiều cao thường diễn ra chậm hơn ở nữ giới. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì nhanh hơn phái nữ rất nhiều lần. Thông thường nam giới sẽ đạt chiều cao tốt nhất ở tuổi 16 – 17 và ngừng hẳn khi được 21 tuổi. Mặc dù một số nam giới vẫn có thể cao thêm đến năm 25 tuổi, tuy nhiên chiều cao tăng thêm là không đáng kể.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao nam
Khi râu và lông cơ thể phát triển toàn diện, nam giới sẽ ngừng phát triển chiều cao

Thông thường độ tuổi dậy thì trung bình ở nam giới được chia thành hai nhóm như sau:

  • Dậy thì sớm bắt đầu vào khoảng 11 – 12 tuổi;
  • Dậy thì muộn, bắt đầu vào khoảng 13 – 14 tuổi.

Trong giai đoạn dậy thì, nam giới sẽ đạt đến 92% chiều cao trưởng thành. Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, hầu hết nam giới sẽ ngừng phát triển chiều cao sau 18 tuổi, nhưng một số ít có thể cao thêm đến đầu những năm 20.

Ở nam giới các dấu hiệu hiệu ngừng phát triển chiều cao cụ thể bao gồm:

  • Bộ phận sinh dục phát triển có kích thước tương tự như người trưởng thành, cụ thể khi cương cứng chiều dài dương vật là 13.12 cm và chu vi khoảng 11.66 cm.
  • Lông mu phát triển ở dương vật và đùi trong.
  • Lông mặt, râu và lông cơ thể phát triển đầy đủ.

2. Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ giới

Nữ giới có thời điểm dậy thì sớm hơn so với nam giới. Tuổi dậy thì ở bé gái được đánh dấu bởi dấu hiệu phát triển ngực, sau đó là hoàn thiện các tuyến lông và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Thông thường các bé gái sẽ dậy thì từ 8 – 13 tuổi và chiều cao sẽ tăng trưởng tối đa trong khoảng 10 – 14 tuổi. Một vài năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, nữ giới sẽ ngừng phát triển chiều cao và đạt chiều cao trưởng thành. Ở tuổi 16 – 18, thông thường nữ giới đã đạt đến chiều cao trưởng thành. Trong một số trường hợp, nữ giới vẫn có thể cao thêm đến độ tuổi 18 – 20 tuổi, tuy nhiên chiều cao tăng thêm là không đáng kể.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ
Ở nữ giới, một vài năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, chiều cao sẽ ngừng phát triển

Có một số dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ giới, cụ thể như:

  • Ngực phát triển hoàn toàn, các dấu hiệu như đau nhức hoặc châm chích ngực biến mất. Bầu ngực đạt đến kích thước tối đa, đầy đặn và săn chắc hơn.
  • Các tuyến lông phát triển đầy đủ, các vùng lông mu, lông bên dưới cánh tay sẽ chuyển từ lông tơ sang lông cứng.
  • Cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ, kinh nguyệt ổn định.
  • Hông mở rộng, đùi và mông đạt đến kích thước như người trưởng thành.

Thông qua các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ, bạn có thể xác định được khoảng thời gian để có kế hoạch luyện tập cũng như thay đổi chế độ ăn uống để đạt được chiều cao tối đa. Các vấn đề dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi rất cần thiết trong hầu hết những năm dậy thì đến khi hết tuổi 20.

Giải pháp phát triển chiều cao một cách tự nhiên

Sau khi qua giai đoạn dậy thì, rất khó để tăng trưởng chiều cao, do xương đã ngừng phát triển. Tuy nhiên có một số thủ thuật và phương pháp phát triển chiều cao có thể giúp bạn cao lên vài centimet hoặc ít nhất là khiến bạn trông cao và khỏe mạnh hơn. Trên thực tế, các thủ thuật này có thể giúp bạn tăng chiều cao sau 20, 21, thậm chí là 25 tuổi. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chiều cao. Cơ thể cần hấp thụ các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng để tăng trưởng, cũng như phát triển chiều cao thích hợp. Trong giai đoạn này nên hạn chế tiêu thụ các chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, để tránh tình trạng khó tiêu hóa và cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.

thực phẩm tăng chiều cao
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ các khoáng chất cần thiết để tăng trưởng chiều cao

Các loại thực phẩm tăng chiều cao thường có chứa nhiều protein, carbohydrate, axit amin và canxi cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao tối đa. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm như:

  • Cà rốt
  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt bò
  • Cá ngừ, cá thu và cá hồi
  • Gan
  • Các loại rau lá xanh
  • Khoai tây
  • Các loại hạt như hạnh nhân và đậu phộng
  • Thịt gà
  • Đậu
  • Đậu Hà Lan
  • Trái cây như táo và chuối
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

Canxi là khoáng chất quan trọng nhất để giúp xương dài ra, luôn chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên tiêu thụ ít nhất là 6 – 8 cốc sữa để giải độc cơ thể và bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết.

2. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là một nguồn  quan trọng để cơ thể bổ sung vitamin D. Vitamin D cần thiết để thúc đẩy chiều cao và hỗ trợ sự phát triển của xương. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết.

Bạn có thể tắm nắng, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ánh nắng vào lúc này rất tốt cho cơ thể bởi vì tia cực tím ở mức thấp nhất trong ngày và khả năng gây tổn thương cho da thường không cao.

3. Tập thể dục và kéo giãn cơ thể

Tập thể dục là điều cực kỳ quan trọng để có được chiều cao tối đa vì sự tăng trưởng được kích thích khi cơ thể được vận động và kéo căng. Các bài tập thể dục tăng chiều cao có thể cải thiện các tư thế và giúp tăng thêm vài cm chiều cao.

Ngoài tập thể dục, các hoạt động thể thao như đạp xe, bơi lội cũng có thể giúp tăng chiều cao. Cụ thể có một số bài tập thể dục tăng chiều cao như sau:

bài tập phát triển chiều cao
Thực hiện bài tập xà đơn thường xuyên có thể hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả và nhanh chóng

Cúi người về phía trước:

  • Đứng thẳng người, hai chân chụm vào nhau và đặt tay về phía trước;
  • Đưa tay lên đầu và hít vào;
  • Từ từ cúi xuống, sao cho hai bàn tay chạm vào bàn chân và đầu chạm vào đầu gối;
  • Hít vào và từ từ nâng người lên, đứng thẳng, hai tay đưa lên cao;
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Nhảy cao tại chỗ:

  • Đứng thẳng người, hai vai thả lỏng, hai chân song song và hai tay xuôi theo hông;
  • Uốn cong đầu gối và khuỷu tay một chút để tạo lực, sử dụng lực chân và nâng hai tay để đẩy cơ thể lên;
  • Khi bật nhảy, giữ cơ thể thẳng, cố gắng nhảy càng cao càng tốt;
  • Tiếp đất an toàn bằng chân trước, sau đó uốn cong đầu gối một chút để đầu gối hấp thụ lực, điều này có thể ngăn ngừa chấn thương;
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần.

Nhảy dây:

  • Đứng thẳng, trọng tâm đặt vào hai bàn chân, vai thả lỏng;
  • Giữ một sợi dây và xoay cổ tay để giúp dây xoay tròn;
  • Mỗi lần nhảy khoảng 30 – 50 cái và tăng lên khi cơ thể đã quen với cường độ.

Treo xà ngang:

  • Đứng dưới một thành xà ngang, nhẹ nhàng nhảy lên để treo cơ thể lên cao;
  • Giữ yên trong 5 – 10 giây, quay lại vị trí ban đầu, nghỉ 10 giây;
  • Lặp lại động tác 15 lần.

4. Tập yoga

Ngoài việc thường xuyên tập thể dục, có một số bài tập yoga có thể giúp tăng chiều cao hiệu quả sau tuổi 18. Các tư thế yoga khác nhau có thể giúp cơ thể dẻo dai, kích thích các hormone tăng trưởng và tăng chiều cao sau 25 tuổi. Các bài tập yoga tăng chiều cao phổ biến như sau:

yoga tăng chiều cao
Thường xuyên tập yoga có thể giúp tăng chiều cao và giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn

Tư thế leo núi (Tadasana):

  • Đứng thẳng với vai thả lỏng, hai bàn chân hơi cách xa nhau;
  • Từ tư nâng hai tay lên đầu và khóa các ngón tay lại với nhau;
  • Từ từ nâng mắt cá chân và hướng bàn tay lên trời, lúc này bạn có thể nhận thấy sự kéo căng từ bắp chân đến cột sống và đầu;
  • Giữ yên trong 3 giây và từ từ hạ mắt cá chân xuống;
  • Lặp lại động tác này 10 lần.

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana):

  • Nằm thẳng bụng, mũi chân hướng ra ngoài, lòng bàn tay đặt ngang ngực và trán chạm sàn;
  • Nâng cơ thể trên lòng bàn tay và từ từ nâng đầu hướng lên trần nhà và nâng thân trên lên, giữ cột sống thẳng, mắt hướng lên trần nhà;
  • Cảm nhận sự thay đổi ở cột sống, mông, gân kheo, bắp chân, vai, bắp tay và cổ;
  • Từ từ hạ cơ thể để trở lại vị trí ban đầu;
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Kéo giãn cơ thể:

Duỗi người hàng ngày sau khi tắm có thể giúp làm ấm các cơ bắp và giữ chiều cao ổn định hơn. Sau khi đi bộ, hay lắc nhẹ từng cánh tay và từng chân để thả lỏng và giữ cơ bắp không bị căng thẳng.

Toàn bộ phần trên của cơ thể cần được kéo căng, bắt đầu từ các ngón tay, đến vai, hông và đến tận các ngón chân. Trình tự này nên được lặp lại ít nhất 3 – 5 lần để có kết quả tốt nhất.

Tập yoga thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu, cải thiện tư thế, củng cố xương, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn và giảm căng thẳng. Hãy thực hiện các động tác thường xuyên để nhận thấy sự khác biệt chiều cao chỉ trọng 2 – 3 tuần.

5. Ngủ đúng cách

Ngủ đủ giấc và chất lượng là điều cần thiết để hormone tăng trưởng thúc đẩy các xương phát triển. Tư thế ngủ đúng cũng rất quan trọng để phát triển chiều cao tối đa. Bạn cần đạt được giấc ngủ sâu hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Để có giấc ngủ chất lượng, bạn có thể lưu ý một số mẹo như:

  • Sử dụng một tấm đệm thoải mái và chắc chắn;
  • Luôn mặc quần áo sạch sẽ, thoải mái và mềm khi ngủ;
  • Đảm bảo phòng ngủ luôn tối và yên tĩnh;
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ;
  • Thư giãn và tập hít thở sâu trước khi ngủ.

Sau khi xuất hiện các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ, chiều cao thường tăng trưởng chậm hoặc gần như không phát triển. Tuy nhiên hãy tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, để giúp giảm cân, cố định xương, cải thiện tư thế và đạt được chiều cao tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua