Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Vừng Không? Thông Tin Hữu Ích

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có ăn được vừng không là một trong những lo lắng phổ biến của hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bệnh gút có ăn được vừng không
Hạt vừng chứa rất nhiều protein, vitamin, khoáng chất và các chất béo rất tốt cho sức khỏe

Bệnh gút có ăn được vừng không?

Cây vừng hay còn gọi là mè, là loại cây được trồng để lấy hạt, thường phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.

Hạt vừng chứa các hoạt chất hỗ trợ làm giảm sưng tấy, tăng khả năng chữa lành vết thương và làm chậm tốc độ hấp thụ đường từ thức ăn. Bên cạnh đó, hạt vừng cũng là một nguồn giàu protein, vitamin và chất chống oxy hóa.

Dầu vừng hay dầu mè thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, ho, tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hạt vừng cũng được cho là có thể giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó chống viêm, giảm sưng và cải thiện các triệu chứng bệnh gút. Sử dụng vừng thường xuyên cũng góp phần phòng ngừa nguy cơ phát triển các cơn gút cấp trong tương lai.

Vậy người bệnh gút có ăn được vừng không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể sử dụng hạt vừng cùng như dầu vừng thường xuyên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gút. Bên cạnh đó, vừng cũng chứa rất ít nhân purin, gần như không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric và không dẫn đến các cơn gút cấp.

Theo Đông y, hạt vừng còn được gọi là Hắc chi ma, là dược liệu có tính bình, vị ngọt, chủ trị đau nhức xương khớp, viêm khớp, tăng cường chức năng tiêu hóa và hỗ trợ bổ phổi. Vừng cũng là thành phần phổ biến trong các bài thuốc cường gân cốt, điều trị bệnh gút hoặc các dạng viêm khớp khác.

Tóm lại, người bệnh gút có thể tiêu thụ vừng và hạt vừng bình thường mà không cần lo lắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh được khuyến khích trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Người bệnh gút nên sử dụng vừng như thế nào?

Hạt vừng có nhiều lợi ích sức khỏe và được sử dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng dược liệu theo đúng chỉ định và liều lượng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách chế biến và sử dụng vừng phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo:

1. Rắc vừng lên thức ăn

Một trong những cách dễ nhất và phổ biến nhất để sử dụng hạt vừng là rắc trực tiếp lên món ăn, chẳng hạn như salad, món xào hoặc các món ăn khác.

Bệnh gút có ăn được lạc không
Rắc vừng lên thức ăn là cách sử dụng vừng đơn giản và phổ biến nhất

Khi kết hợp với hạt vừng sẽ tạo nên một hương vị mới mẻ, độc đáo, kích thích vị giác và giúp người dùng hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, vừng rang chín cũng giúp cung cấp một lượng protein và chất béo lành mạnh, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, hạt vừng cũng có thể rắc lên cơm, các loại ngũ cốc để tăng cường hương vị.

2. Muối vừng

Muối vừng là một loại gia vị phổ biến trong các bữa hàng hàng ngày, có thể dùng ăn với cơm trắng, xôi, chè hoặc dùng để chấm rau củ. Trong 1 muỗng cà phê muối vừng cung cấp khoảng 200 mg canxi, góp phần tăng cường sức khỏe xương khớp, chống viêm, giúp các khớp dẻo dai, chuyển động linh hoạt.

Nguyên liệu:

  • Đậu phộng (lạc) sống
  • Vừng (mè)
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rang vừng: Cho vừng vào chảo nóng, đảo đều với lửa nhỏ trong 10 phút cho đến khi mè thơm, có màu vàng nâu thì tắt bếp, để nguội
  • Rang muối: Cho muối vào chảo nóng, rang nhỏ lửa khoảng 3 phút đến khi muối thơm, giòn, ngả vàng thì tắt bếp.
  • Rang đậu phộng: Đun chảo đến khi nóng, cho đậu phộng vào rang trong khoảng 15 phút đến khi thơm, chín đều, ngả màu vàng và nứt vỏ thì có thể tắt bếp. Để nguội, sau đó lọc phần vỏ, lấy phần thịt hạt.
  • Cho đậu phộng vào cối hoặc túi zip, giã nhuyễn. Sau đó cho thêm muối và mè đã rang, giã nhuyễn.
  • Trộn đều hỗn hợp, cho vào lọ thủy tinh, dùng dần. Cần đậy kín nắp hộp sau mỗi lần sử dụng để tránh không khí và gió gây ảnh hưởng đến chất lượng muối vừng.

3. Dầu vừng

Dầu vừng hay dầu mè được sản xuất từ hạt vừng sống hoặc đã được rang chín. Bản thân hạt vừng chứa rất nhiều protein và vitamin B, tuy nhiên dầu vừng không chứa nhiều nhiều vitamin cũng như các khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên dầu vừng chứa nhiều acid béo, chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và phytosterol.

Dầu vừng được cho là có một số lợi ích sức khỏe quan trọng, như cung cấp chất béo có lợi cho tim, chống viêm và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, dầu vừng cũng góp phần chống viêm khớp, ngăn ngừa tình trạng sưng tấy đỏ ở người bệnh gút. Điều này góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gút và phục hồi chức năng vận động.

Dầu vừng có thể dùng để chiên, xào, trộn salad hoặc thêm vào các món canh. Điều này sẽ giúp món ăn dậy mùi thơm, kích thích vị giác và giúp người dùng hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều dầu vừng cùng một lúc để tránh gây khó chịu dạ dày và đại tràng.

Liều lượng vừng phù hợp cho người bệnh gút

Bên cạnh vấn đề bệnh gút có ăn được vừng không, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng vừng có thể tiêu thụ mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều hạt vừng có thể làm giảm huyết áp xuống mức thấp nguy hiểm. Bên cạnh đó, chất xơ từ hạt vừng có thể tạo thành một lớp màng trên ruột thừa, dẫn đến đầy hơi và đau đớn.

bệnh gút ăn mè đen được không
Tiêu thụ vừng và dầu vừng với số lượng vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Hạt vừng chứa rất ít nhân purin, giàu giá trị dinh dưỡng và rất an toàn cho người bệnh gút. Theo các khuyến cáo, người bệnh gút có thể ăn ½ – 1 muỗng cà hạt vừng rang mỗi ngày.

Tuy nhiên, liều lượng này có thể thay đổi, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Vừng có ăn toàn không?

Tương tự như các loại hạt và thực phẩm khác, vừng có thể dẫn đến một số phản ứng dị ứng. Hạt vừng cũng chứa oxalate như đã đề cập trước đó và hầu hết canxi được tìm thấy trong vỏ hạt đều ở dạng canxi oxalat. Tiêu thụ quá nhiều hạt vừng cũng có thể dẫn đến lắng đọng tinh thể canxi, gây bệnh giả gút và sỏi thận.

Do đó, mặc dù bệnh gút có thể sử dụng hạt vừng và dầu vừng. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp nhất.

Lưu ý khi sử dụng vừng ở người bệnh gút

Hạt vừng thường được tiêu thụ như thực phẩm, tuy nhiên đôi khi dầu vừng cũng được sử dụng để xoa bóp giảm đau, chống viêm, góp phần điều trị các triệu chứng gút. Vừng thường an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, vừng chứa rất nhiều chất xơ. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến đau hoặc tắc nghẽn dạ dày, đặc biệt là ở các đối tượng nguy cơ.

Bên cạnh đó, người bệnh gút có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện các triệu chứng tại nhà, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước để hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric
  • Bổ sung vitamin C bằng cách uống nước chanh, có thể giúp loại bỏ các tinh thể urat và ngăn ngừa các cơn gút cấp
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều purin, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt nội tạng, hải sản và bổ sung nhiều rau củ, trái cây
  • Thường xuyên tập thể dục, duy trì vận động có thể giúp giảm cân, giảm áp lực lên các khớp cũng như ngăn ngừa tình trạng cứng khớp

Trên đây là một số thông tin về việc bệnh gút có ăn được vừng không, hy vọng bài viết cung cấp các thông tin cần thiết và giúp người bệnh có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua