Bệnh Gút Có Ăn Được Rong Biển? Ăn Vào Có Tốt Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có ăn được rong biển không? Ăn rong biển có giúp điều trị bệnh gút không? Đây là những câu hỏi phổ biến của người bệnh gout yêu thích các món chế biến từ rong biển. Tham khảo một số chia sẻ thông qua bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bệnh gút có ăn được rong biển
Bệnh gút có ăn được rong biển không? Ăn rong biển có lợi hay có hại đối với người bệnh gút?

Bệnh gút là gì?

Gout là một dạng viêm khớp gây đau khớp đột ngột và nghiêm trọng. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gút là đau dữ dội đột ngột ở một khớp, thường là ở ngón chân cái, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến các khớp ở bàn chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối. Đôi khi các triệu chứng gút cũng có thể dẫn đến nóng, đỏ da, sưng tấy tại các khớp bị ảnh hưởng.

Một cơn gút cấp có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày và thuyên giảm trong 10 – 14 ngày. Nếu không được điều trị, các triệu chứng gút có thể dẫn đến tổn thương lâu dài cho khớp, gây mất chức năng và nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Hiện tại, cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng gout là sử dụng thuốc điều trị, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cũng như thường xuyên tập thể dục, duy trì hoạt động thể chất. Đối với người bệnh gút, thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp là điều cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric, từ đó ngăn ngừa các cơn gút cấp bùng phát trong tương lai.

Vậy người bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được rong biển được không? Tham khảo phần bên dưới để giải đáp các thắc mắc và có kế hoạch ăn uống, kiểm soát các triệu chứng gút hiệu quả.

Bệnh gút có ăn được rong biển không?

Rong biển là một loại tảo biển được tìm thấy trong đại dương và các vùng nước mặn khác. Có rất nhiều loại rong biển khác nhau và các loại phổ biến có thể ăn được bao gồm:

  • Nori
  • Kombu
  • Wakame
  • Arame
  • Umibudo (rong nho)
Bệnh gút có ăn được rong biển không
Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao và hàm lượng purin thấp, do đó an toàn khi sử dụng cho người bệnh gút

Rong biển là món ăn phổ biến, rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Điều này giúp rong biển được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á.

Đối với bệnh gút, tình trạng này xảy ra khi nồng độ acid uric dư thừa trong máu. Axit uric là một chất thải được tạo ra khi purin, một chất tự nhiên trong cơ thể và có trong một số loại thức ăn, bị phân hủy. Quá nhiều acid uric sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể urat, từ đó gây viêm, đau, sưng tấy và dẫn đến các cơn gút cấp. Các loại thực phẩm chứa nhiều purin phổ biến nhất là thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thường không được khuyến khích cho bệnh nhân gút.

Trong khi đó, rong biển là loại thực phẩm được xếp vào nhóm có hàm lượng purin thấp. Điều này giúp rong biển trở thành một trong những món ăn lành mạnh và phù hợp cho người bệnh gút. Một số nghiên cứu cho biết, rong biển là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe đường ruột. Loại thực phẩm này cũng là một nguồn khoáng chất phong phú, chẳng hạn như rất giàu canxi, magiê và kali, rất cần thiết để duy trì xương và cơ bắp khỏe mạnh.

Rong biển cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm, chẳng hạn như phycocyanin và fucoidan, có tác dụng tích cực đối với các bệnh viêm khớp, bao gồm các triệu chứng gút. Ngoài ra, rong biển chứa hàm lượng acid béo omega 3 cao, được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Những acid béo này sẽ giúp giảm viêm trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tích cực cho người bệnh gút. Bên cạnh đó, acid béo omega 3 có thể giúp giảm quá trình sản xuất các cytokine gây viêm, đây là những protein cần thiết cho việc phát triển các triệu chứng gút.

Vậy bệnh gút có ăn được rong biển không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể tiêu thụ các món ăn từ rong biển mà không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút. Bên cạnh đó, rong biển cũng mang đến nhiều lợi ích tích cực, cũng như hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào về bệnh gút và rong biển, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Ăn rong biển có tốt cho người bệnh gút không?

Bên cạnh vấn đề bệnh gút có ăn được rong biển không, việc ăn rong biển có tốt không, có gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút không, cũng là một thắc mắc phổ biến của người bệnh.

Trong một nghiên cứu vào năm 2021 tại Trung Quốc, các chuyên gia cho biết, nam giới sử dụng rong biển có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút và góp phần ổn định nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đề cập đến nữ giới.

Bệnh gút ăn rong biển được không
Các nghiên cứu cho biết, ăn càng nhiều rong biển càng giúp làm giảm các triệu chứng gút

Theo nghiên cứu, tần suất ăn rong biển có mối quan hệ tương quan với chứng tăng acid uric máu.

Tăng axit uric máu được xác định khi nồng độ axit uric huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 7.0 mg/dL ở nam và lớn hơn hoặc bằng 6 mg/dL ở nữ. Tỷ lệ tăng acid uric máu ở nam giới lá 21% và 6% ở nữ giới.

Nam giới thường có chỉ số BMI lớn, có khả năng hút thuốc lá, uống rượu, có chỉ số cholesterol cao, ăn nhiều thức ăn ngọt và nhiều thịt hơn khi so với nữ giới. Bên cạnh đó, nam giới cũng có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ máu và tiểu đường cao hơn.

Trong nghiên cứu này, việc ăn càng nhiều rong biển sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu giảm xuống. Điều này góp phần làm giảm các triệu chứng gút cấp và ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai.

Đối với nữ giới không có yếu tố nguy cơ hình thành bệnh gút, chẳng hạn như lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không uống bia, rượu, việc tiêu thụ rong biển có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh gút.

Tóm lại, cả nam và nữ giới bị bệnh gút đều có thể sử dụng rong biển như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của rong biển

Rong biển là một nguồn iốt dồi dào, một khoáng chất vi lượng cần thiết, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Cơ thể không tự tạo ra iốt, vì vậy con người cần lấy iốt từ các nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Mặc dù rong biển phát triển ở tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới, tuy nhiên các món ăn từ rong biển thường phổ biến ở Châu Á. Rong biển được sử dụng trong các món sushi, salad, súp, canh và các món hầm. Hiện tại, rong biển ngày càng được sử dụng phổ biến trong chế độ dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Cải thiện chức năng tuyến giáp
  • Tăng cường sức khỏe đường ruột
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Ổn định lượng đường trong máu
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giảm nguy cơ ung thư

Ngoài ra, rong biển cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao, mắc dù hàm lượng có thể thay đổi tùy vào loại rong biển. Tuy nhiên, hầu hết các loại rong biển đều có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, K, canxi folate, sắt, đồng và mangan. Rong biển chứa nhiều chất chống oxy hóa  và các khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe. Do đó, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng rong biển để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh tật.

Các loại rong biển và cách sử dụng tốt nhất

Có hàng ngàn loại rong biển dưới đại dương, tuy nhiên chỉ có một số loại ăn được. Hiện tại các loại rong biển ăn được đều có thể tìm thấy tại siêu thị, chẳng hạn như:

1. Rong biển lá Nori

Rong biển Nori là loại rong biển mỏng, có màu sẫm được quấn quanh hầu hết các loại sushi cuộn. Loại rong biển này được chế biến bằng cách cắt nhỏ các loại rong biển ăn được sau đó ép thành các lá mỏng. Do đó, Nori thường giòn, dễ vỡ, có có thể dùng cuộn sushi hoặc ăn riêng để tăng cường sức khỏe.

rong biển lá cuộn cơm
Rong biển lá Nori được dùng để cuộn sushi, cuộn cơm hoặc rắc lên các món súp

Nori là một loại rong biển khá linh hoạt để nấu ăn. Người dùng có thể cắt nhỏ, nghiền mịn để thêm vào bất cứ món ăn nào. Hoặc sử dụng Nori để bọc bên ngoài sushi hoặc cơm cuộn.

Bên cạnh đó, người dùng có thể kết hợp rong biển Nori nghiền mịn cùng với nước tương, dầu, rượu mirin và giấm gạo, điều này sẽ tạo ra một loại nước chấm có mùi thơm và phù hợp với hầu hết các món salad.

2. Tảo bẹ Kombu

Kombu là một trong những loại rong biển ăn được phổ biến đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Loại rong biển này có vị mặn đặc trưng của biển hòa cùng mùi vị tương tự như umami (bột ngọt).

Rong biển Kombu là một trong những thành phần chính của súp Miso và các món Dashi của Nhật Bản. Mì Ramen của Nhật Bản cũng là một trong những món ăn có thành phần chính là rong biển Kombu.

Bên cạnh đó, vì là một loại rau có vị umami đậm đà, thơm ngon nên Kombu cực kỳ phổ biến trong các món ăn chay và thuần chay. Cách chế biến loại rong biển này rất đơn giản, chỉ cần cho vào bất kỳ món súp nào hoặc xào như các loại rau xanh khác.

3. Rong biển Wakame

Rong biển Wakame là thành phấn chính của các món salad rong biển, hơi giòn và dai nhẹ. Loại rong biển này có vị hơi ngọt, lượng calo siêu thấp, góp phần tăng cường sức khỏe tuyến giáp, có thể giúp giảm cholesterol và thậm chí có thể hỗ trợ kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.

Hầu hết các loại rong biển Wakame trên thị trường đều đã được khử nước và làm khô. Khi chế biến, người dùng cần bù nước bằng cách ngâm rong biển trong nước. Cách cách sử dụng rong biển Wakame phổ biến nhất là nấu súp, nấu canh và trộn salad. Đối với salad, món ăn này thường được kết hợp với dưa chuột thái mỏng và nước sốt làm từ giấm gạo, nước tương, đường, muối và hạt vừng.

4. Rong biển Arame

Arame là một loại rong biển phổ biến, có vị ngọt nhẹ và giá trị dinh dưỡng cao. Các nghiên cứu cho biết, rong biển Arame có chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt, iốt, magiê và vitamin A, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa, hệ thống xương khớp và góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch.

Đặc trưng của Arame là có các sợi dài, màu nâu, tương tự như sợi mì khô. Khi dùng, chỉ cần ngâm rong biển vào nước, sau đó nấu thành súp thịt hoặc nấu canh với với hành tây và cà rốt.

5. Rong nho

Rong nho hay rong biển Umibudo, là loại rong biển có hình dạng khác biệt nhất,  giống như một chùm nho xanh hoặc một chuỗi hạt. Loại thực vật biển này được mô tả là tươi, tương tự như đại dương, khá mặn và tạo thành âm thành lạo xạo khi nhai.

rong nho có tác dụng gì
Rong nho thường được ăn sống cùng với nước tương và wasabi mà không cần nấu chín

Rong nho thường được ăn trực tiếp mà không cần nấu chín. Hầu hết mọi người sẽ nhúng rong nho vào nước tương trộn với wasabi. Bên cạnh đó, loại rong biển này cũng phổ biến trong các món salad, sử dụng làm lớp phủ trong các món ăn hoặc dùng như một món phụ để tăng thêm hương vị.

Tương tự như các loại rong biển khác, rong nho cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, do rất giàu khoáng chất như sắt, canxi và magie.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng rong biển ở người bệnh gout

Rong biển thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, mặc dù loại thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số điều người dùng cần lưu ý:

  • Dư thừa iốt: Mặc dù i-ốt là một khoáng chất vi lượng quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ảnh hưởng đến một số loại thuốc: Rong biển chứa một lượng lớn kali do đó không phù hợp với người bệnh thận. Bên cạnh đó, rong biển cũng chứa vitamin K, có thể gây ảnh hưởng đến các loại thuốc làm loãng máu.
  • Nhiễm kim loại nặng: Một số loại rong biển có thể chứa hàm lượng asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì cao, tùy thuộc vào khu vực được thu hoạch. Nhiễm kim loại nặng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do đó cần thận trọng khi chọn loại rong biển.

Rong biển là loại thực phẩm phổ biến, có hàm lượng dưỡng chất cao, góp phần tăng sức đề kháng, ổn định sức khỏe tổng thể và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Về việc bệnh gút có ăn được rong biển không, các chuyên gia cho biết, tiêu thụ rong biển là một trong những cách ổn định lượng acid uric và cải thiện các triệu chứng gút. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua