Chia Sẻ Bữa Sáng Cho Người Bệnh Gout Vừa Tốt Lại Đủ Chất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Dưới đây là gợi ý một số bữa sáng cho người bệnh gout phổ biến nhất. Người bệnh có thể tham khảo hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn thực đơn phù hợp.

Bữa sáng cho người bệnh gout
Tìm hiểu các bữa sáng cho người bệnh gout phù hợp và có kế hoạch ăn uống hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh

Người bệnh gút nên ăn sáng như thế nào?

Bệnh gút xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, dẫn đến hình thành và tích tụ các tinh thể urat bên trong cũng như xung quanh khớp. Acid uric là thành phần phụ được sản xuất khi cơ thể tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều purin.

Đối với người bệnh gút, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cực kỳ quan trọng, có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Mặc dù thực hiện chế độ ăn kiêng không thể điều trị dứt điểm bệnh gút, tuy nhiên có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Tuy nhiên, những người bị bệnh gút theo chế độ ăn kiêng lành mạnh vẫn cần dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và giảm nồng độ acid uric. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan.

Nguyên tắc về chế độ ăn uống của bệnh nhân gout

Một bữa sáng lành mạnh cho người bệnh gút có thể:

  • Ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cơn gút cấp
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các loại thực phẩm chứa nhiều purin, bao gồm các thực phẩm có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu

Bữa sáng tiêu chuẩn cho người bệnh gút sẽ bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít chất béo và thỉnh thoảng bổ sung một số loại thực phẩm khác. Trọng tâm đầu tiên của kế hoạch ăn kiêng cho bệnh gút là hạn chế purine, vì vậy người bệnh cần cắt bỏ hoặc hạn chế tiêu thụ hầu hết các sản phẩm động vật, đặc biệt là cá béo, thịt đỏ, động vật có vỏ và thịt nội tạng.

Các loại thực phẩm cần tránh hoàn toàn đối với người bệnh gút:

  • Thịt nội tạng
  • Các trích
  • Cá cơm
  • Cá thu
  • Cá ngừ
  • Tôm
  • Bia và các loại men
  • Thực phẩm được làm ngọt bằng siro ngô với hàm lượng fructose cao
  • Bữa sáng giàu chất béo

Người bệnh gút cũng được khuyến cáo uống nhiều nước. Trên thực tế, mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cơn gút cấp. Do đó, người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước vào bữa sáng để giúp cơ thể loại bỏ lượng acid uric dư thừa.

Gợi ý bữa sáng cho người bệnh gout phù hợp nhất

Dưới đây là thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout phổ biến và được đánh giá cao.

1. Bánh mì trứng

Bánh mì trứng là bữa ăn sáng phổ biến, chế biến nhanh chóng, bổ dưỡng và phù hợp với người bệnh gút. Cả bánh mì và trứng đều chứa ít nhân purin, có thể sử dụng ở người bệnh gút với số lượng vừa phải. Bên cạnh đó, bánh mì cũng có lượng carbohydrate cao, hỗ trợ cung cấp năng lượng, ngăn ngừa mệt mỏi ở người bệnh gút. Tuy nhiên, khi rán trứng, người bệnh được khuyến khích sử dụng các loại dầu lành mạnh cho người bệnh gút, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu dừa, tránh sử dụng mỡ động vật.

Bữa sáng cho người bệnh gout tốt nhất
Bánh mì trứng là nữa sáng cho người bệnh gout phổ biến, giúp cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất

Ngoài ra, bánh mì trứng ốp la thường được ăn kèm với xà lách, cà chua, dưa leo hoặc nhiều loại rau khác. Điều này giúp cải thiện vị giác cũng như giúp cân bằng các dưỡng chất, góp phần phòng ngừa bệnh gút.

2. Cháo đậu xanh thịt băm

Các loại đậu là loại thực phẩm bổ sung protein an toàn cho người bệnh gút. Người bệnh có thể tiêu thụ các loại đậu thường xuyên để tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể cũng như ngăn ngừa các triệu chứng gút tái phát.

Ngoài ra, đậu xanh cũng giúp cung cấp một lượng chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất quan trọng, cần thiết để tăng cường sức khỏe. Người dùng cũng có thể thay thế đậu xanh bằng đậu đỏ, tùy sở thích.  Đậu xanh được cho là có tính giải nhiệt nên rất tốt cho thời tiết nắng nóng, trong khi đậu đỏ có tính làm ấm, thích hợp cho những ngày se lạnh.

Ngoài ra, đối với thịt bằm, người dùng có thể chọn thịt heo nạc, thịt gà nạc hoặc thịt lươn, tùy vào khẩu vị.

Chuẩn bị:

  • 100 gram đậu xanh đã ngâm mềm
  • ½ chén gạo
  • Thịt tùy sở thích
  • Gia vị vừa ăn

Cách thực hiện:

  • Đậu xanh cần rửa sạch, ngâm mềm qua đêm
  • Gạo vo sạch, ninh cùng với đậu xanh ngâm mềm đến khi nhừ thanh cháo
  • Thịt băm ướp cùng hạt nêm, một ít tiêu xay, nước mắm, hành ngò, vừa ăn, xào sơ trên bếp
  • Sau khi cháo nhừ thì cho thịt đã sơ chế, khuấy đều, đến khi sôi lần nữa thì cho thêm tiêu là có thể sử dụng

Cháo đậu xanh nên sử dụng khi còn ấm để mang lợi nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể sử dụng kết hợp với sữa đậu xanh hoặc sữa tách béo cho bữa sáng.

3. Trứng và khoai luộc

Trứng và khoai luộc là bữa sáng cho người bệnh gout bổ dưỡng, an toàn, không gây kích ứng các khớp. Một quả trứng gà với kích thước thông thường sẽ cung cấp 6 gram protein, đảm bảo nhu cầu vào buổi sáng. Bên cạnh đó, trứng có hàm lượng nhân purin rất thấp, do đó người  bệnh gút có thể sử dụng với hàm lượng vừa phải.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh gút không được lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều trứng. Liều lượng tối đa là 5 – 7 quả mỗi tuần.

Tương tự như trứng, khoai lang luộc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong mỗi củ khoai lang cung cấp 2 gram chất đạm, 3.9 gram chất xơ và 26 gram Carbohydrate và một loạt các vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Hầu hết các loại khoai lang đều có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, ngăn ngừa các tế bào mỡ phát triển, từ đó giúp giảm cân. Cân nặng khoa học có thể giảm áp lực lên các khớp, từ đó phục hồi khả năng vận động linh hoạt.

Sử dụng khoai lang và trứng luộc vào bữa sáng sẽ đảm bảo năng lượng trong suốt cả ngày mà không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút.

4. Cháo gà

Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, chứa ít nhân purin và phù hợp cho người bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tiêu thụ da gà và nội tạng gà, để đảm bảo sức khỏe.

Thịt gà không tẩm gia vị là lựa chọn thực phẩm giàu protein, ít natri, không đường và tinh bột. Loại thịt này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho quá trình trao đổi chất khỏe mạnh, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, vitamin B, các khoáng chất như selen và phốt pho.

Không giống như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng, là một nguồn protein động vật lành mạnh dành cho người bệnh gút. Sử dụng thịt gà nạc cũng giúp giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ bùng phát các cơn gút.

Các bữa sáng cho người bệnh gout tốt nhất
Cháo gà là bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể sử dụng thường xuyên 

Nguyên liệu:

  • Thịt gà: Khoảng 300 gram, nên chọn phần mông, đùi, bởi vì khu vực này có hàm lượng purin thấp nhất
  • 1 nắm gạo tẻ
  • Hành ngò và gia vị phù hợp

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, loại bỏ da và mỡ (nếu có)
  • Gạo vo sơ
  • Cho gạo và gà vào nồi cùng 1 lít nước, nấu đến khi chín nhừ
  • Thêm gia vị vừa ăn, khuấy đều, thêm hành ngò là có thể sử dụng

5. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt là bữa sáng cho người bệnh gout phổ biến, nhanh chóng. Mỗi tuần người bệnh có thể sử dụng món ăn này 2 – 3 lần, phù hợp cho người bận rộn hoặc không có quá nhiều thời gian cho việc nấu bữa sáng.

Hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt, trừ yến mạch, bao gồm cơm, mì ống, bánh mì, đều phù hợp cho người bệnh gút. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, trừ yến mạch, được coi là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho chế độ ăn uống đầy đủ và có thể là một lựa chọn bữa sáng cho người bệnh gout lạnh mạnh nhất.

Một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt (khoảng 43 gram) sẽ cung cấp 5 gram chất đạm, 20 gram carbohydrate, 3 gram chất xơ và đến 80 calo. Việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng có thể giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, ổn định lượng đường trong máu. Việc giảm đường sẽ góp phần chống viêm, ổn định cân nặng, từ đó ngăn ngừa cơn gút bùng phát.

Khi sử dụng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, người dùng cần chú ý đến bảng thành phần, tránh sử dụng sản phẩm nhiều đường hoặc các chất phụ gia khác. Thực phẩm này có thể kế kết hợp với rau xanh, trứng chiên, nướng bơ hoặc kẹp với thịt gà cho bữa sáng. Ngoài ra, có thể sử dụng kèm với các loại sữa tách béo hoặc sữa chua không đường.

6. Salad rau củ

Các loại salad rau củ rất dễ tươi mát, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng ăn salad mỗi ngày là một trong những cách ăn uống lành mạnh đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Các món salad rau củ cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, giải độc cơ thể và góp phần loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, sử dụng salad cho bữa sáng cũng giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó hạn chế các áp lực lên khớp.

Ngoài các loại rau củ, người bệnh có thể kết hợp với thịt gà nhằm đảm bảo cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.

bữa sáng cho người bị gout
Salad rau củ và thịt gà là bữa sáng cho người bị gout lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng 

Cần chuẩn bị:

  • Rau xanh tùy sở thích
  • Thịt gà, nên chọn thịt mông hoặc đùi vì khu vực này chứa rất ít purin

Cách thực hiện:

  • Mang các loại rau củ rửa sạch, để ráo nước, thái thành lát vừa ăn
  • Thịt gà luộc chín, xé sợi hoặc thái thành miếng vừa ăn
  • Trộn các nguyên liệu cùng với sốt salad hoặc mayonaise

7. Cháo đậu đỏ hạt sen

Cháo đậu đỏ hạt sen được đánh giá là bữa sáng cho người bệnh gout bổ dưỡng và giúp cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày. Món ăn này cung cấp chất đạm, carbohydrate, một lượng vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, sắt, kali, magiê, kẽm, phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh gút.

Chuẩn bị:

  • 100 gram gạo tẻ
  • 30 gram thịt gà
  • 20 gram đậu đỏ
  • 20 gram hạt sen
  • Hành, ngò và gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Đậu đỏ và hạt sen ngâm với nước đến khi mềm
  • Dùng tăm để loại bỏ tâm sen
  • Gạo vo sạch
  • Thịt rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ
  • Đun sôi một nồi nước, sau đó cho gạo, thịt, đậu đỏ, hạt sen vào nồi ninh đến khi nhừ
  • Nêm gia vị vừa ăn, khuấy đều, tham hành, ngò, một ít tiêu xay là có thể sử dụng

Lời khuyên để kiểm soát bệnh gút

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống ít purin, người bệnh gút cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Uống nhiều nước: Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày có thể giúp đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Giảm cân nếu thừa cân có thể giúp giảm lượng acid uric trong máu. Tuy nhiên, người bệnh cần giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục. Nhịn ăn cực đoan có thể làm tăng đột ngột nồng độ acid uric, từ đó khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn: Thuốc thường là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa cơn gút tái phát.
  • Tái khám định kỳ: Đến bệnh viện đúng lịch hẹn là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng bệnh gút, đặc biệt là đối với người đồng thời mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc tiểu đường.

Tuân thủ các bữa sáng cho người bệnh gout lành mạnh có thể giúp hạn chế sản xuất axit uric và tăng cường đào thải axit uric. Việc thay đổi chế độ ăn uống không thể điều trị bệnh gút, tuy nhiên có thể ngăn ngừa các cơn gút cấp cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Việc ăn sáng đầy đủ, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa cơn gút tái phát trong tương lai. Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua