Người Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Khoai Sọ Không? Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh gút có ăn được khoai sọ không? Tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới để có chế độ ăn uống phù hợp, từ đó góp phần cải thiện các triệu chứng gút cũng như ngăn ngừa các cơn gút bùng phát trong tương lai.

Bệnh gút có ăn được khoai sọ không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có ăn được khoai sọ không và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất

Thông tin cơ bản về bệnh gút

Bệnh gút là một loại viêm khớp phổ biến, gây ra các cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, thường phổ biến ở ngón chân cái vào ban đêm. Bệnh gút cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ngón chân khác, chẳng hạn như mắt cá chân hoặc đầu gối. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 3 lần so với nữ giới. Bệnh lý này có xu hướng ảnh hưởng đến đàn ông trên 40 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Các triệu chứng gút phát triển ở một số người có nồng độ axit uric cao. Acid uric là thành phần phụ, xuất hiện khi cơ thể phân hủy purin. Purin được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thịt nội tạng, thịt đỏ và một số loại hải sản.

Khi axit uric tích tụ, tự nhiên hoặc do chế độ ăn nhiều purin, có thể tạo thành các tinh thể sắc nhọn nằm trong các khớp, thường là ngón chân cái, gây đau và sưng đột ngột, dữ dội. Các đợt bùng phát này được gọi là cơn gút cấp, thường kéo dài 1 – 2 tuần và có thể tái phát sau vài tháng hoặc vài năm.

Đôi khi các triệu chứng gút có thể bị nhầm lẫn với các tính trạng viêm khớp khác được gọi là bệnh giả gút hay lắng đọng canxi pyrophosphate (CPPD). Tuy nhiên, các tinh thể gây kích ứng khớp trong CPPD là các tinh thể canxi photphat, không phải các tinh thể axit uric gây ra bệnh gút.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gút sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống cũng như thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Đối với bệnh gút, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm để tránh gây tăng nồng độ acid uric. Vậy người bệnh gút có ăn được khoai sọ không?

Người bệnh gút có ăn được khoai sọ không – Điều cần biết

Khoai sọ hay khoai môn là một loại rau ăn củ được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Loại khoai này có hương vị nhẹ, rất giàu tinh bột và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp khoai sọ trở thành một trong những loại thực phẩm lành mạnh hơn so với các loại rau củ khác, chẳng hạn như khoai tây. Khoai sọ có thể chế biến thành món ăn nhẹ, món mặn nhưng cũng có thể được sử dụng để tạo màu cho món ăn.

Bệnh gút có an được khoai lang không
Khoai sọ có chứa calci oxalat, có thể dẫn đến sỏi thận cũng như khiến các cơn gút trở nên nghiêm trọng hơn

Các nghiên cứu cho biết, khoai sọ có hàm lượng purin thấp, do đó không tác động đến các triệu chứng gút. Tuy nhiên trong 52 gram khoai sọ có chứa đến 14 gram carbohydrate. Carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu mà cơ thể sử dụng để tạo năng lượng. Việc tiêu thụ một lượng lớn carbohydrate có thể góp phần gây ra các triệu chứng bệnh gút.

Vậy người bệnh gút có ăn được khoai sọ không? Các bác sĩ cho biết, người bệnh có thể ăn khoai sọ với một số lượng vừa phải, tránh tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là sử dụng cùng một lúc. Cụ thể, người bệnh gút có thể sử dụng một bữa ăn chứa khoai sọ mỗi tuần, mỗi khẩu phần từ 100 – 200 gram.

Ngoài ra, khoai sọ có chứa một lượng lớn calci oxalat, khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tích tụ các tinh thể ở thận, gây bệnh sỏi thận. Sỏi thận khiến chức năng thận bị suy giảm, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể và khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh gút có thể sử dụng khoai sọ, tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của khoai sọ

Củ khoai sọ là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hư vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Do đó sử dụng khoai sọ với liều lượng phù hợp góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ xương khớp và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Trong một bát nhỏ (khoảng 100 gram) khoai sọ cung cấp:

  • 11 mg natri
  • 591 mf kali
  • 26.46 gram carbohydrate
  • 76 IU vitamin A
  • 43 mg canxi
  • 4.5 mg vitamin C
  • 0.55 mg sát
  • 33 mg magie

Ngoài ra, củ khoai sọ cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Cải thiện hệ thống tiêu hóa: Khoai sọ có hàm lượng chất xơ cao gấp đôi khoai tây. Lượng chất xơ này có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị táo bón, tiêu chảy, cải thiện các triệu chứng loét dạ dày, trào ngược.
  • Ổn định đường huyết: Hàm lượng carbohydrate trong củ khoai sọ là những loại carbs tốt cho sức khỏe, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Hàm lượng kali cao trong khoai sọ có thể kiểm soát tình trạng huyết áp cao, phá vỡ lượng muối dư thừa, giảm căng thẳng lên hệ thống tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch mãn tính.
  • Giảm các rủi ro liên quan đến ung thư: Khoai sọ chứa các chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa nguy cơ phát triển các triệu chứng ung thư.

Một số món ăn từ khoai sọ cho người bệnh gút

Khoai sọ cần ăn nấu chín, không bao giờ được ăn sống loại thực phẩm này. Cụ thể, khoai sọ có chứa một hợp chất có vị đắng gọi là canxi oxalat. Điều này có thể gây ngứa miệng và cổ họng nếu ăn sống nhưng an toàn khi ăn chín. Để sơ chế củ khoai sọ, hãy dùng dao gọt bỏ lớp vỏ dày dưới vòi nước chảy. Điều này giúp tránh tình trạng dính và trơn từ hàm lượng tinh bột của khoai. Có thể đeo găng tay để bảo vệ tay khỏi bị kích ứng do canxi oxalat chưa nấu chín.

Bệnh gút có ăn được khoai tây không
Khoai sọ chiên có thể sử dụng như món ăn vặt hoặc ăn kèm trong bữa ăn

Có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng khoai sọ, chẳng hạn như luộc, chiên, xào, om hoặc nướng. Dưới đây là một số món ăn phổ biến từ khoai sọ:

  • Khoai sọ chiên: Tương tự như khoai tây chiên, khoai sọ có thể rửa sạch, gọt vỏ, thái thành các que dài và chiên cùng một lượng dầu ô liu, dầu dừa đến khi chín vàng. Món ăn này có thể sử dụng như món ăn vặt hoặc ăn kèm cùng salad. Ngoài ra, người dùng có thể bào khoai sọ thành các lát mỏng và chiên với dầu sôi. Cách chiến biến này sẽ giúp tạo ra món ăn vặt phù hợp cho các buổi xem phim hoặc trò chuyện cùng gia đình, người thân.
  • Bánh khoai sọ: Khoai sọ có thể dễ dàng nghiền nhuyễn, kết hợp với các loại bột để tạo thành những chiếc bánh xốp. Ngoài ra, bột khoai sọ cũng được bày bán tại các cửa hàng, tuy nhiên người dùng cần chú ý đến thành phần, các chất phụ gia để tránh gây bùng phát các cơn gút.
  • Chè khoai sọ: Chè khoai sọ là một món ăn phổ biến, mùi thơm, vị ngọt và béo, rất phù hợp cho những người thích ăn ngọt. Đôi khi món chè này cũng được kết hợp với đậu xanh, nếp cẩm để tăng cường hương vị.

Lưu ý khi sử dụng khoai sọ cho người bệnh gút

Củ khoai sọ có chứa canxi oxalat ở dạng tinh thể hình kim. Điều này sẽ tạo ra cảm giác bỏng rát, kích ứng nếu xử lý bằng tay trần hoặc sử dụng khi chưa nấu chín. Do đó, theo khuyến cáo, mọi người bệnh đeo găng tay khi sơ chế khoai sọ.

Ăn củ khoai sọ thường xuyên hoặc với liều lượng lớn có thể gây ra sỏi thận và bệnh gút, kèm theo một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người dùng cần chín khoai đúng cách trong một thời gian dài.

Đôi khi khoai sọ cũng có thể gây dị ứng. Do đó, nếu gặp bất cứ dấu hiệu dị ứng nào, chẳng hạn như ngứa da, đau dạ dày, nổi mề đay, sau khi tiêu thụ, hãy thông báo với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Mỗi khẩu phần khoai sọ chứa một lượng calo, carbs và chất xơ tốt, cũng như các vi chất dinh dưỡng như mangan, vitamin B6, vitamin E và kali. Sử dụng loại khoai này có thể kiệm soát lượng đường trong máu, ổn định cân nặng, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Người bệnh gút có thể tiêu thụ khoai sọ với số lượng thấp. Tránh tiêu thụ quá nhiều khoai sọ, đặc biệt là cùng một lúc, điều này có thể khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn. Trao đổi với bác sĩ nếu cần giải đáp chuyên sâu về vấn đề người bệnh gút có ăn được khoai sọ không.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua