Trẻ Sơ Sinh Ngồi Bị Cong Lưng – Ba Mẹ Nên Làm Gì?

Theo dõi IHR trên goole news

Trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng có thể là thói quen xấu của trẻ hoặc là các dấu hiệu tổn thương cột sống cần được chăm sóc phù hợp. Điều quan trọng là xác định cường độ ngồi cong lưng, mức độ nghiêm trọng và các vấn đề liên quan khác để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng
Trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng có thể làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống hoặc gù lưng

Trẻ sơ sinh ngồi cong lưng có sao không?

Ở trẻ sơ sinh vừa mới tập ngồi, trẻ thường có xu hướng ngồi cong lưng do cột sống yếu, chưa chịu được áp lực trong thời gian dài. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng thẳng lưng khi ngồi, đứng hoặc vui chơi. Do đó, thỉnh thoảng bé ngồi cong lưng là điều bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi các hoạt động bình thường của trẻ, chẳng hạn như tư thế khi đứng, nằm hoặc trườn bò. Nếu trẻ có xu hướng cong lưng trong tất cả các hoạt động và trong mọi thời gian, cha mẹ nên có kế hoạch khắc phục để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được tư vấn phù hợp

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngồi cong lưng

Đôi khi trẻ có thể được sinh ra với lưng cong tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng này cũng xảy ra trong quá trình phát triển cũng như liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cha mẹ nên xác định các nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro khiến trẻ ngồi cong lưng để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

1. Cấu trúc tử cung của mẹ

Cấu trúc tử cung của người mẹ có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ngồi cong lưng ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình tăng trưởng, các áp lực bất thường ở tử cung có thể dẫn đến chèn ép, xô đẩy thai nhi, khiến thai nhi ở trong vị trí cong lưng. Điều này có thể khiến trẻ bị cong lưng khi tập ngồi.

2. Di truyền

Cong lưng và gù lưng có thể di truyền. Hiện tại các nhà nghiên cứu không xác định được nguyên nhân nhân cũng như gen dẫn đến gù cột sống. Tuy nhiên trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng thường có cha mẹ có tật này.

Hình ảnh trẻ bị gù lưng
Theo các nghiên cứu, tình trạng gù cột sống có thể di truyền trong gia đình

3. Thay tã không đúng cách

Cách thay tã phổ biến nhất là nắm lấy mắt cá chân và nâng phần dưới của cơ thể khỏi miếng tã. Hành động này có thể gây áp lực lên cột sống giữa và thắt lưng, dẫn đến thay đổi cấu trúc cột sống và khiến trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng.

Cách tốt nhất để thay tã là đặt tã sạch sang một bên và đặt trẻ lên trên tấm tã lót sạch. Điều này giữ cho cột sống trung lập và thẳng hàng.

4. Bế sai tư thế

Cột sống của trẻ sơ sinh tương đối yếu và không phù hợp với một số tư thế bế, chẳng hạn như bế thẳng.

Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu không thích hợp bế thẳng đứng hoặc bế một bên nách, điều này có thể gây sai lệch cột sống, dẫn đến tình trạng ngồi cong lưng, gù cột sống. Ngoài ra, phần cột sống cổ của trẻ cũng tương đối yếu ớt, do đó việc bế thẳng có thể khiến cổ bị gù do không nâng đỡ được trọng lượng của đầu.

5. Ôm con không rời

Có một số cha mẹ có thói quen quấn quít, ôm con không rời. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ cản trở hô hấp, cong vẹo cột sống và gù lưng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị gù lưng
Thói quen bồng bế và ôm ấp bé suốt cả ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống của trẻ

Ngoài ra, một số bà mẹ có thói quen cho trẻ nằm trên võng để dỗ bé ngủ. Tuy nhiên bề mặt võng không bằng phẳng, việc nằm ngủ trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và khiến trẻ bị cong lưng khi ngồi.

6. Tập ngồi sớm

Trẻ bắt đầu tập ngồi khi được 4 – 6 tháng tuổi. Lúc này trẻ có thể ngồi khi có hỗ trợ, chẳng hạn như ghế tập ngồi, đệm lưng hoặc cha mẹ tựa ở phía sau. Tuy nhiên một số cha mẹ có xu hướng tập ngồi cho trẻ quá sớm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, hệ thống xương khớp, hệ thần kinh và não của trẻ.

Khi trẻ ngồi quá sớm, cột sống yếu ớt sẽ không đủ sức mạnh để nâng đỡ cơ thể và dẫn đến tình trạng ngồi cong lưng. Nếu tiếp tục tập ngồi quá sớm sẽ dẫn đến đau lưng, ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống và gây ra nhiều dị tật khác.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý đến thời gian phù hợp để tập ngồi cho trẻ. Không nên cho trẻ ngồi quá sớm khi cột sống chưa sẵn sàng.

7. Sử dụng xe tập đi

Các loại xe tập đi có thể hỗ trợ phát triển cơ bắp, cải thiện kỹ năng đi bộ và giúp trẻ năng động hơn. Tuy nhiên, quá trình này cần diễn ra tự nhiên và theo một quy trình nhất định.

Trong khi học cách tự ngồi dậy, bò và đứng lên, xương và các mô liên kết của trẻ sẽ chịu tải trọng của cơ thể, giúp trẻ mạnh mẽ hơn. Quá trình này giúp cơ thể trẻ thích nghi và khỏe mạnh theo từng ngày. Do đó, nếu sử dụng các thiết bị hỗ trợ quá mức có thể giảm kích thích lên cơ và xương.

Bên cạnh đó, học cách tự ngồi, đứng và đi cũng cải thiện khả năng nhận thức của trẻ. Điều này quan trọng đối với sự cân bằng, phối hợp và cảm giác nhận thức tổng thể về cơ thể của trẻ.

Vỗ ợ hơi có ảnh hưởng cột sống không
Sử dụng xe tập đi quá sớm có thể ảnh hưởng đến cột sống, hông và dáng đi của trẻ

Ngoài ra, đối với các bé ngồi chưa vững, việc sử dụng xe tập đi có thể gây chèn ép lên cột sống và tăng nguy cơ gù lưng. Bên cạnh đó, bé sẽ có thói quen nhún chân, nhoài người để bắt kịp tốc độ của xe tập đi. Điều này dẫn đến thói quen đi nhón gót chân và dẫn đến tư thế xấu.

Theo đề xuất của chuyên gia xương khớp, không nên để trẻ sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhiều hơn 15 phút mỗi lần và hai lần mỗi ngày.

Trẻ ngồi bị cong lưng phải làm sao?

Tình trạng cong lưng ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ và liên quan đến nhiều mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trẻ sơ sinh ngồi cong lưng được điều trị bằng cách:

  • Vật lý trị liệu được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn
  • Sử dụng nẹp lưng hoặc đai chống gù lưng cho trẻ
  • Massage, xoa bóp
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật.

Các biện pháp điều trị cong lưng ở trẻ sơ sinh được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp phù hợp nhất và ít tác động đến quá trình phát triển của trẻ.

Điều quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy dấu hiệu biến dạng cột sống.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngồi cong lưng?

Thông thường, trẻ ngồi cong lưng không phải là dấu hiệu nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh tư thế tại nhà. Chuyển các hoạt động của trẻ từ ngồi sang nằm, trườn, bò và vịn đứng để cải thiện tính linh hoạt của cột sống.

Trong trường hợp, tình trạng cong lưng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.  Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

1. Đường cong 10 – 25 độ

Trẻ sơ sinh ngồi cong lưng 10 – 25 độ được xem là bình thường, hiếm khi trở nên nghiêm trọng và có thể tự điều chỉnh tại nhà. Cha mẹ nên theo dõi các phản ứng của trẻ cũng như tư thế khi ngồi, đứng và vui chơi để có kế hoạch xử lý phù hợp. Một số cách chăm sóc trẻ trong trường hợp này như sau:

Khi bế trẻ: 

Khi bế trẻ nên bế nằm, để đầu trẻ hơi nhô cao và cong theo vòng cung của cánh tay. Khi cần bế thẳng, phải dùng tay để đỡ đầu, gáy của bé, sao cho bé nằm sấp hẳn lên cánh tay của người  bế. Cách bế này sẽ tạo điểm tựa cho hệ xương khớp của trẻ và ngăn ngừa các vấn đề cột sống.

Chữa gù lưng cho bé
Không nên cho trẻ sử dụng gối cao hoặc cứng, điều này có thể gây ảnh hưởng đến cột sống của trẻ

Gối ngủ phù hợp:

Cột sống của trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi không có các đốt sống cong tự nhiên như ở người lớn. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể của bé không được cân xứng, khi đầu chiếm ¼ trọng lượng cơ thể. Do đó, trẻ cần được nằm thẳng một cách tự nhiên trên một mặt phẳng để giúp cột sống thẳng và ngăn ngừa nguy cơ vẹo cột sống.

Do đó, trẻ sơ sinh không cần sử dụng gối ngủ. Cha mẹ chỉ cần dùng một tấm khăn mềm, mịn lót bên dưới đầu của trẻ để thấm mồ hôi và giúp trẻ thoải mái hơn.

Cho trẻ tắm nắng:

Tắm nắng khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày là có thể giúp trẻ tiếp nhận đầy đủ vitamin D cần thiết. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe, cứng hơn và ngăn ngừa được tình trạng ngồi bị cong lưng.

2. Đối với trường hợp lưng cong nghiêm trọng

Nếu trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể khám sức khỏe và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định các triệu chứng gù lưng hoặc vẹo cột sống ở trẻ.

trẻ sơ sinh bị gù lưng phải làm sao
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp điều trị gù lưng cho trẻ

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X – quang: Xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong xương và đo góc của đường cong cột sống để xác định hình dạng bình thường của cột sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính xương: Xét nghiệm này được thực hiện để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong xương và các cấu trúc bên trong cơ thể. Xét nghiệm này cũng giúp loại trừ các vấn đề khác nhau giữa não, tủy sống và dây thần kinh.

Việc điều trị tình trạng cong lưng ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe tổng thể. Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa đường cong trở nên nghiêm trọng và ngăn ngừa biến dạng cột sống.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Bài tập chỉnh sửa tư thế: Các bài tập điều chỉnh tư thế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, cha mẹ không nên tự nắn chỉnh cột sống tại nhà.
  • Nẹp cột sống: Nếu cần thiết, trẻ sẽ được đề nghị mang nẹp lưng để giúp cột sống phát triển bình thường.
  • Phẫu thuật: Trong các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, khi đường cong cột sống từ 75 độ trở lên, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật. phẫu

Trẻ sơ sinh ngồi bị cong lưng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch xử lý phù hợp. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích và giúp cha mẹ có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua