Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng? Nằm nhiều có sao không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây đau đớn, khó chịu và suy giảm chức năng vận động. Nghỉ ngơi, thư giãn, duy trì vận động và sử dụng thuốc đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng trong vòng 4 – 6 tuần.

Nghỉ ngơi và thư giãn rất cần thiết để giảm đau, giúp cột sống có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, điều quan trọng là nghỉ ngơi đúng cách, phù hợp. Nằm võng có vẻ như là một cách thư giãn thư thái, yên bình, tuy nhiên người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?

Theo các chuyên gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên nằm võng. Khi nằm trên võng, cột sống không được nâng đỡ, điều này có thể dẫn đến áp lực quá lớn lên các đĩa đệm cột sống và làm trầm trọng thêm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các chuyển động lắc lư của võng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau đớn nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, đa số mọi người có xu hướng nghiêng người khi nằm võng. Tuy nhiên, nếu giữ tư thế này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống, chẳng hạn như vẹo cột sống, căng cơ. Do đó, nếu cần nghỉ ngơi hoặc thư giãn, người bệnh nên nằm trên một bề mặt cứng thay vì nằm võng.

Khi nằm thư giãn, người bệnh cần chú ý đến tư thế nằm, duy trì các tư thế tốt để tránh gây tổn thương các đĩa đệm.

Các tư thế ngủ tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Đối với người thoát vị đĩa đệm, việc giữ một tư thế ngủ phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau lưng, đau nhức xương khớp và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cột sống. Do đó, khi đi ngủ, người bệnh cần lưu ý một số lời khuyên bao gồm:

1. Giữ cột sống thẳng khi nằm ngửa

Tư thế ngủ tối ưu cho người thoát vị đĩa đệm là nằm ngửa. Tư thế này giúp phân bổ đều trọng lượng trên bề mặt cơ thể, giảm thiểu các điểm áp lực và đảm bảo sự liên kết với cơ quan nội tạng cũng như tránh các tổn thương phát sinh.

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không
Nằm ngửa với một chiếc gối đặt dưới đầu gối có thể hỗ trợ cột sống và làm dịu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Đôi khi nằm ngửa có thể cảm thấy khó chịu, đặc biệt là ở những người đang trải qua cơn đau dữ dội do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nằm ngửa là tư thế ngủ phổ biến và có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Do đó, để giảm các áp lực không cần thiết, người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới đầu gối khi nằm ngửa.

Nằm ngửa giúp phân bổ trọng lượng đều trên cơ thể, giúp loại bỏ đáng kể các áp lực lên cột sống và các cơ. Khi nằm ngửa cần chú ý giữ cột sống luôn ở tư thế trung lập, đảm bảo đường cong tự nhiên. Người bệnh có thể chọn đệm lò xò hoặc đệm xốp có độ mềm phù hợp để hỗ trợ cột sống.

2. Đổi bên nếu nằm nghiêng

Nằm nghiêng với một chiếc gối kê giữa hai đầu gối là một trong những cách tốt nhất để ngủ khi bị thoát vị đĩa đệm. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh ngủ ở tư thế này khi bị đau lưng, đặc biệt là khi nằm nghiêng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống.

Khi nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối nhỏ ở giữa hai đầu gối để tạo sự liên kết thích hợp cho cột sống, xương chậu  và hông. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh nằm nghiêng sang một bên suốt đêm, trừ khi nghiêng sang bên còn lại khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc duy trì một tư thế nằm nghiêng trong suốt cả đêm có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, mất cân bằng cơ, gây đau và khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ngủ ở tư thế bào thai

Tư thế bào thai có thể làm dịu các đĩa đệm bị thoát vị, từ đó giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các tổn thương cột sống. Tư thế này được đặt tên theo tư thế nằm của em bé trong bụng mẹ, đây là tư thế nằm nghiêng và cuộn tròn người lại để đưa cột sống về tư thế nguyên thủy.

Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi
Tư thế bào thai sẽ giúp tạo ra một khoảng trống giữa các đốt sống, từ đó tránh áp lực lên đĩa đệm

Tư thế bào thai sẽ uống cong thân mình, điều này giúp mở ra một khoảng trống giữa các đốt sống, từ đó giảm áp lực lên các đĩa đệm. Ngủ với tư thế này có thể giảm đáng kể các cơn đau và tăng cường sự thoải mái khi thức dậy vào buổi sáng.

4. Kê gối dưới bụng khi nằm sấp

Nếu thích nằm sấp khi ngủ, người bệnh có thể nằm sấp với một chiếc gối nhỏ đặt bên dưới bụng để tạo sự thoải mái khi ngủ. Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh tối đa tư thế nằm sấp. Tư thế này có thể dẫn đến đau lưng và nhiều vấn đề cột sống khác.

Mặc dù ngủ nằm sấp có thể không phù hợp, nhưng đặt một chiếc gối nhỏ dưới bụng có thể giúp nâng đỡ lưng và giảm bớt một số áp lực, căng thẳng, tác động lên cột sống.

Mẹo để ngủ ngon hơn khi bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể khiến các hoạt động cả ngày trở nên khó khăn, bao gồm cả việc ngủ và nghỉ ngơi. Để có tư thế thư giãn tốt nhất mà không bị đau, người bệnh cần lưu ý:

  • Xác định đúng vị trí: Một số tư thế nằm, chẳng hạn như nằm võng, có thể dẫn đến đau lưng. Do đó, hãy thử nhiều tư thế khác nhau để xác định đúng tư thế thoải mái nhất.
  • Chọn đệm phù hợp: Người thoát vị đĩa đệm nên chọn loại đệm có lò xo với độ đàn hồi tốt, nhằm hỗ trợ cho cột sống. Tránh các loại đệm quá mềm, điều này có thể khiến cột sống bị cong và dẫn đến nhiều tổn thương khác.
  • Lên xuống giường thận trọng: Việc cúi người về phía trước hoặc chuyển động nhanh ở thắt lưng có thể dẫn đến đau lưng nhiều hơn. Do đó, hãy dành thời gian lăn sang một bên và sử dụng cánh tay để đẩy cơ thể ra khỏi giường. Sau đó, người bệnh có thể đặt chân xuống đất và đứng dậy từ từ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất cần thiết để tăng cường chất lượng giấc ngủ và giúp người bệnh thư giãn tối đa. Thường xuyên tập luyện tăng cường chức năng cơ bụng, hông, lưng dưới và xương chậu, có thể giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tập yoga nhẹ nhàng: Một vài động tác yoga hoặc căng cơ chuyên sâu có thể giúp giảm đau thắt lưng, giảm căng thẳng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Một số loại thuốc có thể giúp giảm đau lưng và ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen, sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Giảm căng thẳng: Giảm căng thẳng và thư giãn có thể kiểm soát căng thẳng, giảm đau cũng như giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Nằm nghỉ và thư giãn là một trong những cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần chọn tư thế nằm phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến cột sống. Trao đổi với bác sĩ về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không để tư vấn phù hợp và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua