Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Nếu đang tìm hiểu vấn đề thoát vị đĩa đệm có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin được chia sẻ bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp nhất.

Thoát vị đĩa đệm có di truyền không
Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi sự phá vỡ (thoái hóa) của một hoặc nhiều đĩa đệm ngăn cách xương cột sống (đốt sống), gây đau ở lưng, cổ hoặc chân và cánh tay.

Tình trạng này thường phổ biến ở cột sống thắt lưng, tuy nhiên đĩa đệm bị thoát vị có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cột sống. Tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị ảnh hưởng, có thể gây đau cấp tính hoặc mãn tính ở lưng, cổ. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi, uốn cong, vặn hoặc nâng vật nặng.

Vậy thoát vị đĩa đệm có di truyền không? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Các yếu tố nào có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

Các chuyên gia cho biết, thoát vị đĩa đệm là hệ quả nhiều nhiều nguyên nhân bao gồm yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu xác định được các biến thể có trong một số gen nhất định có thể làm ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm.

Các gen liên quan phổ biến nhất là gen hướng dẫn sản xuất protein collagen. Collagen là một họ protein tăng cường và hỗ trợ các mô liên kết, chẳng hạn như da, xương, sụn, gân và dây chằng. Collagen sẽ tạo ra một mạng lưới các sợi cấu trúc và tạo sự ổn định bên trong đĩa đệm. Các biến thể cụ thể trong một số gen collagen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đĩa đệm và làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm do suy yếu khả năng tương tác của các protein với nhau.

Ngoài ra, một số biến thường bình thường trong gen có liên quan đến chức năng miễn dịch của cơ thể cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Những gen này có nhiệm vụ kích hoạt hệ thống miễn dịch khi phát hiện các tác nhân xâm nhập lạ, chẳng hạn như virus. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các biến thể gen này có thể dẫn đến viêm, mất nước của đĩa đệm, từ đó dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Về vấn đề thoát vị đĩa đệm có di truyền không, các chuyên gia cho biết, bệnh lý này có xu hướng di truyền. Điều này có nghĩa là trong gia đình nếu có người thân cấp 1 (cha mẹ) mắc bệnh, thì con cái có nguy cơ cao. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cần kết hợp với các nguyên nhân khác, chẳng hạn như lão hóa, hút thuốc, chấn thương, béo phì, viêm mãn tính hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài, để phát triển các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể di truyền trong gia đình, tuy nhiên kiểu di truyền không rõ ràng. Các cá nhân có thể thừa hưởng một biến thể gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng không phải tất cả những người mắc bệnh đều có một biến thể gen gây bệnh. Nói tóm lại, thoát vị đĩa đệm có thể duy truyền, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất?

Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể khiến một số người dễ mắc bệnh hơn, chẳng hạn như:

Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi
Người có thói quen sống ít vận động có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn
  • Béo phì: Cân nặng quá mức là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Trọng lượng dư thừa sẽ gây ảnh hưởng đến các phần khác nhau của cột sống và đĩa đệm, từ đó gây căng thẳng, góp phần dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Tuổi tác: Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên không phải chỉ người cao tuổi mới gặp phải tình trạng này. Theo thống kê, độ tuổi thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là 35 – 50 tuổi và những người sau 80 tuổi thường hiếm khi gặp khó chịu hoặc đau đớn liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
  • Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất thường xuyên cũng có khả năng ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống và góp phần gây thoát vị đĩa đệm. Ít vận động khiến cột sống không được hỗ trợ tốt, dễ chịu áp lực và dễ bị tổn thương, dẫn đến đau lưng, đau cổ và nhiều vấn đề khác.
  • Hút thuốc: Thuốc lá chứa nhiều hóa chất khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu, điều này cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và lượng dinh dưỡng đến đĩa đệm. Thiếu dưỡng chất sẽ làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Ngồi nhiều: Ngồi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đĩa đệm cột sống.
  • Một số nghề nghiệp: Một số công việc nhất định cũng góp phần dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như thường xuyên nâng vật nặng, thực hiện các chuyển động lặp lại thường xuyên và uốn cong hoặc vặn cột sống quá mức. Các hoạt động này sẽ tác động một áp lực nhất định lên cột sống và làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm liên quan đến di truyền như thế nào?

Đối với người có yếu tố di truyền liên quan đến thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể cần thay đổi lối sống, tính chất công việc và khám sức khỏe thường xuyên để tránh gây tổn thương đĩa đệm. Để hạn chế nguy có phát bệnh, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Để cột sống nghỉ ngơi khi ngủ

Khi nằm xuống vào ban đêm, tất cả các cấu trúc của cột sống sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi. Để cột sống được nghỉ ngơi tốt nhất, người bệnh cần chuẩn bị nệm, gối phù hợp, thoải mái để mang đến sự hỗ trợ tốt nhất cho cột sống.

Một số lời khuyên khi ngủ để bảo vệ cột sống, chẳng hạn như:

  • Sử dụng nệm cứng, không lún hoặc quá mềm để hỗ trợ cột sống tốt nhất. Nệm quá mềm sẽ khiến cột sống bị chùng xuống, dẫn đến đau lưng và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Giữ cột sống thẳng hàng một cách tự nhiên nhất. Nếu nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối để giảm căng thẳng lên lưng. Nếu ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giữ hông được cân bằng.

Ngủ ngon và đủ giấc là điều cực kỳ quan trọng nhằm giúp cột sống phục hồi, luôn khỏe mạnh và phòng ngừa các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

2. Tập cơ cốt lõi để hỗ trợ cột sống và đĩa đệm

Cơ cốt lõi là các cơ nằm ở lưng dưới và bụng. Các cơ này cần phải khỏe và dẻo dai để hỗ trợ tốt cho cột sống, từ đó phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

Các cơ cốt lõi cần được làm săn chắc và khỏe mạnh thông qua các bài tập cụ thể. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Dead Bug có thể giúp tăng cường các cơ cốt lõi và ổn định sức khỏe cột sống

Một số bài tập cơ cốt lõi phổ biến bao gồm:

  • Plank: Người bệnh có thể bắt đầu bằng bài tập plank đơn giản, nhằm tăng cường cơ cốt lõi và hỗ trợ cột sống.
  • Động tác cây cầu: Nằm thẳng trên sàn với hai chân cong, nâng cơ thể bằng gót chân, đẩy hông lên cao nhất có thể, giữ yên trong vài giây trước khi quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Dead Bug: Nằm ngửa, hai tay đặt trên người và gác chân sao cho đầu gối tạo thành 90 độ. Duỗi thẳng chân cho đến khi gót chân cách sàn 1 inch và hạ thấp cánh tay đối diện sao cho song song với sàn. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại với chân và cánh tay kia.

3. Sử dụng giày phù hợp

Sử dụng giày phù hợp là cách tốt nhất để hỗ trợ cột sống và phòng ngừa tổn thương liên quan. Những đôi giày tốt sẽ hỗ trợ cột sống và cơ thể luôn thẳng hàng.

Người bệnh nên sử dụng giày vừa chân, không quá chật và không quá rộng, để hỗ trợ tốt chân từ bên trọng lẫn bên ngoài. Ngoài ra, hãy sử dụng nẹp chỉnh hình hoặc miếng lót giày nếu cần sự hỗ trợ.

4. Thường xuyên xoa bóp massage

Xoa bóp và massage lưng có thể tăng cường lưu lượng máu, thư giãn các cơ và mô liên kết, đồng thời tăng cảm giác thư giãn. Massage ở mức độ vừa phải có thể giúp giảm căng thẳng và phòng ngừa các bệnh lý đĩa đệm.

Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị massage, chẳng hạn như ghế massage để thư giãn hiệu quả nhất.

5. Giữ các tư thế đúng

Các đĩa đệm ở cột sống thắt lưng sẽ chịu tải trọng nhiều hơn khi ngồi hơn là đứng. Do đó, ngồi lâu sẽ làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, tổn thương cột sống, đau lưng và nhiều vấn đề sức khỏe xương khớp khác. Hơn nữa khi ngồi hoặc nhìn vào máy vi tính quá lâu, cơ thể sẽ tự nhiên khom người và nghiêng về phía trước, khiến đĩa đệm thắt lưng căng thẳng, dễ tổn thương. Hãy chọn các loại ghế văn phòng phù hợp và thực hành các tư thế tốt để đảm bảo đường cong tự nhiên của cột sống.

Điều quan trọng là hãy tránh ngồi trong thời gian dài. Nếu cần ngồi, hãy đứng dậy, vươn vai và đi lại ít nhất mỗi giờ một lần. Không nên ngồi quá lâu, liên tục để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, việc di chuyển có thể cung cấp năng lượng cho cột sống, tăng cường dinh dưỡng đến các đĩa đệm và phòng ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về vấn đề thoát vị đĩa đệm có di truyền không vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua