10 Món Ăn Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Mà Lại Ngon

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các món ăn chữa đau nhức xương khớp có thể hỗ trợ chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình tổn thương khớp và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Dưới đây là gợi ý các món ăn ngon, cách chế biến đơn giản và mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp.

Món ăn chữa đau nhức xương khớp
Tham khảo các món ăn chữa đau nhức xương khớp hiệu quả, dễ thực hiện và thơm ngon

Hướng dẫn 10 món ăn chữa đau nhức xương khớp hiệu quả và ngon

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến người cao tuổi, người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng, người lao động thể chất, phụ nữ mang thai và cả trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, sử dụng thuốc, massage, châm cứu, bấm huyệt,… theo chỉ định. Bên cạnh đó, có nhiều món ăn chữa đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả cao, có cách chế biến đơn giản và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

Theo Y học cổ truyền, sức khỏe can thận và nguồn gốc nuôi dưỡng xương, tủy. Do đó, để nâng cao sức khỏe xương khớp cần chú ý bổ can thân và ổn định sức khỏe tổng thể. Có nhiều vị thuốc được chế biến thành các món ăn hỗ trợ nâng cao sức khỏe xương khớp, chẳng hạn như:

1. Súp xương lợn hầm đỗ trọng, kỷ tử

Đỗ trọng còn được gọi là tư trọng, có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, có vị ngọt, tính ôn, hơi cay, quy vào can, thận, với tác dụng ôn thận, tráng dương, cường gân cốt, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và nâng cao sức khỏe. Dược liệu thường được sử dụng trong trường hợp can thận bất túc, đau đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, phụ nữ mang thai suy nhược cơ thể, thường hay đau nhức cơ thể.

Kỷ tử hay câu kỷ tử, khởi tử, là vị thuốc vị ngọt, tính bình, công dụng bổ can, thận, nhuận phế, thường được dùng trong các trường hợp can thận yếu, dẫn đến đau lưng mỏi gối, đau nhức khắp cơ thể. Dược liệu cũng có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.

Ngoài cách sử dụng đỗ trọng và câu kỷ tử trong các bài thuốc sắc, dược liệu cũng được chế biến thành các món ăn hỗ trợ điều trị đau lưng mỏi gối. Trong đó xương lợn hầm đỗ trọng, kỷ tử là món ăn đơn giản, dễ chế biến, được dùng khi bụng đói để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Các chế biến món ăn như sau:

  • Dùng đỗ trọng 15 gram, kỷ tử 30 gram, xương sống lợn 100 gram, đường phèn và gia vị với liều lượng thích hợp
  • Đỗ trọng và kỷ tử mang đi sắc với nước trong 15 – 20 phút, lọc lấy phần nước, bỏ bã
  • Dùng nước thuốc ninh xương heo với lửa to, đến khi canh sôi thì hạ nhỏ lửa, đun đến khi tủy xương nhừ, lọc lấy phần nước súp, bỏ xương, cho thêm gia vị vừa đủ, dùng uống khi đói
  • Sử dụng món ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều, mỗi lần 1 bát nhỏ, liên tục trong 10 ngày để kiểm soát cơn đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay

2. Tráng cân bổ cốt chỉ thang

Món ăn chữa đau nhức xương khớp này có chứa gân bò, xương bò, các loại dược liệu như bổ cốt chỉ, kỷ tử, gừng và gia vị vừa đủ. Món ăn này được sử dụng như súp kèm hoặc các bữa phụ để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, căng cứng gân cơ và hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.

Những món an tốt cho xương khớp
Súp gân bò bổ cốt chỉ giúp kiện gân cốt và phục hồi khả năng vận động linh hoạt của người bệnh

Bổ cốt chỉ còn gọi là cố chỉ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, an thần, chống co giật. Dược liệu cũng có tác dụng điều tiết huyết dịch và thần kinh, kích thích tạo máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên. Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa can thận âm suy, điều trị các chứng đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, món ăn cũng có chứa gừng, hỗ trợ kháng viêm, làm ấm cơ thể và kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp đơn thuần.

Cách chế biến món ăn như sau:

  • Dùng gân bò 250 gram, xương bò 500 gram, mang đi rửa sạch, cho vào nồi ninh đến khi nhừ
  • Cho 12 gram bổ cốt chỉ, 10 gram kỷ tử và 10 gram gừng đập dập và nồi ninh thêm 10 – 15 phút, thêm muối, gia vị vừa đủ ăn là có thể sử dụng được

3. Cật heo hấp bổ cốt chỉ

Cật heo hấp bổ cốt chỉ là món ăn chữa đau nhức xương khớp hiệu quả, thơm ngon và có cách chế biến đơn giản. Trong đó, bổ cốt chỉ là dược liệu bổ thận, tráng dương, ổn định hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giúp kiểm soát các chứng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay do thận suy.

Bên cạnh đó, theo Y học cổ truyền, cật heo hay thận heo, có tính mặn, lạnh, không chứa độc tố, thường được sử dụng để bổ thận, tráng dương, ít tinh, điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận, chẳng hạn như đau lưng mỏi gối, đau hai bên thắt lưng, đổ mồ hôi trộm hoặc lão suy. Ngoài ra, y học hiện đại cũng cho biết, cật heo chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho xương khớp, chẳng hạn như canxi, sắt, photpho.

Các món ăn từ cật heo và bổ cốt chỉ được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, điều trị cũng như phòng ngừa các tổn thương xương khớp. Món ăn được chế biến như sau:

  • Dùng 1 đổi cật heo, rửa sạch, tách đôi, bỏ màng trắng, ướp với một ít muối, rượu và gia vị vừa đủ
  • Bổ cốt chỉ 12 gram, nghiền thành bột mịn và 1 củ gừng nhỏ rửa sạch, đập dập
  • Cho bổ cốt chỉ và gừng vào cật heo đã ướp, xếp vào đĩa, hấp cách thủy trong 30 phút là dùng được
  • Món ăn có thể dùng như bữa phụ hoặc dùng kem cơm trong bữa chính

4. Canh hạt dẻ, đỗ trọng hầm chân gà

Món ăn chữa đau nhức xương khớp này có chứa đỗ trọng, hạt dẻ và vỏ quýt. Đỗ trọng quy vào kinh can, có tác dụng mạnh gân cốt, điều trị đau thắt lưng, nhức mỏi do thận suy. Hạt dẻ là nguồn cung cấp vitamin E, omega 3 và rất nhiều dưỡng chất khác, giúp chống viêm, giảm đau và tái tạo các mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, vỏ quýt có tính ôn, vị cay, đắng, quy vào kinh tỳ và phế, hỗ trợ kiện tỳ, chỉ khái, an thần, tăng cường chất lượng giấc ngủ và phục hồi sức khỏe tổng thể.

Canh súp hạt dẻ, đỗ trọng hầm chân gà cũng giúp tăng chất nhờn ở các khớp, từ đó kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp, giảm đau và phục hồi khả năng vận động linh hoạt.

Món ăn được thực hiện như sau:

  • Dùng đỗ trọng 20 gram, hạt dẻ 200 gram, vỏ quýt 10 gram, thịt heo nạc xay nhuyễn 200 gram, chân gà 8 cái, gia vị vừa đủ dùng
  • Đỗ trọng, hạt dẻ, thịt nạc, chân gà mang đi rửa sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa trong 2 giờ, sau đó cho thêm vỏ quýt thái nhỏ, muối và gia vị vừa ăn, đun thêm 5 phút là có thể sử dụng được

5. Canh đuôi lợn hầm đỗ trọng, hồ đào

Đuôi lợn chứa rất nhiều protein, glucocid, sắt, collagen và các dưỡng chất cần thiết cho cấu trúc tế bào, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi, giữ ẩm, tăng tính đàn hồi của da, chống lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây tổn thương. Trong Đông y, đuôi lợn có tính hàn, hơi mặn, vị ngọt nhẹ, có công dụng làm mạnh cột sống, đặc biệt là thắt lưng, hỗ trợ phát triển cơ bắp, thông huyết mạch, điều trị các chứng đau nhức tay chân, đau lưng mỏi gối tê tay, phong thấp, đau nhức xương khớp kéo dài.

Canh tốt cho xương khớp
Canh xương heo đỗ trọng cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh

Bên cạnh đó, món ăn chữa đau nhức xương khớp này cũng có chứa đỗ trọng, ngưu tất và hồ đào. Các loại dược liệu này có tác dụng bổ thận, can, cố tinh, nhuận tràng, góp phần cải thiện các chứng hư suy, đau yếu sưng khớp, đau lưng mỏi gối. Canh đuôi lợn hầm đỗ trọng, hồ đào cũng góp phần cải thiện các chứng rối loạn cương dương, liệt dương, di tinh.

Món ăn được chế biến như sau:

  • Chuẩn bị đuôi lợn 1 cái, đỗ trọng 30 gram, ngưu tất 30 gram, hồ đào 60 gram, vỏ quýt 10 gram và gia vị vừa đủ
  • Đuôi lợn, đỗ trọng, ngưu tất, rửa sạch, ninh nhừ, nhỏ lửa trong 2 giờ, sau đó cho thêm vỏ quýt thái chỉ, hồ đào, nêm gia vị vừa ăn
  • Món ăn có thể dùng như bữa phụ hoặc ăn kèm cơm

6. Gà ác chưng táo tàu

Gà ác chưng táo tàu là món ăn chữa đau nhức xương khớp phổ biến và ngon miệng. Món ăn có công bổ thận, kiện tỳ, điều trị các chứng xương khớp tê mỏi, đau nhức do thay đổi thời tiết hoặc mệt mỏi nói chung do tuổi tác cao. Món ăn này cũng phù hợp cho trẻ em, người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Theo Đông y, thịt gà ác có tác dụng thận thận, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ. Bên cạnh đó, món ăn cũng có chứa hoài sơn, ý dĩ, câu kỷ tử, hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, chống viêm và bồi bổ sức khỏe.

Cách thực hiện món ăn:

  • Dùng gà ác 1 con, táo tàu 10 quả, hoài sơn 15 gram, ý dĩ 15 gram, câu kỷ tử 10 gram
  • Gà làm sạch, bỏ nội tạng, ướp cùng 2 củ hành tím nướng chín, rửa sạch
  • Đặt gà ác vào thố chưng bằng sành, sứ, có nắp đậy, cho các vị thuốc vào nồi, đổ nước vừa đủ, chưng cách thủy trong 1.5 giờ
  • Cho gia vị vừa ăn và hành tím thái lát mỏng vào, chưng thêm 30 phút nữa, rắc thêm tiêu là có thể sử dụng
  • Mỗi ngày có thể ăn một con gà hầm thuốc bắc, ăn liên tục trong 7 – 10 ngày để nâng cao sức khỏe

7. Gà hầm đương quy

Gà hầm đương quy là món ăn chữa đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể, bổ máu, huyết áp thấp, cảm nhiễm phong hàn. Theo Đông y, thịt gà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà cơ thể dễ hấp thụ, tiêu hóa tốt. Khi kết hợp với đương quy, món ăn có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, giải tỏa căng thẳng và kích thích sự thèm ăn.

đau nhức xương khớp nên ăn gì
Gà hầm đương quy hỗ trợ bổ máu, bổ xương khớp và nâng cao sức khỏe

Bên cạnh đó, món ăn cũng có chứa xuyên khung, ngưu tất bắc, thăng ma, ý dĩ. Các loại dược liệu này có tác dụng giảm đau, chẳng hạn như đau hạ sườn, đau quặn bụng, đau do căng cơ, chấn thương, bong gân, va chạm.

Cách chế biến món gà hầm đương quy như sau:

  • Sử dụng 1 con gà nhỏ, 15 gram đương quy, 4 gram xuyên khung, 4 gram thang mã, 12 gram y dĩ và 6 gram ngưu tất bắc, hành lá, gừng và gia vị vừa đủ
  • Gà làm sạch, loại bỏ nội tạng
  • Các vị thuốc giã nhuyễn, gừng cắt sợi, thêm ít rượu trắng và gia vị vừa ăn, trộn đều, nhồi vào bụng gà, may kín lại
  • Cho gà vào nồi, đổ nước ngập gà, hầm nhỏ lửa trong 2 giờ, sau đó cho hành lá cắt khúc, thêm tiêm, dùng ăn khi còn nóng
  • Mỗi ngày sử dụng 1 lần, liên tục trong 7 ngày để cải thiện cơn đau nhức xương khớp

8. Chả lá lốt

Chả lá lốt là món ăn kết hợp giữa thịt lợn, thịt bò và lá lốt. Theo Y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, kháng viêm, hỗ trợ tư âm nhuận táo. Trong khi đó thịt lợn và thịt bò có tính bình, quy vào can, thận, hỗ trợ làm ấm cơ thể, bổ chính, khu tà và điều trị bệnh tật.

Chả lá lốt là món ăn phù hợp với người mắc chứng đau nhức xương khớp kéo dài, đau đớn lan đến chân, sưng đau các khớp, hạn chế khả năng vận động do gout, viêm khớp, phong thấp. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, cảm lạnh, huyết áp thấp hoặc thường xuyên đổ mồ hôi.

Cách chế biến món chả lá lốt:

  • Dùng 300 gram thịt lợn, 150 gram thịt bò, 20 – 30 lá lốt cùng gia vị vừa đủ ăn
  • Các loại thịt rửa sạch, để ráo nước, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa đủ ăn
  • Dùng một phần lá lốt vừa đủ, thái chỉ, trộn cùng thịt xay
  • Phần lá lốt còn lại cắt bỏ cuống lá, rửa sạch, cho nhân thịt vào giữa các lá, cuộn tròn làm thành chả
  • Làm nóng dầu, chiên chả lá lốt trong dầu nóng đến khi chín vàng đều thì xếp vào đĩa, dùng ăn kèm cơm hoặc bún
  • Món ăn này có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp

9. Canh bí xanh nấu sườn lợn

Canh bí xanh nấu sườn lợn là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, món ăn này cũng được sử dụng như một vài thuốc góp phần kiểm soát tình trạng sưng, nóng đỏ, viêm ở các khớp. Ngoài ra, món ăn cũng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì
Canh sườn heo bí xanh hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm, nóng đỏ, sưng tấy ở các khớp

Trong Đông y, bí xanh hay bí đao được gọi là đông qua, có tính hàn, vị ngọt, quy vào kinh phế, tiểu tràng, bàng quang. Thường xuyên sử dụng bí xanh có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, điều trị giai đoạn cấp tính của các vấn đề xương khớp, góp phần phục hồi khả năng vận động linh hoạt.

Cách thực hiện món ăn như sau:

  • Dùng 250 gram sườn non, rửa sạch, chặt thành các đoạn vừa ăn, ướp với hành tím, gia vị vừa ăn
  • Bí xanh có thể gọt vỏ hoặc để vỏ nếu thích, thái thành các miếng vừa ăn
  • Làm nóng nồi, cho dầu ăn vào, đến khi dầu nóng thì cho sườn đã ướp vào xào đến khi săn lại thì cho thêm một lượng nước vừa đủ
  • Khi nước sôi thì cho bí xanh vào nấu đến khi chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá và tiêu là có thể sử dụng
  • Món ăn có thể dùng kèm cơm hoặc sử dụng như bữa phụ

10. Canh mướp hương nấu đậu phụ

Mướp có tính mát, vị ngọt, được sử dụng để thanh nhiệt, đào thải độc tố, sát khuẩn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Mướp cũng giúp đả thông kinh lạc, tăng cường lưu thông các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ xương khớp. Canh mướp khi nấu với đậu phụ có thể giúp kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp, cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Cách thực hiện món ăn:

  • Dùng 250 gram mướp hương, gọt vỏ, thái thành các lát vừa ăn, 250 gram đậu phụ, thái vuông, hành tím băm nguyễn, hành lá thái khúc và gừng gọt vỏ, thái sợi
  • Đun nóng một lượng dầu ăn vừa đủ, phi hành tím đến khi thơm thì cho mướp vào xào đều tay trong 1 – 2 phút, sau đó cho thêm một lượng nước vừa đủ
  • Đến khi nước sôi thì cho đậu phụ và gừng vào đun đến khi đậu mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Tắt bếp, thêm hành lá và tiêu, dùng kèm cơm

Các món ăn chữa đau nhức xương khớp phù hợp với nhiều độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sử dụng các món ăn này thường xuyên cũng giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

Các món ăn chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không?

Các món ăn chữa đau nhức xương khớp có thể hỗ trợ chống viêm và giảm đau hiệu quả cao, đơn giản. Chế độ ăn uống khỏe mạnh cũng giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể, góp phần điều trị các triệu chứng thấp khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc các cơn đau do thận, can hư, suy.

Nhiều món ăn cũng rất giàu các vi chất dinh dưỡng mà hệ thống miễn dịch cần. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc về các món ăn chữa bệnh, nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tổn thương. Ngoài ra, chế độ ăn uống dành cho người đau nhức xương khớp nên đa dạng, chứa nhiều rau xanh, củ, quả, thịt và các loại dược liệu phù hợp, để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, chế độ ăn uống phù hợp và lối sống tích cực cũng mang lại một số lợi ích như:

  • Ổn định cân nặng, điều này hỗ trợ chống viêm và giảm áp lực lên các khớp
  • Đảm bảo cơ thể hấp thụ đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày
  • Giảm căng thẳng, nâng mức độ chịu đựng cơn đau và ngăn ngừa đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Các món ăn chữa đau nhức xương khớp là cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau và nâng cao sức khỏe mà không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng, người bệnh có thể với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua