Khô Khớp Tay: Nguyên Nhân Và Các Phương Pháp Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khô khớp tay có thể khiến các đầu xương cọ sát vào nhau, dẫn đến đau đớn, cứng khớp, viêm khớp và hạn chế khả năng cử động linh hoạt. Nếu không được điều trị, các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương và biến dạng khớp vĩnh viễn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu khô khớp, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bệnh khô khớp toàn thân
Khô khớp tay có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc

Khô khớp tay là gì?

Chất lỏng hoạt dịch giúp bôi trơn và đệm khớp, giúp các khớp chuyển động linh hoạt, trơn tru mà không gây đau đớn. Khô khớp xảy ra khi chất lỏng hoạt dịch suy giảm, thường phổ biến ở người cao tuổi hoặc có tiền sử chấn thương.

Bàn tay bao gồm nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép cử động nhiều và khéo léo. Có 3 loại xương chính ở bàn tay, bao gồm xương đốt ngón tay, xương bàn tay và xương cổ tay. Ngoài ra, bàn tay cũng có nhiều cơ, dây chằng và các cấu trúc khác có thể giúp các xương chuyển động linh hoạt.

Khô khớp tay xảy ra khi chất lỏng hoạt dịch ở các xương suy giảm, sụn khớp bị bào mòn, tổn thương và khó tái tạo. Điều này khiến các xương ma sát trực tiếp, dẫn đến đau đớn và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Trong các giai đoạn đầu, khô khớp tay thường không gây đau đớn, khó chịu, do đó thường không được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể nghe thấy các âm thanh lục cục hoặc lộp bộp ở khớp tay. Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng, khso điều trị, tăng nguy cơ biến dạng hoặc mất chức năng khớp.

Dấu hiệu nhận biết khô khớp tay

Khô khớp sẽ dẫn đến mất sụn, viêm khớp và gai xương. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và khó điều trị. Trong thời gian đầu, khô khớp tay không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

Cách chữa khô khớp gối
Đau đớn và cứng khớp là các dấu hiệu khô khớp phổ biến nhất
  • Đau đớn: Trong thời gian đầu, cơn đau sẽ đến và biến mất, sau đó trở nên tồi tệ hơn khi sử dụng và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Cơn đau cũng thường phổ biến vào buổi sáng hoặc thậm chí là đánh thức người bệnh vào ban đêm.
  • Cứng khớp và hạn chế khả năng cử động: Khi khô khớp tiến triển hoặc chất lỏng hoạt dịch quá ít, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng mở hoặc đóng các ngón tay.
  • Có âm thanh lạo xạo: Khô khớp khiến các bề mặt sụn ma sát với nhau, khiến người bệnh có cảm giác nghiến hoặc âm thanh lạo xạo trong khớp.
  • Sưng tấy: Cơ thể sẽ phản ứng với các kích thích liên tục và tổn thương mô do ma sát, từ đó dẫn đến viêm, sưng tấy, đỏ, ấm và mềm khi chạm vào khớp bị ảnh hưởng.
  • Mất sức mạnh: Đau đớn, hạn chế khả năng vận động và sự kết hợp của khớp có thể khiến tay yếu đi. Điều này có thể gây khó khăn cho một số hoạt động thông thường, chẳng hạn như mở chai lọ, khởi động xe hoặc cầm nắm đồ vật.
  • Biến dạng khớp: Các thay đổi về chất lỏng hoạt dịch, xương, mất sụn, dây chằng không ổn định và tình trạng sưng tấy, có thể dẫn đến biến dạng các khớp tay.

Nguyên nhân nào gây khô khớp tay?

Khô khớp tay thường ảnh hưởng đến người cao tuổi (trên 50 tuổi) hoặc xảy ra ở người trẻ tuổi có tiền sử chấn thương, lạm dụng, viêm khớp hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể, các nguyên nhân bao gồm:

1. Lão hóa

Lão hóa tự nhiên có thể khiến cơ chế tái tạo và sản xuất dịch khớp bị ảnh hưởng, dẫn đến khô khớp. Bên cạnh đó, tuổi tác cao cũng là nguyên nhân gây thoái hóa sụn, viêm xương khớp, viêm khớp liên quan đến hào mòn, điều này cũng làm tăng nguy cơ khô khớp.

Cách chữa khô khớp tại nhà
Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp cổ tay

Ngoài ra, tuổi tác cũng làm tăng khả năng béo phì, cơ bắp yếu, hạn chế khả năng vận động, viêm khớp và nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tiểu đường. Các vấn đề này đều làm tăng nguy cơ khô khớp tay cũng như tổn thương hệ thống xương khớp nói chung.

Mặc dù khô khớp có thể xảy ra do lão hóa, tuy nhiên khô khớp không phải là một phần bình thường. Do đó, nếu nhận thấy cơn đau hoặc viêm, khó cử động ở tay, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán, hướng dẫn phù hợp.

2. Viêm khớp

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể gây khô khớp tay, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp ngón tay cái thường xảy ra khi ngón tay bị chấn thương, dẫn đến đau đớn, cứng khớp và khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Thoái hóa khớp thường xảy ra khi sụn khớp tay hao mòn theo thời gian, dẫn đến đau đớn, khó chịu, cứng khớp và sưng tấy.
  • Viêm khớp vẩy nến xảy ra cùng với bệnh vẩy nến, một tình trạng da, khiến các khớp bị viêm và sưng lên.
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Ở bàn tay, viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cổ tay và các ngón tay, khiến khớp bị sưng, đau đớn, khô và hạn chế khả năng cử động linh hoạt.

3. Chấn thương

Các chấn thương ở tay, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp, là một trong những nguyên nhân gây khô khớp tay trong tương lai. Nếu bị gãy tay, các khớp có thể trở nên cứng, đau đớn, hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt. Kể cả sau khi lành lặn, tình trạng khô khớp, tê cứng vẫn tiếp tục kéo dài trong suốt quá trình hồi phục.

Trong trường hợp trật khớp tay, người bệnh có thể bị cứng khớp, hạn chế khả năng cử động linh hoạt, tương tự như gãy xương. Điều này dẫn đến hạn chế khả năng vận động, tập thể dục và phục hồi chất lỏng hoạt dịch bình thường. Bên cạnh trật khớp, bong gân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khô khớp tay. Bong gân xảy ra khi dây chằng bị tổn thương, có thể gây đau đớn, khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, nâng đồ vật.

Một trong những chấn thương phổ biến khác ở tay là chấn thương gân và cơ. Các chấn thương này có thể xảy ra do các vết cắt, rách, tổn thương nghiêm trọng, khiến người bệnh không thể di chuyển bàn tay hoặc cánh tay. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để điều trị các triệu chứng.

4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất xảy ra ở tay, có thể phát triển sau chấn thương hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên. Các dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp thường là cứng khớp, sưng tây, đau đớn, khô khớp tay hoặc mất sức mạnh.

khô khớp ngón tay
Thoái hóa khớp khiến sụn khớp bị tổn thương, dẫn đến khô khớp

Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể khiến các khớp bị sưng tấy, đau đớn dữ dội, cản trở chức năng bình thường của bàn tay. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng thoái hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng khớp, cản trở chức năng bình thường của bàn tay và suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Các vấn đề khác

Khô khớp có thể không có nguyên nhân cụ thể và xảy ra liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ khô khớp càng cao.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ tổn thương khớp, khô khớp, viêm khớp cao hơn nam giới.
  • Cân nặng: Người béo phì có nguy cơ khô khớp tay cao hơn người có cân nặng khoa học.
  • Gen: Một số người bệnh có thể mang gen phát triển bệnh xương khớp từ gia đình, điều này khiến các triệu chứng phát triển khi còn trẻ hoặc thiếu niên.
  • Các vấn đề khác: Các tổn thương khớp, chẳng hạn như nhiễm trùng, sử dụng quá mức, dây chằng yếu và liên kết khớp kém, có thể dẫn đến khô khớp tay.

Khô khớp tay có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, khô khớp tay không nghiêm trọng và đáp ứng các biện điều trị, tăng cường dịch khớp. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch điều trị hoặc chăm sóc sức khỏe phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, khiến các xương cọ xát vào nhau, gây hao mòn, thoái hóa, đau đớn, viêm và sưng tấy.

Khô khớp cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro phát sinh, chẳng hạn như:

  • Đau và cứng khớp là những ảnh hưởng chính của tình trạng khô khớp. Cơn đau đôi khi có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc thức giấc giữa đêm.
  • Hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn trong các hoạt động thông thường, chẳng hạn như cầm nắm đồ vật trong nhà.
  • Gây chèn ép các dây thần kinh cổ tay, dẫn đến nhiễm trùng, hội chứng ống cổ tay và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Điều trị khô khớp tay như thế nào?

Khô khớp tay có thể được điều trị và kiểm soát với các phương pháp chăm sóc không xâm lấn, chẳng hạn như uống đủ nước, thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định tiêm bổ sung chất lỏng hoạt dịch để nâng cao hiệu quả điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khô khớp như:

1. Kiểm soát cơn đau tại nhà

Khô khớp tay có thể gây đau đớn, khó chịu từ nhẹ đến trung bình. Trong các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự kiểm soát cơn đau tại nhà với các phương pháp như:

khô khớp cổ tay
Dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế cử động, gây áp lực lên bàn tay, cổ tay
  • Nghỉ ngơi: Điều tốt nhất để kiểm soát cơn đau khớp là nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên khớp. Nếu có thể hay ngừng cử động cổ tay và hạn chế cử các hoạt động thể chất trong 1 – 2 ngày.
  • Nâng cao khớp: Hãy đặt khớp bị ảnh hưởng cao hơn tim, điều này sẽ giúp giảm sưng và đau đớn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giảm đau khớp, hỗ trợ thư giãn và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động linh hoạt. Hãy bọc một túi đá lạnh vào khăn mỏng, chườm lên khu vực bị đau trong 20 phút mỗi lần. Không được đặt đá lạnh trực tiếp lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa: Các loại thuốc như Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể kiểm soát cơn đau, sưng tấy hiệu quả. Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định và không vượt quá liều lượng được khuyến cáo.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Nếu cơn đau ở khớp tay trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như băng bảo vệ cổ tay hoặc bao tay y tế. Các dụng cụ này có thể tìm được ở các nhà thuốc mà không cần chỉ định của bác sĩ.

2. Thay đổi lối sống

Người khô khớp tay được khuyến khích thực hiện chế độ ăn uống ít natri để đảm bảo sức khỏe. Mặc dù cơ thể cần một lượng nhỏ natri để hoạt động, tuy nhiên quá nhiều natri có thể khiến khớp sưng nặng hơn. Do đó, nếu người bệnh có các khớp sưng tấy, đỏ và ấm khi chạm vào, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ natri. Natri có nhiều trong các loại thực phẩm đóng gói, do đó hãy đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể tái tạo và kích thích sản xuất chất lỏng hoạt dịch. Điều này sẽ giúp bôi trơn các khớp, hạn chế ma sát, từ đó nâng cao sức khỏe khớp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục sẽ giúp dịch khớp và các chất dinh dưỡng di chuyển xung quanh tốt hơn. Phân tích chất lỏng hoạt dịch ở người tập thể dục cũng có ít dấu hiệu viêm và các khớp hoạt động tốt hơn.

Hãy đặt mục tiêu tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần. Các hoạt động phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc tham gia vào một lớp yoga. Nếu cần thiết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xác định bài tập phù hợp nhất.

Di chuyển nhiều hơn vào ban ngày, đặc biệt là người ngồi nhiều hoặc không có thói quen vận động, tập thể dục. Hãy đứng dậy và di chuyển trong vài phút mỗi giờ hoặc lâu hơn để ngăn ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng hoạt dịch khớp. Hãy thử đi bộ tại chỗ, đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số động tác kéo giãn, chẳng hạn như vươn vai, xoay cổ tay để ngăn ngừa tình trạng khô khớp.

Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể cao có thể gây ảnh hưởng đến dịch khớp, tăng viêm, đau đớn và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Người bệnh nên có kế hoạch giảm cân lành mạnh, an toàn, với chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục phù hợp.

3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Uống đủ nước là điều cần thiết và quan trọng để làm giảm các triệu chứng khô khớp. Nam giới trưởng thành được khuyến cáo tiêu thụ khoảng 3.7 lít nước mỗi ngày trong khi nữ giới nên tiêu thụ khoảng 2.7 lít. Tuy nhiên, lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và các yếu tố khác.

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho khớp có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều chất lỏng hoạt dịch hơn, từ đó kiểm soát các triệu chứng khô khớp, giúp các khớp khỏe mạnh.

Khô khớp tay
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp nâng cao sức khỏe xương khớp

Các loại thực phẩm tốt cho người khô khớp tay bao gồm:

  • Cá, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi, cá thu và các chất béo lành mạnh khác, chẳng hạn như bơ, các loại hạt, dầu ô liu, có tác dụng bôi trơn các khớp, giảm đau, sưng và viêm.
  • Trái cây và rau củ có thể cung cấp vitamin, khoáng chất, hydrat hóa và có đặc tính chống viêm. Các loại rau lá xanh, quả mọng, nhỏ đỏ, cam, quýt đều rất tốt cho sức khỏe khớp và ngăn ngừa các xói mòn sụn.
  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và muối, các chất này có thể làm trầm trọng thêm cơn đau khớp, gây viêm và khiến tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp duy trì cân nặng lành mạnh, hạn chế áp lực lên các khớp và giúp nâng cao sức khỏe khớp.

4. Sử dụng sản phẩm chức năng

Có một số chất bổ sung được chứng minh là có thể làm tăng chất lỏng hoạt dịch. Các sản phẩm này sẽ không chữa khỏi tình trạng khô khớp tay, tuy nhiên có tác dụng giảm đau cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe xương khớp bao gồm:

  • Vitamin tổng hợp hàng ngày giúp cung cấp các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe khớp  và kích thích quá trình sản xuất dịch khớp
  • Glucosamine và chondroitin có thể giúp giảm đau khớp, bảo vệ sụn, cải thiện chất lỏng hoạt dịch và tái tạo cấu trúc khớp.
  • Dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung omega 3 có thể giúp tái tạo sụn và dịch khớp khỏe mạnh.
  • Collagen giúp tái tạo sụn khớp và bôi trơn các khớp
  • Axit hyaluronic thường được tiêm vào khớp, tuy nhiên cũng được sản xuất ở dạng viên uống, giúp bôi trơn, hấp thụ sốc và giảm đau.

Các sản phẩm bổ sung có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý phản ứng của cơ thể, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

5. Tiêm bổ sung dịch khớp

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị tiêm chất lỏng hoạt dịch vào khớp để bảo vệ khớp, giảm đau, bôi trơn và ngăn ngừa các chấn thương. Nếu chất lỏng hoạt quá thấp hoặc chất lượng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm bổ sung axit hyaluronic để kiểm soát các triệu chứng khô khớp tay.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm 1 – 5 mũi trong vài tuần. Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh cần tránh hoạt động quá mức trong 48 giờ sau khi tiêm. Ngoài ra, sau khi tiêm, người bệnh có thể cảm thấy sưng, đau hoặc nóng nhẹ. Chườm đá có thể kiểm soát các triệu chứng, tuy nhiên hãy thông báo với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa khô khớp tay như thế nào?

Khô khớp tay có thể tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần chú ý:

  • Chú ý đến các phản ứng của cơ thể, nghỉ ngơi khi đau đớn hoặc khó chịu
  • Tránh các hoạt động có thể gây tổn thương khớp tay, chẳng hạn như nâng độ vật nặng, xoay cổ tay quá mức hoặc thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên
  • Tránh nắm chặt các đồ vật nhỏ, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, bút, đã, hãy dùng một lực vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến các khớp
  • Thường xuyên vận động, di chuyển xung quanh sau mỗi 60 phút, điều này giúp tăng cường lưu thông máu, các chất dinh dưỡng khắp cơ thể
  • Không hút thuốc lá có thể giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, bao gồm phòng ngừa khô khớp tay
  • Tập luyện thể dục đều đặn có thể giúp tăng cường cơ bắp, ngăn ngừa chấn thương, đau đớn
  • Tránh các chấn thương liên quan đến tai nạn giao thông, té ngã, va chạm thể thao có thể bảo vệ sụn và ổn định chất lỏng hoạt dịch
  • Chế độ ăn uống đúng cách, nhiều rau xanh, trái cây, chất béo lành mạnh hỗ trợ nâng cao sức khỏe xương khớp

Khô khớp tay là tình trạng phổ biến, thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, khi các cấu trúc khớp hao mòn theo thời gian. Thường xuyên tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và trao đổi với bác sĩ nếu cần thiết.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua