Giãn dây chằng vai bao lâu khỏi? Biểu hiện, cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Giãn dây chằng vai là một chấn thương thường gặp ở những người lao động chân tay và vận động viên. Chấn thương này khiến khớp vai sưng nóng, bầm tím, đau nhức âm ỉ và hạn chế khả năng mở rộng tay. Để điều trị, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Giãn dây chằng vai
Tìm hiểu giãn dây chằng vai bao lâu khỏi? Biểu hiện, chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị

Giãn dây chằng vai là gì?

Giãn dây chằng vai là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng quanh khớp vai dẫn đến tổn thương, rách một phần hoặc đứt dây chằng hoàn toàn. Điều này làm giảm chức năng giữ khớp và giúp khớp chuyển động linh hoạt của dây chằng.

Tổn thương dây chằng vai thường xảy ra ở những người lao động chân tay, có công việc cần mở rộng tay qua khỏi đầu và những vận động viên thể thao. Khi tổn thương xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu, đau âm ỉ khi nghỉ ngơi và đau nhói khi mở rộng vai. Ngoài ra vị trí tổn thương còn có biểu hiện sưng nóng, bầm tím, khớp lỏng lẻo, mất cân bằng nhất thời hoặc kéo dài.

Các triệu chứng có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu được điều trị sớm và đúng cách. Thông thường để điều trị, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, dùng thuốc khi cần thiết, kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Phẫu thuật ít khi được chỉ định.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng vai

Một số nguyên nhân dưới đây có thể gây chấn thương dẫn đến giãn dây chằng vai:

  • Bao khớp mỏng

Khớp vai được cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai, xương chỏm cánh tay và các mô mềm. Các xương giao với nhau tạo thành khớp ổ chảo – cánh tay và khớp cùng – đòn. Bao khớp và dây chằng có nhiệm vụ ổn định cấu trúc và duy trì những chuyển động linh hoạt của khớp.

Tuy nhiên bao khớp mỏng làm giảm sức mạnh của khớp vai và tăng áp lực lên dây chằng. Điều này khiến dây chằng nhạy cảm, dễ căng giãn và tổn thương.

  • Chấn thương

Chấn thương khi chơi thể thao hoặc té ngã có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp vai và gây giãn dây chằng. Những trường hợp nặng sẽ khiến dây chằng bị rách hoặc bị đứt hoàn toàn. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, mất tính ổn định và không thể cử động vai.

Chấn thương
Chấn thương trong sinh hoạt hoặc chơi thể thao làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp vai và gây giãn dây chằng
  • Sử dụng khớp quá mức

Giãn dây chằng vai do sử dụng khớp quá mức thường gặp ở những người lao động chân tay và vận động viên thể thao. Đặc biệt là người thường xuyên giơ cao tay qua đầu. Bởi việc dùng khớp quá mức có thể tăng áp lực và khiến dây chằng bị kéo căng liên tục. Từ đó làm ảnh hưởng đến độ bền và tính linh hoạt của dây chằng, dây chằng căng ra nhưng không thể phục hồi.

  • Tác động mạnh lên khớp vai

Té ngã, bị đánh vào khớp vai hoặc va đập mạnh sẽ tác động trực tiếp lên cấu trúc ổ khớp với lực mạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến xương và dây chằng. Đối với trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đứt dây chằng kèm theo nứt hoặc gãy xương vai.

  • Đột ngột thay đổi tư thế

Khớp vai có thể bị lệch kèm theo đứt / giãn dây chằng khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế hoặc thực hiện các tư thế xấu như nắn/ bẻ khớp vai ra sau… Điều này thường không nghiêm trọng, triệu chứng có thể giảm sau khi xoa bóp.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ giãn dây chằng vai:

  • Bất thường trong cấu trúc khớp vai

Một số bất thường trong cấu trúc khớp vai như các dây chằng lỏng lẻo, cơ bắp hỗ trợ xung quanh khớp bị yếu, bất thường của khớp ổ chảo – cánh tay… có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khớp vai và tạo áp lực cho dây chằng.

  • Thoái hóa dây chằng

Dây chằng có thể thoái hóa theo thời gian. Điều này làm mất độ dẻo dai và giảm khả năng kết nối khớp. Đối với trường hợp này, dây chằng căng ra nhưng không thể tự co lại dẫn đến tình trạng căng giãn quá mức và tổn thương dây chằng. Tổn thương dây chằng do thoái hóa thường gặp ở người trên 50 tuổi.

  • Môn thể thao

Một số bộ môn thể thao có thể khiến người chơi sử dụng khớp quá mức, tăng áp lực và tạo điều kiện cho những tổn thương dây chằng xảy ra. Cụ thể như:

    • Bơi lội
    • Bóng rỗ
    • Trượt ván
    • Cầu lông…

Vì thế vận động viên được khuyên vận động ở mức vừa phải để giảm nguy cơ.

Bơi lội
Bơi lội, bóng rổ, cầu lông, trượt ván… là những môn thể thao làm tăng nguy cơ giãn dây chằng vai do dùng khớp quá mức
  • Bệnh lý

Những bệnh lý dưới đây có thể làm tăng áp lực lên dây chằng vai và tạo ra một số tổn thương:

Triệu chứng giãn dây chằng vai

Khi bị chấn thương hoặc có yếu tố tác động làm giãn dây chằng vai, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức đột ngột kèm theo mất cân bằng nhất thời. Cường độ và đặc điểm đau tùy theo mức độ tổn thương dây chằng. Cụ thể:

  • Đau nhức dữ dội và nhói lên từng cơn hoặc đau âm ỉ ở trường hợp nhẹ
  • Cơn đau giảm nhẹ sau vài giờ nghỉ ngơi
  • Đau nhiều hơn và đau sâu bên trong khi cố gắng chuyển động vai hoặc mở rộng cánh tay
  • Đau như điện giật khi ấn hoặc nắn vị trí tổn thương
  • Đau nhức tăng dần theo thời gian
  • Cơn đau có thể lan xuống cánh tay và lưng

Một số triệu chứng khác:

  • Tay buông thõng, bên vai tổn thương thấp hơn so với bên vai còn lại
  • Khớp vai sưng tấy kèm theo cảm giác ấm nóng khi sờ
  • Không thể chuyển động khớp hoặc mở rộng tay
  • Có cảm giác lỏng lẻo
  • Nhanh chóng bầm tím
  • Cảm thấy rách hoặc đứt ở bên trong
  • Yếu ớt
  • Giảm sức mạnh
  • Tê buốt, nghiêm trọng hơn khi thời tiết lạnh
  • Teo cơ xung quanh vai sau 2 – 3 tuần không được điều trị
Triệu chứng giãn dây chằng vai
Triệu chứng giãn dây chằng vai gồm đau nhức đột ngột kèm theo mất cân bằng nhất thời, lỏng khớp, sưng, bầm tím…

Giãn dây chằng vai nguy hiểm không?

Giãn dây chằng vai thường không nguy hiểm. Mặc dù cảm giác đau đớn khiến bệnh nhân khó chịu và mệt mỏi nhưng nó mang tính nhất thời và có thể giảm nhanh sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc.

Tuy nhiên quá trình phục hồi chức năng và điều trị khá phức tạp, đòi hỏi bệnh nhân phải áp dụng các phương pháp chính xác và kiên nhẫn lâu dài. Đối với những trường hợp chủ quan, điều trị sai cách hoặc không điều trị, người bệnh có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Teo cơ quanh vai (thường xảy ra sau 2 – 3 tuần không điều trị)
  • Viêm khớp tiến triển
  • Thoái hóa khớp vai
  • Giảm khả năng vận động
  • Dị tật khớp vai
  • Đau mãn tính
  • Tổn thương xương do khớp lỏng lẻo kéo dài

Giãn dây chằng vai bao lâu khỏi?

Thời gian cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng do giãn dây chằng vai tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian điều trị. Cụ thể:

Cấp độ 1: Dây chằng vai căng giãn quá mức nhưng không rách hoặc đứt

  • Triệu chứng giảm nhẹ từ 7 – 14 ngày điều trị.
  • Phục hồi hoàn toàn trong vòng 4 – 8 tuần.

Cấp độ 2: Dây chằng vai bị rách một phần

  • Triệu chứng giảm nhẹ sau 2 – 3 tuần điều trị.
  • Phục hồi hoàn toàn trong vòng 8 – 10 tuần.

Cấp độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn

  • Triệu chứng giảm nhẹ sau 3 tuần điều trị.
  • Phục hồi hoàn toàn trong vòng 4 – 6 tháng.

Chẩn đoán giãn dây chằng vai

Thông thường để kiểm tra giãn dây chằng vai và đánh giá mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khám cẩn thận khớp vai và kiểm tra những biểu hiện bên ngoài như sưng, nóng, bầm tím, đau nhức.

Bên cạnh đó bác sĩ sẽ quan sát mức độ ngang bằng giữa vai tổn thương và vai khỏe mạnh, biên độ vận động khớp vai. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác mở rộng vai để kiểm tra mức độ đau nhức, sức mạnh cơ, tình trạng lỏng lẻo của khớp và khả năng vận động.

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán phân biệt giãn dây chằng vai với gãy xương vai, tìm kiếm những tổn thương liên quan. Từ đó thiết lập các phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng phổ biến:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng nứt hoặc gãy xương. Từ đó phân biệt giãn dây chằng vai với gãy xương vai (gãy xương đòn, gãy hình nón).
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính giúp tìm kiếm những vết thương nhỏ hoặc khuất sâu bên trong mà X-quang không thể thực hiện. Ngoài ra kỹ thuật này còn tạo ra hình ảnh rõ nét và sự căng giãn của dây chằng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh chi tiết về các mô mềm giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc ổ khớp, tình trạng lỏng lẻo, giãn/ đứt dây chằng. Kỹ thuật này cho ra hình ảnh nhanh và có độ chính xác cao. Thông thường dựa vào MRI, bác sĩ có thể lập phác đồ điều trị thích hợp nhất.
  • Siêu âm: Đối với những trường hợp giãn hoặc dứt dây chằng, siêu âm có thể được thực hiện. Kỹ thuật này khá đơn giản, có khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết và có độ chính xác cao.
Chẩn đoán giãn dây chằng vai
Chẩn đoán giãn dây chằng vai dựa vào quá trình khám khớp vai, kiểm tra những biểu hiện bên ngoài và xét nghiệm hình ảnh

Biện pháp xử lý giãn dây chằng vai

Sau khi chấn thương xảy ra, người bệnh cần áp dụng các biện pháp xử lý và giảm đau nhanh. Điều này giúp xoa dịu chứng và ngăn tổn thương trở nặng.

Nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân có thể gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng. Đối với trường hợp nặng, người bệnh cần di chuyển đến bệnh viện trong 48 giờ đầu để được chẩn đoán cận lâm sàng và chỉ định các phương pháp chuyên sâu hơn.

Một số biện pháp xử lý giãn dây chằng vai thường được áp dụng:

1. Nghỉ ngơi

Người bệnh cần nằm nghỉ ngay sau khi chấn thương xảy ra. Không nên tiếp tục vận động hoặc thực hiện các động tác mở rộng cánh tay để tránh tổn thương nghiêm trọng thêm. Trong thời gian nghỉ ngơi, dây chằng và các khớp xương sẽ được thư giãn, hạn chế tăng áp lực và giảm đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra người bệnh có thể giảm sưng khớp vai bằng cách nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng hoặc kê vai cao hơn tim. Bởi điều này giúp hạn chế lưu lượng máu về khớp, hạn chế ứ huyết, giảm bầm tím.

Một số lưu ý khi nghỉ ngơi:

  • Không nằm nghiêng sang bên vai tổn thương
  • Nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng
  • Nằm trên nệm có độ cứng thích hợp
  • Thường xuyên chườm đá trong thời gian nghỉ ngơi.

2. Chườm đá

Biện pháp chườm đá giúp làm co các mao mạch nhỏ ở vai, giảm lưu lượng máu về khớp. Từ đó giảm sưng và hạn chế viêm hiệu quả. Ngoài ra nhiệt độ thấp từ biện pháp này còn có tác dụng giảm đau, giúp dây chằng co về vị trí cũ và tăng khả năng phục hồi tổn thương.

Hướng dẫn cách chườm đá: 

  • Dùng túi chườm hoặc khăn bông bọc lấy một vài viên đá lạnh
  • Áp túi chườm lên vai tổn thương trong 20 phút
  • Lặp lại mỗi 2 đến 4 giờ 1 lần tùy theo mức độ nghiêm trọng

Lưu ý:

  • Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với đá để tránh gây ra tình trạng bỏng lạnh.
Chườm đá
Chườm đá có tác dụng giảm đau và sưng viêm, giúp dây chằng co về vị trí cũ, tăng khả năng phục hồi tổn thương

3. Mang đai hỗ trợ

Khi ngủ, ngồi hoặc sinh hoạt, người bệnh cần mang đai hỗ trợ để ổn định cấu trúc ổ khớp, hạn chế những chuyển động không cần thiết của tay và khớp vai. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương mau lành, giảm viêm và hạn chế đau nhức.

Thông thường người bệnh sẽ được hướng dẫn mang đai hỗ trợ liên tục 15 – 23 giờ trong 3 ngày đầu. Thời gian mang đai sẽ giảm dần vào những ngày tiếp theo.

4. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu đau nhức nghiêm trọng, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Điển hình như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen), thuốc xịt giảm đau chứa Menthol… Những loại thuốc này có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả. Ngoài ra Ibuprofen còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm sưng viêm.

 Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày
  • Không dùng thuốc vượt quá số liều quy định
  • Cần đến bệnh viện và thăm khám nếu cơn đau không thuyên giảm

5. Bài tập giảm đau và căng vùng vai

Sai khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể áp dụng một số các giảm đau và căng vùng vai để phục hồi hoàn toàn, tăng độ dẻo dai và độ bền cho dây chằng.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản thường được áp dụng:

Bài tập căng da ngực

Bài tập căng da ngực giúp tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của khớp vai, cơ và dây chằng. Đồng thời giúp tăng khả năng chịu đau của cơ thể.

Hướng dẫn:

  • Đứng thẳng trên sàn, đưa cánh tay phải ngang ngực
  • Bàn tay trái đặt lên khuỷu tay phải. Hoặc đặt khuỷu tay phải vào nếp gấp của tay trái
  • Từ từ kéo tay phải vào ngực
  • Giữ nguyên trong 3 nhịp thở
  • Thả lỏng và đưa tay về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 lần
  • Thực hiện tương tự với tay còn lại.

Lưu ý:

  • Có thể hạ cánh tay xuống nếu cảm thấy đau ở vai.
Bài tập căng da ngực
Bài tập căng da ngực

Bài tập mở rộng ngực

Bài tập mở rộng ngực có tác dụng thúc đẩy khả năng phục hồi, phạm vi chuyển động và sự linh hoạt của vai.

Hướng dẫn:

  • Đứng thẳng trên sàn
  • Hai tay giữ khăn tắm hoặc dây đeo và đặt ra sau lưng
  • Từ từ nâng cằm và nhìn lên trần nhà. Đồng thời mở rộng ngực, di chuyển và hướng hi bả vai về phía nhau
  • Giữ tư thế từ 10 – 30 giây
  • Thả lỏng và đưa tay về vị trí cũ
  • Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập mở rộng ngực
Bài tập mở rộng ngực

Bài tập cánh tay đại bàng cuộn cột sống

Bài tập cánh tay đại bàng cuộn cột sống có tác dụng kéo căng cơ vai và thư giãn dây chằng.

Hướng dẫn:

  • Ngồi thẳng trên ghế, mở rộng cánh tay sang hai bên
  • Bắt chéo khuỷu tay về phía trước, đặt cánh tay phải lên trên
  • Gập khuỷu tay hết mức có thể sao cho bàn tay và mặt sau của cẳng tay chạm vào nhau
  • Giữ tư thế từ 10 – 20 giây
  • Kéo khuỷu tay về phía ngực khi thở ra, đồng thời cuộn cột sống
  • Nâng cánh tay lên trên khi hít vào, đồng thời mở ngực
  • Thực hiện động tác trong 1 phút
  • Lặp lại với bên tay còn lại.

Lưu ý: 

  • Giữ hai vai đối diện nếu vị trí cánh tay không thoải mái.
Bài tập cánh tay đại bàng cuộn cột sống
Bài tập cánh tay đại bàng cuộn cột sống

Bài tập cuộn tròn vai

Bài tập cuộn tròn vai có tác dụng làm nóng khớp vai, thư giãn dây chằng tổn thương và tăng độ dẻo dai.

Hướng dẫn:

  • Đứng thẳng, đặt tay trái lên lưng ghế hoặc lan can
  • Buông thõng cánh tay phải
  • Di chuyển tay phải qua lại 5 lần mỗi hướng
  • Lặp lại động tác với bên đối diện
  • Bài tập cuộn tròn vai nên được thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Bài tập cuộn tròn vai
Bài tập cuộn tròn vai

Điều trị y tế giãn dây chằng vai

Hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị thông thường. Vì thế những trường hợp nhẹ có thể tiếp tục nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng đến khi hồi phục hoàn toàn.

Đối với những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng dai dẳng kéo dài, người bệnh có thể vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến. Phương pháp này có tác dụng phục hồi dây chằng tổn thương, tăng tính ổn định và sự linh hoạt cho ổ khớp. Đồng thời giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu hoặc được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu thích hợp.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Vật lý trị liệu không có hiệu quả tiến triển
  • Rách hoặc đứt dây chằng vai
  • Tổn thương dây chằng kèm theo gãy xương

Tùy thuộc vào tình trạng (tổn thương, triệu chứng), người bệnh có thể được mổ nội soi khớp vai hoặc mở hở với những mục đích sau:

  • Sửa chữa dây chằng bị rách
  • Phục hồi những tổn thương rộng và nghiêm trọng như dây chằng bị đứt hoàn toàn, tổn thương dây chằng kèm theo gãy xương

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng thuốc và vật lý trị liệu để tăng khả năng và tốc độ phục hồi.

Phẫu thuật
Phẫu thuật khi vật lý trị liệu không có hiệu quả tiến triển, rách hoặc đứt dây chằng vai, có tổn thương xương

Một số lưu ý khi giãn dây chằng vai

Trong quá trình điều trị giãn dây chằng vai, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để hạn chế những sai lầm trong quá trình điều trị. Cụ thể:

  • Không tự ý bóp hoặc nắn khớp xương khi chấn thương xảy ra.
  • Không chườm ấm, không dùng thuốc rượu hoặc thoa dầu nóng. Vì nhiệt độ cao sẽ khiến dây chằng thêm căng giãn, tăng nguy cơ đứt rách và khó đưa dây chằng về vị trí cũ.
  • Không bất động quá mức
  • Không vận động mạnh hoặc vật lý trị liệu nếu cơn đau chưa thuyên giảm
  • Theo dõi biểu hiện trong suốt thời gian điều trị. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc có bất thường.

Biện pháp ngăn ngừa giãn dây chằng vai

Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ giãn dây chằng vai và hạn chế các chấn thương liên quan:

  • Cải thiện độ chắc khỏe của dây chằng và xương bằng cách duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chứa các loại thực phẩm lành mạnh. Điển hình như rau xanh, trái cây, trứng, thịt, sữa, cá…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (dâu tây, cam, kiwi, cà chua, quả việt quất, quả mâm xôi, cà rốt…) để hạn chế lão hóa dây chằng.
  • Thận trọng để phòng ngừa chấn thương vai khi chơi thể thao, lao động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt.
  • Hạn chế mở rộng tay quá mức hoặc giơ tay qua đầu.
  • Tránh lạm dụng khớp tay trong các hoạt động.
  • Khởi động bằng các bài tập nhẹ nhàng trước khi chơi thể thao là cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương và giãn dây chằng vai.
  • Vận động và luyện tập mỗi ngày để tăng tính linh hoạt cho khớp vai và tính đàn hồi của dây chằng. Tuy nhiên không nên vận động quá sức.
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Cải thiện độ chắc khỏe của dây chằng và xương, giảm nguy cơ giãn dây chằng vai bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Giãn dây chằng vai gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên các triệu chứng có thể giảm nhanh và tăng tốc độ phục hồi tổn thương dây chằng nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị sớm. Vì thế ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên áp dụng các biện pháp xử lý nhanh. Sau đó di chuyển đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng và áp dụng những phương pháp thích hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Nguyễn Quang Tạo says: Trả lời


    3 hôm trước tôi đi đánh bóng chuyền về và bị đau ở vai phải, để bình thường chỉ đau âm ỉ nhưng khi nhấc cánh tay lên thì rất đau, ban đầu tôi nghĩ là căng cơ nhưng đã 3 ngày rồi vẫn không đỡ chút nào không biết có phải bị giãn dây chằng không ?

    1. Lê Năm says: Trả lời


      Bác chườm đá lạnh vào ngày 2-3 lần, mỗi lần 15 phút giảm đau rất tốt, tôi dân tập thể thao nên hôm nào vận động quá sức cũng về bị đau như vậy, tầm 1 tuần là đỡ

    2. Hoàng Nam says: Trả lời


      Vừa bị xong là phải chườm đá liền mới tốt chứ giờ 3 ngày rồi thì không ăn thua gì nữa đâu, bây giờ chủ yếu là nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh để cơ và dây chằng nó tự hồi phục

    3. Văn Thưởng says: Trả lời


      Tôt nhất là đi chụp chiếu cho chắc ăn, tôi hồi xưa cũng chơi thể thao bị giãn dây chằng mà cứ tự ở nhà điều trị xong đến khi đi chữa thì đã muộn, giờ một bên vai giảm hẳn khả năng vận động so với bên còn lại

  2. Nguyễn Thành trung says: Trả lời


    Các bác cho em xin địa chỉ điều trị giãn dây chằng uy tín với. Em bị cả tháng nay uống thuốc giảm đau mà chỉ đỡ được chút ít, vẫn chưa thể nhấc được tay lên, hôm đi khám bác sĩ nói bị thoái hóa khớp vai nên mới dẫn đến bị giãn dây chằng

    1. Nhung Nguyễn says: Trả lời


      Để 1 tháng là lâu quá rồi, là giãn hay rách, nếu giãn dây chằng 1 tháng phải khỏi rồi, nếu rách phải tính đến chuyện phẫu thuật chứ điều trị thuốc không ổn đâu

    2. Trí says: Trả lời


      Bị giãn dây chằng do thoái hóa thì nên điều trị đông y, nếu ở hà nội thì qua trung tâm thuốc dân tộc mà điều trị, tôi chữa ở đây 3 tháng là khỏi đâu vào đấy, tôi cũng bị thoái hóa lâu rồi nhưng không chữa đến nơi đến chốn nên nó mới ảnh hưởng đến dây chằng vai,llúc đau quá không chịu được mới đến bệnh viện khám bác sĩ và cho thuốc thuốc giảm đau dùng tại nhà với dặn nghỉ ngơi thời gian sẽ khỏi nhưng 2 tuần liền vẫn rất đau, đau không những ở vai mà cảm giác nó lan ra cả bả vai và cánh tay, được người ta mách tôi mới tìm sang trung tâm thuốc dân tộc để điều trị , sau khi thăm khám bác sĩ chỉ định cho tôi dùng thuốc quốc dược phục cốt khang và châm cứu, bấm huyệt, tập phục hồi chức năng, khoảng 2 tuần là tôi đỡ đau dần, vai có thể vận động nhẹ nhàng trở lại, điều trị liên tục như vậy 2 tháng là không còn đau gì nữa, tay vai cử động linh hoạt nhưng tôi cẩn thận nghe theo bác sĩ tư vấn lấy thêm 1 tháng thuốc nữa uống cho khỏi hẳn, cũng may là không để lại di chứng gì, đây tôi gửi thông tin cho mọi người tham khảo bác nào mà uống nhiều giảm đau rồi không bớt thì nghiên cứu thử https://www.thuocdantoc.org/quoc-duoc-phuc-cot-khang-phac-do-chuyen-biet-dieu-tri-cac-benh-ly-xuong-khop.html

    3. Lê Như Hải says: Trả lời


      Trung tâm này ở đâu vậy ? Phải dùng kết hợp cả thuốc đông y ah , mình vật lý trị liệu không khỏi được hả bác , tôi cũng bị thoái hóa lâu ngày nó biến chứng giãn dây chằng

    4. Vũ Văn Nam says: Trả lời


      Vật lý trị liệu chỉ giảm đau là chủ yếu thôi, còn muốn ổn định lâu dài bắt buộc phải dùng đến thuốc để điều trị , vì thuốc đông y nó có giai đoạn ngăn ngừa tái phát bệnh, ngày xưa tôi cũng hay bị đau cơ với giãn dây chằng do thoái hóa, thế mà dùng thuốc quốc dược phục cốt khang một liệu trình khỏi được đến giờ cũng 2 năm rồi. Bác đến địa chỉ b31, ngõ 70 nguyễn thị định, thanh xuân, hà nội nhé

    5. Tuấn Tú says: Trả lời


      Nhưng có chắc chắn khỏi được 100% không vì tôi lần này là lần thứ 3 bị rồi, bác sĩ nói bệnh thoái hóa không ổn thì nó cứ đau đi đau lại suốt như vậy

    6. Doãn Đại Hiệp says: Trả lời


      Bác phải xác định thoái hóa là bệnh theo mình suốt đời vì nó tổn thương trong xương khớp rồi, giờ cố gắng chữa ổn định càng lâu dài càng tốt thôi, ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ ra phải cố gắng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cho xương khớp nó chắc khỏe nó chứ sao chắc 100% khỏi dứt điểm được

  3. Tùng Nguyễn says: Trả lời


    Bị giãn dây chằng có cách nào chữa tại nhà hiệu quả không ? Ai biết cách nào hay chỉ tôi với, tôi không muốn dùng thuốc tây vì người lắm bệnh sẵn, thuốc tây lắm tác dụng phụ quá

    1. Lê Văn Đạt says: Trả lời


      Bạn biết lá tướng quân không ? Kiếm lá đó giã nát và sao nóng sau đó đắp lên vai, lá này dùng cho bong gân, giãn cơ hiệu quả rất tốt

    2. Pan Hằng says: Trả lời


      Em lại nghe người ta bảo dùng lá lốt đắp với uống mà dùng một đợt rõ lâu rồi không thấy hiệu quả gì mấy, chắc thử chuyển qua lá tướng quân như bác nói xem thế nào

    3. Hoàng Khánh says: Trả lời


      Bị giãn dây chằng thì dùng đá lạnh chườm chứ sao đắp nóng lên bệnh sẽ càng nặng

  4. Nguyễn Hùng says: Trả lời


    Mọi người bị giãn dây chẳng vai bao lâu sẽ khỏi, trên bài có nói là từ 1-2 tháng phục hồi hoàn toàn mà tôi đau đến gần 3 tháng rồi, lo quá không biết có phải bị rách hay đứt rồi không

  5. Bùi Khắc Tuấn says: Trả lời


    Tôi bị giãn dây chằng do chấn thương từ tuần trước, tôi nghe mọi người mách đến nhà thuốc đỗ minh đường điều trị rất tốt nhưng không biết thực hư thế nào, đã bác nào điêu trị ở đây chưa, kết quả thế nào

    1. Nguyễn Thu Hiền says: Trả lời


      Tôi đang điều trị ở đây được hơn 1 tháng thấy hiệu quả khá tốt, tay đã có thể cử động dù chưa hết tầm nhưng so với trước kia cũng tiến triển khá nhiều rồi, mà chỉ có dùng mỗi uống thuốc đông y với bác sĩ hướng dẫn cho mấy bài tập tại nhà, bài thuốc tôi dùng đây https://drbacsi.com/danh-gia-hieu-qua-dieu-tri-benh-xuong-khop-tai-do-minh-duong/

    2. Nông Hải says: Trả lời


      Thế phải điều trị tổng thời gian bao nhiêu lâu hả bạn? Tôi từ lúc bị bệnh cũng ngót 2 tháng rồi do chữa không đúng cách nên bệnh ngày càng nặng, giờ 1 bên tay xem như mất hẳn vận động mà rất đau

    3. Phan Linh says: Trả lời


      Còn tùy vào bệnh của từng người, nếu nhẹ thì 2-3 tháng là oke, nặng hơn có khi kéo đến 4 tháng, như tôi mới bị là đến nhà thuốc đỗ minh đường điều trị luôn nên tiến triển bệnh khá nhanh, chưa đến 1 tháng mà đã phục hồi đến 80% rồi

    4. Quang Đỗ says: Trả lời


      Nếu đứt dây chằng thì dùng thuốc ở đây có chữa khỏi được không ?

  6. Duy Anh says: Trả lời


    Bố tôi bị giãn dây chằng vai. Tôi muốn tìm phòng khám nào ở hà nội nhận điều trị tại nhà? Nhờ mọi người giới thiệu giúp

    1. Phương Trà says: Trả lời


      Bạn đăng kí ở trung tâm thuốc dân tộc sẽ có nhân viên về làm tận nhà. Tôi cũng đang thuê bên này về làm, bác sĩ tư vấn qua điện thoại xong sẽ lên phác đồ điều trị, gửi thuốc về nhà cho mình và sắp lịch cho nhân viên đến tận nơi vật lý trị liệu, tôi mới làm được 10 hôm mà đỡ rõ tốt, nhưng chi phí cũng hơi đắt, 300k một buổi làm 1 tiếng

    2. Thanh Phong says: Trả lời


      Gía ấy ở Hà nội còn kêu than gì nữa, quan trọng là chất lượng thế nào thôi, tôi hôm trước làm tại nhà 1 buổi 400k mà được 30 phút 1 buổi, người ta làm cũng không nhiệt tình nên chẳng đỡ, đang tính kiếm chỗ khác xem thế nào

    3. Phạm Thị Huyền says: Trả lời


      Tôi ở Long Biên không biết họ có đến tận nhà làm cho không nhờ ? Tôi định mua thuốc về uống thôi nhưng nghe có cả dịch vụ vật lý trị liệu tại nhà nữa thì đăng ký về làm để khỏi cho nhanh còn đi làm trở lại

    4. Vũ Hải says: Trả lời


      Gọi điện cho bên đó hỏi xem thế nào, tôi có số điện thoại đây 024 7109 6699, hình như trung tâm chỉ nhận bán kính cách trung tâm 10km thì phải

  7. Nguyễn Thị Nhi says: Trả lời


    Cho mình hỏi ở đây đã ai bị rách dây chằng chưa, bao lâu thì khỏi ? Chồng mình đi đá bóng về bị ngã rách dây chằng đang nằm trong viện, bác sĩ nói khả năng phải 3 tháng mới phục hồi được

    1. Như Hoa says: Trả lời


      3 tháng là ít đấy bạn, bố mình bị đến nay nửa năm rồi mà 1 bên tay vẫn bị yếu, khả năng không thể phục hồi hoàn toàn được

    2. Đinh Quế says: Trả lời


      Bác sĩ nói vậy thì cứ nghe theo bác sĩ thôi, vì còn phải tùy thuộc vào rách nhiều hay ít, như mình chỉ bị rách một phần thì 2 tháng đã khỏi hoàn toàn

  8. Nguyễn Lệnh says: Trả lời


    Giai đoạn nào nên bắt đầu những bài tập như trên bài hướng dẫn vì tôi mới bị nên đang rất đau, không thể cử động nổi vai và cánh tay, tôi sợ để lâu nó cứng hết khớp xương lại thì khổ

  9. Pham ngoc quyet says: Trả lời


    CHUP CÔNG HƯỞNG MRI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua