Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đau thần kinh tọa có di truyền không
Tìm hiểu đau thần kinh tọa có di truyền không để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Đau thần kinh tọa có di truyền không – Bác sĩ giải đáp

Dây thần kinh tọa được hình thành ở phần dưới cột sống do sự kết hợp của L4 với S3. Rễ thần kinh này thoát ra khỏi xương chậu thông qua lỗ thần kinh tọa lớn, bên dưới cơ hình lê (nằm sâu trong mông). Sau đó, dây thần kinh tọa chạy dọc theo mặt sau của đùi, vào cẳng chân và kết thúc ở bàn chân. Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị viêm, kích thích hoặc bị chèn ép cơ học ở đầu rễ thần kinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh tọa là do thoái hoá tự nhiên, thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống, các khối u trong cột sống hoặc nhiễm trùng.

Có thể thấy, các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa không liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình thường có môi trường sinh trưởng, lối sống và chế độ ăn uống tương tự nhau. Điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở các thành viên trong gia đình, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến.

Các nghiên cứu cho biết, một số lối sống không lành mạnh có thể khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương hơn, trở nên yếu, mỏng, dễ bị tác động bởi các áp lực bên ngoài. Theo thời gian, các protein trong đĩa đệm có thể bị hỏng, gây ảnh hưởng đến tính toàn diện và chức năng đĩa. Đĩa đệm thoát vị hoặc thoái hóa có thể kích thích hoặc chèn ép các rễ thần kinh ở phần dưới cột sống, gây đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa không di truyền. Do đó, nam, nữ giới bị đau thần kinh tọa có thể mang thai và sinh con bình thường mà không cần lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bên cạnh vấn đề đau thần kinh tọa có di truyền không, người bệnh có thể tìm hiểu các biến chứng, rủi ro của tình trạng này để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, đau thần kinh tọa có thể dẫn đến đau đớn mãn tính và ảnh hưởng đến khả năng chuyển động linh hoạt

Theo các chuyên gia, hầu hết người bệnh đau thần kinh tọa sẽ phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, làm hỏng các dây thần kinh cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh được khuyến cáo đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng:

  • Mất cảm giác ở chân bị ảnh hưởng
  • Yếu chân hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động linh hoạt
  • Mất kiểm soát đến bàng quang hoặc ruột

Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan.

Biện pháp điều trị đau thần kinh tọa

Điều trị đau thần kinh tọa có thể bao gồm các phương pháp điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật không phổ biến và chỉ được thực hiện khi các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc tổn thương thần kinh tiến triển, chẳng hạn như yếu chân.

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu kết hợp tăng cường sức mạnh, kéo dài và điều hòa nhịp điệu cơ thể là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Các bài tập trị liệu thường nhằm mục đích:

  • Tăng cường sức mạnh cho cột sống, các cơ ở lưng dưới, bụng, mông và hông
  • Tăng cường sức mạnh cốt lõi
  • Kéo căng các cơ bị căng và không linh hoạt, chẳng hạn như gân kheo
  • Tăng cường trao đổi chất lỏng, chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe dây thần kinh tọa

Người đau thần kinh tọa cần có kế hoạch nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp để thúc đẩy quá trình phục hồi. Hoạt động thể chất đều đặn và tránh nằm trên giường thường xuyên sẽ giúp giảm đau, tăng khả năng vận động linh hoạt.

Một số bài tập để điều trị đau thần kinh tọa có thể dành riêng cho nguyên nhân cơ bản. Nhà trị liệu có thể xây dựng kế hoạch phù hợp dành cho từng đối tượng bệnh nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như Ibuprofen
  • Steroid đường uống
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc giảm đau opioid

Các loại thuốc này thường được sử dụng để giảm đau, cho phép bệnh nhân thực hiện các động tác vật lý trị liệu và nâng cao khả năng vận động linh hoạt. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

3. Massage và trị liệu thần kinh cột sống

Các thao tác của liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh hình, nhằm mục đích cải thiện sự thẳng hàng của cột sống. Kỹ thuật này có thể giúp giải quyết các tình trạng cơ bản gây đau thần kinh tọa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.

Các thao tác trị liệu thần kinh cột sống cũng tạo ra một môi trường tự chữa lành cột sống, từ đó nâng cao sức khỏe dây thần kinh tọa, không gây đau đớn cũng như góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

Mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
Xoa bóp, massage có thể tăng cường lưu thông máu và cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa

Ngoài ra, có một số kỹ thuật xoa bóp trị liệu, chẳng hạn như massage mô sâu, có thể giúp giảm đau thần kinh tọa. Các kỹ thuật xoa bóp mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:

  • Tăng cường lưu thông máu, tạo ra phản ứng chữa bệnh tốt hơn trong cơ thể
  • Thư giãn các cơ bắp căng cứng, góp phần cải thiện cơn đau
  • Giải phóng endorphin, hỗ trợ giảm đau tự nhiên, nhanh chóng

Trị liệu thần kinh cột sống và xoa bóp đau thần kinh tọa cần được thực hiện bởi nhà trị liệu có chuyên môn. Người bệnh tránh việc tự thực hiện trị liệu tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

4. Tiêm thuốc điều trị đau thần kinh tọa

Tiêm trị liệu vùng thắt lưng có thể giúp điều trị cơn đau thần kinh tọa liên quan đến dây thần kinh tọa. Thuốc tiêm được sử dụng với mục đích giảm đau đủ để người bệnh thực hiện các thao tác vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Thuốc tiêm cũng có chức năng xác định nguồn gốc của cơn đau và có thể được sử dụng để xác định các rễ thần kinh bị tổn thương.

Các loại thuốc tiêm điều trị đau thần kinh tọa phổ biến bao gồm:

  • Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp giảm đau thần kinh tọa do các tình trạng như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh thoái hóa đĩa đệm. Mũi tiêm này giúp kiểm soát các phản ứng viêm xung quanh dây thần kinh tọa, giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Tiêm phong bế rễ thần kinh có chọn lọc có tác dụng giúp giảm viêm, làm tê liệt cơn đau nhanh chóng. Mũi tiêm này có thể mang lại hiệu quả giảm đau ngay lập tức và kéo dài vài tuần đến vài tháng.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa thường được cân nhắc khi đau và yếu chân kéo dài, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật thường được cân nhắc áp dụng cho các trường hợp:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa, một trường hợp y tế cấp cứu gây mất chức năng vận động và cảm giác ở phần thân dưới cơ thể
  • Khối u, tụ dịch, gãy xương nghiêm trọng ở thắt lưng
  • Đau thần kinh tọa ở hai bên cơ thể
  • Nhiễm trùng vùng chậu không đáp ứng với các loại thuốc điều trị

Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng có thể được cân nhắc khi đau đớn, yếu chân kéo dài hơn 6 – 8 tuần mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật hoặc khi đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Mục tiêu chính của phẫu thuật là loại bỏ nguyên nhân gây đau đớn, kiểm soát các triệu chứng và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt. Tuy nhiên, một số triệu chứng, chẳng hạn như đau lưng do đau thần kinh tọa, có thể không được cải thiện sau phẫu thuật.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát

Đau thần kinh tọa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu đau thần kinh tọa có di truyền không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa, nâng cao sức khỏe cũng như hạn chế các rủi ro phát sinh.

Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa đau thần kinh tọa, người bệnh có thể tham khảo:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu ngũ cốc, hạt, thực phẩm tự nhiên, trái cây, rau, quả hạch, cá béo để giảm viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến khích thêm nghệ, gừng, trà xanh và trà đen để chống oxy hóa, nâng cao khả năng miễn dịch và ổn định sức khỏe tổng thể.
  • Massage mô sâu để giúp thư giãn, giải phóng endorphin, tăng cường lưu thông máu, làm dịu các cơ và cải thiện tính linh hoạt. Những thao tác massage có thể giảm đau thần kinh tọa do tư thế xấu, căng cơ hoặc mệt mỏi cơ bắp.
  • Duy trì hoạt động thể chất, chẳng hạn như tập thể dục dưới nước, có thể tác động đến các khu vực sâu ở thắt lưng, cải thiện chức năng thần kinh và cơ ở phần dưới cơ thể. Sức nổi tự nhiên của nước có thể điều chỉnh hoạt động tự nhiên của dây thần kinh, cơ bắp, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc và chất lượng có thể giúp phục hồi sức khỏe, chống viêm và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tìm hiểu đau thần kinh tọa có di truyền không, các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe tổng thể. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua