Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái: Cách nhận biết và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái thường là hệ quả của lối sống, sinh hoạt kém khoa học như sai tư thế ngồi, nằm, ít vận động,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp biểu hiện này là dấu hiệu quả một số bệnh lý như đau đầu vận mạch, thiếu máu não, cảm cúm, bệnh xương khớp hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ.

đau nửa đầu vai gáy bên phải trái
Đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân

Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái là biểu hiện khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Cơn đau xảy ra ở nửa đầu vai gáy bên phải hoặc bên trái và có thể lan rộng sang những vùng khác như vai, cổ, hốc mắt,… Tùy vào nguyên nhân và tình trạng, cơn đau sẽ có mức độ nhẹ hoặc nặng.

Căn cứ vào vị trí đau nhức và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái. Vì vậy, người bệnh nên chú ý theo dõi biểu hiện đau nửa đầu vai gáy để sớm thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái do đâu?

Thống kê cho thấy đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, triệu chứng này do thói quen sinh hoạt, tập luyện và làm việc. Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau nửa đầu vai gáy do ảnh hưởng của bệnh lý có liên liên quan.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái:

Nguyên nhân thông thường

Đối với những người làm công việc văn phòng, lao động nặng nhọc hay tập luyện thường xuyên có nguy cơ đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải cao hơn so với người bình thường. Nguyên do là một số hoạt động có thể tác động dây thần kinh liên quan và dẫn đến rối loạn.

đau nửa đầu vai gáy bên phải trái
Đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải thường do tư thế ngủ không đúng, nằm gối cao

Một số yếu tố cơ học gây đau nửa đầu vai gáy, bao gồm:

  • Ngồi, nằm sai tư thế: Thói quen ngồi làm việc hoặc nằm sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu vai gáy. Lúc này, lượng oxy trong máu đến các cơ giảm đi đáng kể, lượng máu đến những cơ quan này cũng sẽ ít đi. Từ đó dẫn đến hiện tượng nhức mỏi, đau nửa đầu vai gáy bên phải hoặc bên trái và có xu hướng lan rộng đến các cơ quan xung quanh.
  • Mang vác vật nặng: Với những người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên vùng vai gáy. Nếu áp lực ở vai trái nhiều hơn sẽ gây đau nửa đầu vai gáy trái và ngược lại. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu đến hệ thống xương khớp, dễ bị chấn thương.
  • Căng thẳng kéo dài: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu vai gáy mà ít ai quan tâm chính là căng thẳng kéo dài. Đi kèm với biểu hiện đau nhức, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, u uất. Để kiểm soát triệu chứng, bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn, giải phóng năng lượng tiêu cực thông qua phương pháp thiền, yoga,…
  • Vận động không đúng cách: Với những người ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm 1 chỗ có nguy cơ đau nửa đầu vai gáy cao. Tuy nhiên, trường hợp vận động, tập luyện quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Cụ thể là người bị chấn thương dây chằng, gân, cơ và mô mềm khác.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân thông thường, tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh lý. Cụ thể:

  • Bệnh xương khớp: Thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, đau cổ vai gáy hay rối loạn chức năng thần kinh đều có thể gây ra biểu hiện đau nửa đầu vai gáy. Cơn đau tiến triển nặng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị sớm, triệu chứng sẽ lan rộng sang các cơ quan lân cận.
  • Cảm cúm, sốt: Cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, sốt hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một số biểu hiện đi kèm như tăng thân nhiệt, chóng mặt, mất sức, mệt mỏi, đau đầu.
  • Thiếu máu não: Hiện tượng máu và oxy đi qua các mạch máu đến não bị ứ tắc sẽ gây thiếu máu não. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là do xơ vữa động mạch. Ngoài biểu hiện đau nửa đầu vai gáy, bệnh còn gây nhức mỏi vùng cổ vai gáy, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân,…
  • U não: Việc hình thành khối u ở vỏ não sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó dẫn đến nhức mỏi, suy nhược cơ thể, đau nửa đầu vai gáy. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Hội chứng Migraine: Hội chứng Migraine hay hội chứng đau đầu vận mạch đặc trưng bởi tình trạng đau nửa đầu bên phải hoặc trái. Cơn đau ở mức độ nặng đi kèm biểu hiện chóng mặt, buồn nôn và có xu hướng nặng hơn khi vận động.
  • Đột quỵ: Trong một vài trường hợp, đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải là dấu hiệu của đột quỵ. Đi kèm với biểu hiện này là dấu hiệu tê cứng, khó nói chuyện. Đột quỵ cần được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách nhận biết đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái

Cơn đau nửa đầu vai gáy một hoặc hai bên sẽ tập trung ở nửa đầu vùng sau vai gáy ở bên phải hoặc bên trái. Tùy vào nguyên nhân sẽ xuất hiện một số biểu hiện đi kèm. Thông thường, cơn đau kéo dài vài giờ, tuy nhiên với những trường hợp nặng sẽ kéo dài và tiến triển nặng hơn.

đau nửa đầu vai gáy bên phải trái
Cơn đau nửa đầu vai gáy khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau nhức, khó chịu

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái:

  • Nửa đầu vai gáy bên trái, phải đau nhức ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có xu hướng tái đi tái lại, xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài dai dẳng.
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu, đổ mồ hôi lạnh
  • Cơn đau khiến người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, làm việc
  • Một số trường hợp nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
  • Tình trạng này khiến bệnh nhân mất ngủ, cơ thể nóng lạnh, tê cứng cổ vai gáy, tiêu chảy,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy một hoặc cả hai bên xảy ra do nguyên nhân thông thường và ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khởi phát do bệnh lý thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Cơn đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái tái phát thường xuyên, kéo dài và nặng hơn những lần trước đó
  • Rối loạn giấc ngủ, không tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
  • Nhìn kém, mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
  • Tê cứng, yếu liệt các chi, đi không vững
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức, ăn uống kém
  • Sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh, phát ban
  • Nghi ngờ mắc bệnh xương khớp, đột quỵ, thiếu máu não,…

Điều trị đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát mà phương pháp điều trị đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải sẽ khác nhau. Với những trường hợp đau do các yếu tố cơ học sẽ đáp ứng tốt những biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng đau nửa đầu vai gáy nặng cần phải sử dụng thuốc và một số phương pháp vật lý trị liệu nếu đau do ảnh hưởng của bệnh xương khớp.

Dưới đây là các phương pháp điều trị đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái:

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà thích hợp với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy do thói quen sinh hoạt gây ra. Dấu hiệu để nhận biết cơn đau do nguyên nhân này là có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.

chườm mát giảm đau
Chườm mát giúp làm dịu cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải hiệu quả

Dưới đây là biện pháp khắc phục tình trạng đau nửa đầu vai gáy một hoặc cả hai bên tại nhà:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Ngay khi cơn đau bùng phát, bạn cần ngưng ngay các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nên nằm đúng tư thế để không làm tăng áp lực và khiến triệu chứng nặng hơn. Thông thường, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể khi bạn nghỉ ngơi đúng cách.
  • Vận động nhẹ nhàng: Một số động tác vận động có thể làm giảm cơn đau nửa đầu vai gáy hiệu quả. Bởi khi đó, lượng máu và oxy sẽ lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng ách tắc gây đau mỏi các cơ, vai gáy và vùng đầu. Bạn có thể thực hiện tư thế căng giãn cơ lưng, tư thế nhân sư hay sợi chỉ xâu kim để cải thiện.
  • Chườm mát: Để làm giảm đau nửa đầu vai gáy, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm mát. Nhiệt độ thấp sẽ giúp làm mất cảm giác tạm thời, từ đó khả năng cảm thụ cơn đau sẽ giảm đi và giúp bạn dễ chịu hơn. Biện pháp này phù hợp với những trường hợp đau do chấn thương.
  • Dùng ngải cứu và muối hạt: Dược tính trong dược liệu khi kết hợp với nhiệt nóng giúp thông kinh mạch, tan máu bầm và giảm co cứng đáng kể. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần sao một ít lá ngải cứu và muối hạt, sau đó cho hỗn hợp vào túi vải và chườm lên khu vực cần điều trị. Thực hiện đều đặn đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
  • Massage: Thao tác massage, xoa bóp vai gáy cũng là một cách giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Có thể kết hợp với dầu nóng để giúp lưu thông máu, thư giãn cơ và giảm chèn ép dây thần kinh.
  • Ngồi, nằm đúng tư thế: Người bị đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải cần ngồi thẳng lưng, không cúi đầu quá mức. Bên cạnh đó, nên lựa chọn gối nằm có độ cao phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong trường hợp cơn đau nửa đầu vai gáy tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng và không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể tư vấn dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kê đơn.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy:

  • Miếng dán giảm đau: Miếng dán Salonpas, ThermaCare, Harikkusu,… có công dụng giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả. Sản phẩm có chứa các hoạt chất giảm đau, gây tê tại chỗ, thư giãn dây thần kinh và lưu thông máu tốt. Sử dụng miếng dán giảm đau dán trực tiếp lên khu vực cần điều trị để cải thiện cơn đau nhức.
  • Thuốc giảm đau: Để kiểm soát cơn đau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, triptan, ergotamine, nhóm NSAID,… Bạn cần tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc chống co thắt cơ: Carisoprodol, Tizanidine, Orphenadrine, Chlorzoxazone,… là thuốc chống co thắt cơ thường được dùng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải. Thành phần trong thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm giảm tín hiệu đau dẫn truyền đến não bộ, từ đó cải thiện cơn đau đáng kể.
  • Viên uống bổ sung: Ngoài thuốc giảm đau, chống co thắt cơ, người bị đau nửa đầu vai gáy cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung B1, B6, E để giúp thúc đẩy dẫn truyền thần kinh, kiểm soát và phòng ngừa cơn đau tái phát lâu dài.

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn cụ thể về liều dùng cũng như thời gian dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Vật lý trị liệu

Với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy một hoặc cả hai bên được chẩn đoán do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp như vôi hóa cột sống, thoái hóa cột sống cổ, đau dây thần kinh tọa,… thì cần kết hợp vật lý trị liệu để kiểm soát cơn đau và phục hồi chức năng vận động.

đau nửa đầu vai gáy bên phải trái
Trường hợp triệu chứng khởi phát do bệnh xương khớp cần can thiệp vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị này cần được thực hiện tại bệnh viện. Tùy vào từng tình trạng bệnh, đối tượng bệnh nhân, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể. Mặc dù mất khá nhiều thời gian nhưng vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, không dùng thuốc và mang lại hiệu quả lâu dài. 

Sau điều trị, cơn đau nửa đầu vai gáy sẽ được kiểm soát tốt, vùng cổ vai gáy cũng giảm nhức mỏi đáng kể. Theo đó, bệnh nhân sẽ sinh hoạt, vận động như bình thường. Tuy nhiên, với những người có tiền sử bệnh xương khớp vẫn cần hạn chế mang vác nặng hoặc thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên cổ vai gáy. 

Phòng ngừa đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái hiệu quả

Nhìn chung, tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái, phải không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt nếu điều trị đúng nguyên nhân. Tuy nhiên, triệu chứng có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, hiệu suất công việc, học tập của bệnh nhân.

Chính vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa triệu chứng này. Cụ thể:

  • Tránh xa những tác nhân có khả năng kích hoạt cơn đau nửa đầu vai gáy như ngồi sai tư thế, cúi người quá mức, nằm gối quá cao, nằm nghiêng quá lâu, gục mặt trên bàn, mang vác nặng,…
  • Với những người làm công việc văn phòng hoặc thực hiện 1 động tác trong thời gian dài nên áp dụng các bài tập xoay cổ, xoay người nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi cũng như phòng ngừa cơn đau nửa đầu vai gáy bùng phát. 
  • Tích cực điều trị các bệnh lý nguyên nhân và thực hiện tốt các chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tái lâu dài.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao cũng là một cách giúp tăng cường sức đề kháng, giải phóng căng thẳng, áp lực cũng như phòng ngừa triệu chứng đau nửa đầu vai gáy tái phát.
  • Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya và sử dụng chất kích thích hoặc những thức uống chứa cồn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe toàn diện. 

Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng hơn bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, cần chủ động phòng ngừa triệu chứng tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. 

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua