Top 9 Thuốc Trị Đau Nửa Đầu Vai Gáy Tốt Và Hiệu Quả Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy được sử dụng để kiểm soát cơn đau, giảm căng thẳng và phòng ngừa các triệu chứng tái phát. Điều quan trọng trước khi sử dụng thuốc là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy
Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy được sử dụng để kiểm soát cơn đau, giảm căng thẳng và phòng ngừa cơn đau tái phát

Đau nửa đầu vai gáy nên uống thuốc gì – Top 9 thuốc cắt cơn tốt nhất

Một số người đau nửa đầu vai gáy có thể tự kiểm soát các cơn đau tại nhà bằng việc nghỉ ngơi, chườm nóng lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau lặp lại có thể dẫn đến lạm dụng thuốc và mất hiệu quả điều trị.

Do đó, trước khi sử dụng thuốc trị đau nửa đầu vai gáy, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chẳng hạn như:

1. Aspirin pH8

Giá bán tham khảo: 600 đồng / Viên

Aspirin pH8 500 mg là thuốc trị đau nửa đầu vai gáy phổ biến nhất. Thành phần chính của thuốc là Acid Acetylsalicylic, có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

Thành phần:

  • Aspirin starch tương đương với acid Acetylsalicylic 500 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Giảm đau nửa đầu, đau vai gáy, cảm cúm thông thường
  • Kiểm soát các triệu chứng viêm khớp, thấp khớp, đau thần kinh, đau cơ, bong gân, đau răng, trật khớp

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người có tiền sử bệnh hen
  • Người ưa chảy máu, suy giảm tiểu cầu, viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, suy tim

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, khi uống cần nuốt cả viên cùng một lượng nước vừa đủ, không được nhai hoặc nghiền nát
  • Liều lượng để nghị: 1 viên mỗi lần, 2 – 4 lần mỗi ngày

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khó tiêu
  • Ợ nóng
  • Đau dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Thiếu máu tan huyết
  • Yếu cơ

Đôi khi thuốc có thể gây sốc phản vệ hoặc kích ứng. Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Không kết hợp với các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
  • Cần điều chỉnh liều lượng khi dùng ở người cao tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc Aspirin.

2. Paracetamol Stada

Giá bán tham khảo: 500 đồng / Viên

Paracetamol Stada là thuốc giảm đau nửa đầu vai gáy phổ biến và hiệu quả cao. Thuốc phù hợp cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin trong hệ thống thần kinh trung ương, từ đó kiểm soát cơn đau cơ học và hóa học.

đau nửa đầu vai gáy nên uống thuốc gì
Paracetamol được sử dụng để kiểm soát cơn đau đầu, đau cổ vai gáy từ nhẹ đến trung bình

Thành phần:

  • Paracetamol hàm lượng 500 mg
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

  • Kiểm soát cơn đau từ nhẹ đến trung bình trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu, đau vai gáy, đau thần kinh răng, đau họng, đau nhức cơ thể
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức cơ thể do thấp khớp, cảm cúm, sốt hoặc cảm lạnh

Chống chỉ định:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, sau bữa ăn, cùng một lượng nước vừa đủ
  • Liều lượng đề nghị: 2 viên sau mỗi 4 giờ và không quá 8 viên trong 24 giờ

Tác dụng phụ:

Rất hiếm khi Paracetamol gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên một số người bệnh có thể gặp tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, mất bạch cầu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp với thuốc trị đau nửa đầu vai gáy khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không lạm dụng, sử dụng quá liều, điều này có thể gây tổn thương gan và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

3. Ibuprofen Stada

Giá bán tham khảo: 1.000 đồng / Viên

Ibuprofen Stada thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong nhóm nhóm acid propionic, có tác dụng giảm đau đầu, đau nửa đầu hoặc các vấn đề viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Thành phần chính:

  • Ibuprofen hàm lượng 400 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu vai gáy, đau răng, đau liên quan đến chức năng vận động, cột sống hoặc đau bụng kinh
  • Với liều cao hơn, thuốc có thể giúp kiểm soát các cơn đau mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và nhiều tình trạng sức khỏe tương tự khác

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Suy thận
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu  và 3 tháng cuối
  • Phụ nữ đang cho con bú

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng với nhiều nước, không được nhai, nên uống trong bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên mỗi lần, có thể lặp lại liều sau mỗi 4 – 6 giờ, tuy nhiên không được vượt quá 1200 mg mỗi ngày

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau dạ dày
  • Ăn không tiêu
  • Rối loạn nhu động ruột

Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay khi các các phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Người bệnh có tiền sử loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy tim, suy thận, người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng kết hợp với các loại NSAID hoặc thuốc trị đau nửa đầu vai gáy khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

4. Hapacol 325

Giá bán tham khảo: 220 đồng / Viên

Hapacol 325 là thuốc trị đau nửa đầu vai gáy, đau liên quan đến viêm khớp, đau cơ xương hoặc đau sau khi tiêm, nhổ răng. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol, có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp hạ sốt và ngăn ngừa các triệu chứng phát sinh.

Thành phần:

  • Hoạt chất Paracetamol hàm lượng 325 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Kiểm soát cơn đau đầu, đau nửa đầu vai gáy, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp
  • Hạ sốt ở bệnh nhân cảm lạnh hoặc các bệnh lý liên quan đến cảm sốt

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, khi dùng nên nuốt cả viên, tránh nhai hoặc bẻ viên thuốc
  • Liều lượng sử dụng: 1 viên mỗi lần, cách 6 giờ có thể sử dụng 1 viên để đạt hiệu quả tốt nhất

Tác dụng phụ:

Hapacol 325 được hấp thụ tốt, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Bệnh thận
  • Độc tính thận khi sử dụng dài ngày
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Thiếu máu

Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Lưu ý:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị.
  • Tránh dùng kết hợp các loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu trong quá trình sử dụng thuốc.

5. Naprofar Pharmedic

Giá bán tham khảo: 3.500 đồng / Viên

Naprofar Pharmedic có thành phần chính là Naproxen, là một trong những loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy phổ biến và hiệu quả cao. Thuốc giúp kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, hỗ trợ thư giãn và phục hồi sức khỏe tổng thể.

thuốc chữa đau nửa đầu vai gáy
Naprofar Pharmedic được sử dụng để kiểm soát cơn đau đầu cổ vai gáy từ nhẹ đến trung bình

Thành phần chính:

  • Naproxen natri hàm lượng 550 mg
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

Kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến trung bình trong các trường hợp:

  • Đau nửa đầu vai gáy
  • Đau cấp tính hoặc mãn tính do các chứng viêm cơ xương, viêm mô mềm, viêm đau khớp và các bệnh cơ xương khớp khác

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, ngay sau bữa ăn, cùng một lượng nước vừa đủ
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên mỗi lần, 2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôn
  • Phù ngoại vi nhẹ
  • Ù tai
  • Chóng mặt

Đôi khi thuốc có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, rụng tóc, phù mạch, thiếu máu tan huyết và một số vấn đề dạ dày, tá tràng. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ, hãy thông báo với bác sĩ điều trị.

Lưu ý:

  • Bệnh nhân đang viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh sử dụng thuốc.
  • Các phản ứng phụ trên đường tiêu hóa có thể trở nên nghiêm trọng, do đó người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không sử dụng thuốc, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Người bệnh cao tuổi, suy thận, suy gan chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định và không tự ý thay đổi liều lượng, liệu trình điều trị.

6. Timmak 3 mg

Giá bán tham khảo: 3.000 đồng / Viên

Timmak 3 mg là thuốc điều trị chóng mặt, đau nửa đầu vai gáy do rối loạn tuần hoàn hoặc các bệnh vận mạch. Thuốc có thành phần chính là Dihydroergotamin (một loại alcaloid của nấm cựa gà), đã được hydro hóa với nhiều tác dụng dược lý phức tạp.

Đối với tình trạng đau nửa đầu vai gáy, thuốc có thể bù lại mức serotonin bị thiếu trong huyết tương, chống lại sự mất trương lực của hệ mạch ngoài sọ, đặc biệt là hệ mạch cảnh bị giãn. Thuốc có tác dụng nhanh, chỉ sau 10 – 20 phút, giúp kiểm soát cơn đau và hỗ trợ thư giãn.

Thành phần:

  • Dihydroergotamin mesylat hàm lượng 3 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Đau đầu, đau nửa đầu vai gáy do rối loạn tuần hoàn thế đứng, giảm huyết áp nguyên phát hoặc thứ phát
  • Kiểm soát các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài
  • Hỗ trợ phòng ngừa cơn đau nửa đầu và các bệnh do vận mạch

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người dễ phản ứng co thắt mạch như bệnh động mạch ngoại vi, đồng mạch vành, nhiễm khuẩn máu, tăng huyết áp
  • Bệnh nhân suy gan, thận nặng
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, ngay trước bữa ăn, cùng một lượng nước vừa đủ
  • Liều lượng để nghị: 1 viên mỗi lần x 3 lần mỗi ngày

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Thuốc có thể gây co thắt mạch, do đó cần theo dõi phản ứng của cơ thể và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Chỉ nên dùng dihydroergotamin cho các loại đau nửa đầu do vận mạch, không dùng cho các cơn đau do nguyên nhân khác.
  • Nên thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu tê bì chân tay, đau cơ cánh tay, yếu cơ chi dưới, đau ngực, nhịp tim chậm hoặc sưng và ngứa ngứa ngoài da.

7. Migomik 3 mg

Giá bán tham khảo: 4.000 đồng / Viên

Thuốc Migomik 3 mg được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tuần hoàn thế đứng và giảm huyết áp. Thuốc có thành phần chính là Dihydroergotamin, được chiết xuất từ nấm cựa gà, hoạt động bằng cách bù lại nồng độ serotonin trong huyết tương, sau đó kích thích tác dụng của serotonin để chống lại sự mất trương lực cơ của hệ mạch ngoài sọ. Thuốc có tác dụng nhanh, có thể cải thiện tình trạng đau cổ, đau nửa đầu vai gáy ngay sau khi sử dụng.

Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy hiệu quả nhất
Migomik 3 mg được sử dụng để điều trị tình trạng đau nửa đầu do rối loạn tuần hoàn thế đứng

Thành phần:

  • Dihydroergotamin mesylat hàm lượng 3 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Điều trị các triệu chứng rối loạn tuần hoàn thế đứng, giảm huyết áp, chẳng hạn như đau nửa đầu vai gáy, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài
  • Ngăn chặn cơn đau nửa đầu và các bệnh đau đầu, khó chịu do vận mạch

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân dễ phản ứng co thắt mạch chẳng hạn như bệnh động mạch ngoại vi, động mạch vành, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp không được kiểm soát, suy gan, suy thận nặng
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Kết hợp với các loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy khác

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, ngay trước bữa ăn
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc ngay khi có các triệu chứng đau nửa đầu vai gáy
  • Liều lượng có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chuột rút tay chân
  • Đau nhức cơ thể

Đôi khi thuốc có thể gây ra tình trạng lo âu, chóng mặt, tiêu chảy, đổ mồ hôi. Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý:

  • Thuốc có thể gây co thắt mạch, đau thắt ngực. Co thắt mạch có thể gây tử vong, do đó, hãy theo dõi các phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi bị đau cơ, mất cảm giác, lạnh các đầu chi hoặc ngón tay xanh tím, nhợt nhạt.
  • Chỉ sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau nửa đầu do vận mạch, không dùng cho các nguyên nhân khác.
  • Nếu gặp tình trạng mất cảm giác, đau nhói đầu ngón tay, chân, đau cơ cánh tay, cẳng chân, yếu cơ chi dưới, đau ngực, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

8. Stugeron 25 mg

Giá bán tham khảo: 750 đồng / Viên

Thuốc Stugeron 25 mg được sử dụng để điều trị rối loạn tuần hoàn não, say tàu xe, đau nửa đầu vai gáy hoặc các vấn đề có nguồn gốc từ mạch máu não khác. Stugeron 25 mg thuộc nhóm thuốc điều trị chóng mặt, hoạt động bằng cách co các tế bào cơ trơn, kích thích hệ thống tiền đình, làm giảm tình trạng rung giật nhãn cầu và các triệu chứng rối loạn thực vật khác.

Thành phần:

  • Cinnarizin hàm lượng 25 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Kiểm soát các triệu chứng rối loạn tuần hoàn máu não, chẳng hạn như chóng mặt, ù tai, đau nửa đầu vai gáy, mất trí nhớ, khó tập trung
  • Kiểm soát tình trạng rối loạn thăng bằng, rối loạn tuần hoàn ngoại vi và say tàu xe

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, sau bữa ăn, cùng một lượng nước vừa đủ
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên mỗi lần x 3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Tăng cân
  • Khó chịu dạ dày, đau thượng vị
  • Tăng tiết mồ hôi

Đôi khi thuốc có thể gây rối loạn vận động và nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng không mong muốn.

Lưu ý:

  • Thuốc có thể gây đau vùng thượng vị, do đó nến uống thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, đặc biệt là lúc mới bắt đầu sử dụng. Do đó, không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
  • Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng không mong muốn.

9. Devomir 25 mg

Giá bán tham khảo: 320 đồng / Viên

Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy Devomir 25 mg có thành phần chính là Cinnarizin. Cinnarizin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1, có tác dụng an thần và chống acetylcholin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình, ức chế quá trình sản xuất histamine và acetylcholin, từ đó kiểm soát tình trạng đau nửa đầu đầu vai gáy, chóng mặt, buồn nôn.

Thành phần chính:

  • Cinnarizin hàm lượng 25 mg
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định:

  • Điều trị duy trì các triệu chứng rối loạn tuần hoàn ngoại vi, chẳng hạn như loét giãn tĩnh mạch, lạnh đầu chi, đi khập khiễng
  • Kiểm soát và phòng ngừa tình trạng đau nửa đầu vai gáy, chóng mặt, buồn nôn do rối loạn tiền đình, co thắt mạch máu não

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng với một lượng nước vừa đủ, sau bữa ăn
  • Liều lượng để nghị: 1 – 2 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Ngủ gà
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tăng cân
  • Khô miệng
  • Ra mồ hôi
  • Phản ứng dị ứng

Lưu ý:

  • Thuốc có thể gây đau thượng vị và khó chịu dạ dày, do đó hãy sử dụng thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày.
  • Không lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Tránh sử dụng thuốc ở người cao tuổi hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nhóm thuốc dự phòng chữa đau nửa đầu vai gáy

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, đau biệt là tình trạng đau nửa đầu vai gáy thường xuyên, mãn tính hoặc khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả.

Các thuốc trị đau nửa đầu vai gáy dự phòng bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, bao gồm Amitriptyline và Protriptyline, là các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu cổ vai gáy. Tuy nhiên thuốc có thể gây táo bón, buồn ngủ và khô miệng.
  • Thuốc chống trầm cảm khác: Các loại thuốc như Venlafaxine và Mirtazapine cũng góp phần kiểm soát tình trạng đau nửa đầu vai gáy hiệu quả.
  • Thuốc chống co giật và giãn cơ: Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng đau nửa đầu vai gáy bằng cách thư giãn các cơ, hạn chế áp lực lên hệ thần kinh, cột sống, từ đó cải thiện cơn đau.

Thuốc phòng ngừa có thể được sử dụng kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn để đạt hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ sẽ theo dõi các phản ứng của cơ thể và có sự điều chỉnh phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tránh các rủi ro phát sinh.

Hầu hết các loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy đều mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, điều quan trọng khi sử dụng thuốc là trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua