9 Bài thuốc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (Đông Y)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền là phương pháp chữa bệnh được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này là sự kết hợp của các thảo dược dựa trên từng thể bệnh. Từ đó giúp điều trị tận gốc căn nguyên, giải đau mỏi và giảm nguy cơ tái phát. Ngoài ra các bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền khá lành tính, dùng được cho người già và những người có cơ thể gầy yếu.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (đông y)
Thông tin cơ bản về cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (đông y), công dụng và những lưu ý

Chứng đau vai gáy theo y học cổ truyền (đông y)

Đau vai gáy là tình trạng thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động do chấn thương, làm việc sai tư thế… và người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Theo Y học hiện đại, đau vai gáy thể cho những rối loạn của cơ và xương ở vùng vai gáy dẫn đến đau nhức, tê mỏi, cứng khớp và khó vận động.

Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy được gọi là chứng kiên tý, thường xảy ra do tấu lý sơ hở dẫn đến phong, hàn và thấp xâm nhập, khí huyết kém lưu thông và tổn thương kinh lạc. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau mỏi, tê cứng các khớp ở cổ và vai gáy, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Một số triệu chứng khác:

  • Cứng cổ, khó quay đầu
  • Đau nhức nhiều hơn khi ấn vào cơ thang, cơ ức đòn chũm
  •  Mạch phù
  • Rêu lưỡi trắng
  • Rất sợ lạnh…

Chứng kiên tý được chia thành 9 thể bệnh, bao gồm:

  • Thể phong hàn
  • Thể thấp nhiệt
  • Thể khí trệ huyết ứ
  • Thể can thận hư
  • Thể phong đờm
  • Thể hàn đờm
  • Thể âm hư dương cang
  • Thể phong nhiệt
  • Thể thận hư phong thấp

Tùy thuộc vào từng thể bệnh và triệu chứng, người bệnh sẽ có những bài thuốc đông y điều trị khác nhau giúp khắc phục tình trạng và căn nguyên.

Cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược dựa trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động vào mạch máu, xương khớp và và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng ức trệ kinh lạc, giảm đau, giảm co cứng, tê bì và cải thiện chức năng xương khớp

Ngoài ra điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền còn có tác dụng bồi bổ, tác động sâu vào căn nguyên giúp khắc phục tình trạng, điều trị tận gốc và phòng ngừa tái phát. Hơn thế phương pháp điều trị này tương đối an toàn, người bệnh có thể điều trị kéo dài mà không lo tác dụng phụ.

Dưới đây là những bài thuốc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền phù hợp với từng thể bệnh:

1. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong hàn

Nước lạnh và khí lạnh xâm nhập là nguyên nhân gây đau vai gáy thể phong hàn. Vì thế người bệnh thường có cảm giác đau nhức khi thời tiết trở lạnh, tiếp xúc với gió lạnh hoặc nước lạnh.

Triệu chứng

Đối với đau vai gáy thể phong hàn, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Co cứng cơ thang, cơ ức đòn chũm
  • Cứng cổ, khó quay đầu và cúi gập lưng
  • Đau mỏi vai gáy

Triệu chứng toàn thân

  • Sợ lạnh
  • Mạch phù
  • Rêu lưỡi trắng

Phương pháp điều trị

Để điều trị đau vai gáy thể phong hàn, người bệnh cần sử dụng những bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, đả thông kinh lạc và giảm đau.

Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong hàn
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong hàn có tác dụng khu phong, tán hàn, đả thông kinh lạc và giảm đau

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 12 gram xuyên khung
  • 12 gram phục linh
  • 12 gram ý dĩ
  • 8 gram can khương
  • 8 gram quế chi
  • 8 gram thương truật
  • 6 gram cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc, lọc lấy nước và chia thành 3 phần, uống 3 lần sau mỗi bữa ăn
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục 20 ngày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • 12 gram đương quy
  • 12 gram khương hoạt
  • 12 gram tần giao
  • 12 gram độc hoạt
  • 8 gram quế chi
  • 8 gram mộc hương
  • 6 gram chích cam thảo
  • 6 gram nhũ hương
  • 40 gram cành dây.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 1 lít nước lọc còn 300ml nước thuốc
  • Lọc lấy nước và chia thành 3 phần, uống 3 lần sau mỗi bữa ăn
  • Uống đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • 12 gram đại táo
  • 2 gram phòng phong
  • 4 gram sinh khương
  • 6 gram cam thảo
  • 8 bạch chỉ
  • 8 gram ma hoàng

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 phần, uống thuốc sau mỗi bữa ăn (nên uống khi còn ấm nóng)
  • Uống đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc 4

Nguyên liệu:

  • 12 gram đại táo
  • 12 gram hoàng kỳ
  • 12 gram quy xuyên
  • 12 gram bạch chỉ
  • 12 gram xích thược
  • 12 gram ma hoàng
  • 14 gram trích thảo
  • 8 gram phòng phong
  • 8 gram quế chi
  • 8 gram hoàng đằng
  • 8 gram sinh khương
  • 8 gram khương hoạt.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc và sắc lấy nước uống thay nước lọc mỗi ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục 20 ngày.

Bài thuốc 5

Nguyên liệu:

  • 9 gram quế chi
  • 9 gram ma hoàng
  • 9 gram quy đầu
  • 9 gram cát căn
  • 30 gram kê huyết đắng.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 3 chén nước còn 1 chén
  • Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà mỗi ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục từ 10 đến 20 ngày.

Đối với đau vai gáy thể phong hàn, người bệnh nên sử dụng bài thuốc kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và ôn châm các huyệt gồm huyệt Dương lăng tuyền, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Kiên ngung, Dương trì, Phong trì và Thiên tông để sớm cải thiện tình trạng.

2. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể thấp nhiệt

Đau vai gáy thể thấp nhiệt chủ yếu xảy ra do viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh xảy ra đột ngột và có mức độ nghiêm trọng hơn so với những thể khác.

Triệu chứng

Bệnh đau vai gáy thể thấp nhiệt gây ra những triệu chứng sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Co cứng vùng cổ gáy
  • Đau nhức vai gáy
  • Sưng đỏ vùng vai gáy
  • Hạn chế khả năng vận động

Triệu chứng toàn thân

  • Cảm cúm
  • Đau nhức mình mẩy
  • Sợ lạnh
  • Mạch phù sác
  • Rêu lưỡi vàng hoặc trắng
  • Lưỡi nổi nốt đỏ
  • Sốt cao kéo dài không giảm.

Phương pháp điều trị

Để điều trị đau vai gáy thể thấp nhiệt, người bệnh cần áp dụng các bài thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 12 gram rễ cây xấu hổ
  • 12 gram cỏ xước
  • 12 gram tỳ giải
  • 12 gram sinh địa
  • 12 gram huyền sâm
  • 12 gram kim ngân hoa
  • 16 gram ý dĩ
  • 16 gram hy diêm bảo.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 5 chén nước còn 2 chén
  • Lọc lấy nước thuốc và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục từ 10 đến 20 ngày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • 8 gram hoàng cầm
  • 8 gram khương hoạt
  • 12 gram bạch thược
  • 12 gram thạch cao
  • 12 gram cát cánh.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 phần, uống thuốc sau mỗi bữa ăn, nên uống ấm
  • Sử dụng 1 thang thuốc mỗi ngày, đều đặn đến khi cơn đau thuyên giảm.

Đối với đau vai gáy thể thấp nhiệt, người bệnh nên sử dụng bài thuốc kết hợp châm tả các huyệt gồm huyệt Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc và Phong môn để giảm đau mỏi, sớm khắc phục căn nguyên. Lưu ý không xoa bóp và bấm huyệt cho người bị đau vai gáy thể thấp nhiệt.

Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể thấp nhiệt
Đau vai gáy thể thấp nhiệt cần dùng các bài thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc

3. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ

Đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ thường gặp ở những người chấn thương do vận động mạnh, làm việc gắng sức hoặc hoạt động sai tư thế. Ngoài ra thể bệnh này còn xảy ra do thoát vị đĩa đệm khiến khí huyết kém lưu thông.

Triệu chứng 

Những triệu chứng thường gặp ở người bị đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ:

Triệu chứng tại chỗ

  • Đau vai gáy kèm theo chứng cổ khó chịu,
  • Khó hoặc không thể cúi gập cổ, xoay cổ
  • Gân xương đau mỏi
  • Chân tay tê dại

Triệu chứng toàn thân

  • Lưỡi thâm tím
  • Mạch trầm hoạt hoặc sáp

Phương pháp điều trị

Đối với đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ, người bệnh cần dùng các bài thuốc có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc.

Bài thuốc 1: Tứ vật đào hồng

Nguyên liệu:

  • 12 gram đương quy
  • 12 gram thục địa
  • 12 gram xích thược
  • 12 gram xuyên khung
  • 8 gram đào nhân
  • 6 gram hồng hoa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc
  • Nấu thuốc với 3 chén nước còn 1 chén
  • Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần sử dụng, uống ấm và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Thư cân hoạt huyết thang

Nguyên liệu:

  • 12 gram phòng phong
  • 12 gram khương hoạt
  • 12 gram độc hoạt
  • 12 gram đương quy
  • 10 gram kinh giới
  • 8 gram thanh bì
  • 16 gram tục đoạn
  • 16 gram đỗ trọng
  • 16 ngũ gia bì
  • 16 gram ngưu tất
  • 10 gram hồng hoa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi thêm 600ml nước lọc
  • Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút
  • Lọc lấy nước thuốc, không sử dụng bã
  • Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày, nên uống ấm
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Đối với đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ, người bệnh cần sử dụng bài thuốc kết hợp xoa bóp bấm huyệt để kích thích máu huyết lưu thông, đả thông kinh mạch, tán huyết ứ, giảm đau nhức và tăng khả năng phục hồi khớp xương.

Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc

4. Bài thuốc chữa đau vai gáy thể can thận hư

Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy thể can thận hư thường xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh ăn uống kém lành, không đủ dưỡng chất dẫn đến xương khớp hư yếu, đau nhức dai dẳng. Ngoài ra thể bệnh này còn xảy ra do nội phong tự sinh khiến vai gáy tê mỏi, xương khớp đau nhức.

Triệu chứng 

Bệnh nhân bị đau vai gáy thể can thận hư thường gặp một số triệu chứng khó chịu sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Cứng cổ gáy
  • Đau vai, tê mỏi
  • Đau nhức nhiều, có xu hướng đau thành từng cơn khó kiểm soát
  • Đau thường giảm khi nghỉ ngơi, thư giãn
  • Đau lan rộng, đôi khi kèm theo co giật
  • Khó gập cổ, xoay cổ

Triệu chứng toàn thân

  • Kém sinh khí
  • Lưỡi có màu đỏ nhạt

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân bị đau vai gáy thể can thận hư cần sử dụng những bài thuốc có tác dụng khu phong, bổ can thận và trừ thấp để cải thiện tình trạng.

Bài thuốc 1: Quyên tý thang

Nguyên liệu:

  • 12 gram xích thược
  • 12 gram phòng phong
  • 12 gram đương quy
  • 12 gram nghệ vàng
  • 12 gram hoàng kỳ
  • 8 gram khương hoạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc
  • Nấu thuốc với 3 chén nước còn 1 chén
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 lần uống, nên uống ấm và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì trong 20 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc 2: Bổ thận tráng cân thang

Nguyên liệu:

  • 12 gram ngưu tất
  • 12 gram đương quy
  • 12 gram ngũ gia bì
  • 12 gram bạch linh
  • 8 gram sơn thù
  • 16 gram thục địa
  • 10 gram thanh bì
  • 10 gram đỗ trọng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 500ml nước cạn còn 100ml thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 lần, uống hết trong ngày, nên uống ấm
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Sau 20 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc 3: Trừ thấp, bồi bổ can thận thang

Nguyên liệu:

  • 10 cát căn
  • 10 gram cam thảo
  • 15 gram kê huyết đằng
  • 13 gram mộc hoa
  • 30 gram bạch thược

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc, lọc lấy nước và chia thành 3 phần, uống 3 lần sau mỗi bữa ăn
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục 20 ngày.
Bài thuốc chữa đau vai gáy thể can thận hư
Bài thuốc Quyên tý thang, Bổ thận tráng cân thang, Bồi bổ can thận thang có tác dụng chữa đau vai gáy thể can thận hư

5. Bài thuốc chữa đau vai gáy thể phong đờm

Triệu chứng 

Bệnh đau vai gáy thể phong đờm gây ra những triệu chứng sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Cứng cổ gáy
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Đau mỏi vai gáy
  • Đau nhức gân xương
  • Tê cứng chân tay

Triệu chứng toàn thân

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Miệng và mắt bị méo xếch

Phương pháp điều trị

Để điều trị đau vai gáy thể phong đờm, người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc có tác dụng hành khí thông lạc, trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ, quyết đờm.

Bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 12 gram bạch chỉ
  • 12 gram khương hoàng
  • 12gram xuyên khung
  • 12 gram uy linh tiên
  • 30 gram tang chi
  • 30 gram mộ thông thông
  • 9 gram bạch giới tử
  • 9 gram hồng hoa
  • 9 gram đờm nam tinh
  • 9 gram khương hoạt
  • 15 gram quy đầu

Vị thuốc gia thêm:

  • Tê bì chân tay: Gia thêm 30 gram hoàng kỳ.
  • Gáy lưng căng cứng: Gia thêm 24 gram cát căn và 5,4 gram long đờm thảo.
  • Nhiệt uất: Gia thêm 30 gram kim ngân hoa.
  • Thấp nhiệt khiến miệng đắng, căng thẳng kéo dài, thường xuyên lo âu: Gia thêm 9 gram hoàng cầm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và sắc với 700ml nước
  • Đợi nước thuốc cạn còn 300ml, vớt bỏ bã
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, hâm nóng lại khi uống
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Thực hiện đều đặn đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc chữa đau vai gáy thể phong đờm
Bài thuốc chữa đau vai gáy thể phong đờm có tác dụng hành khí thông lạc, trừ thấp, hoạt huyết hóa ứ, quyết đờm

6. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể hàn đờm

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị đau vai gáy thể hàn đờm gồm:

Triệu chứng tại chỗ

  • Đau nhức hai bên bả vai
  • Cứng cổ
  • Tê bì cánh tay
  • Hạn chế khả năng vận động

Triệu chứng toàn thân

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Suy nhược

Phương pháp điều trị

Đối với những trường hợp bị đau vai gáy thể hàn đờm, người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc có tác dụng trừ phong, tán hàn, hành khí thông lạc, trừ thấp, quyết đờm để sớm khắc phục bệnh lý.

Bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 8 gram chỉ thực
  • 8 gram trần bì
  • 12 gram xương truật (thương truật)
  • 12 gram khương hoạt
  • 12 gram cốt toái bổ
  • 12 gram phòng phong
  • 12 gram hoàng cầm
  • 12 gram xuyên khung
  • 16 gram bạch linh
  • 16 gram đẳng sâm
  • 3 quả táo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và sắc với 800ml nước còn 300ml nước thuốc
  • Lọc bỏ bã, chỉ lấy nước thuốc
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn
  • Uống 1 thang thuốc/ ngày. Thực hiện đều đặn đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể hàn đờm
Người bị đau vai gáy thể hàn đờm nên dùng bài thuốc có tác dụng trừ phong, tán hàn, hành khí thông lạc, trừ thấp

7. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể âm hư dương cang

Đau vai gáy thể âm hư dương cang là thể bệnh mãn tính, các triệu chứng thường nghiêm trọng và khó khắc phục. Thể bệnh này đòi hỏi người bệnh kiên trì dùng thuốc để cải thiện mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Triệu chứng

Bệnh nhân bị đau vai gáy thể âm hư dương cang thường có các triệu chứng:

Triệu chứng tại chỗ

  • Đau vai gáy âm ỉ kéo dài hoặc đau từng cơn
  • Cổ gáy cứng đơ, không thể xoay hoặc gập cổ

Triệu chứng toàn thân

  • Hoa mắt
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Mắt đỏ
  • Đầu nặng trịch
  • Lưng đùi yếu, mềm
  • Hạn chế khả năng vận động, khó đi lại
  • Đi lảo đảo, mất thăng bằng
  • Sức khỏe suy giảm rõ rệt

Phương pháp điều trị 

Những bệnh nhân bị đau vai gáy thể âm hư dương cang có thể cải thiện tình trạng bằng cách sử dụng những bài thuốc có tác dụng tiềm dương, bình can, nhu cân và tức phong.

Bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 12 gram ngũ vị
  • 12 gram thiên ma
  • 15 gram thục địa
  • 15 gram long cốt
  • 15 gram phòng phong
  • 30 gram cúc hoa
  • 30 gram sơn thù
  • 30 gram câu đằng
  • 30 gram phục thần
  • 30 gram bạch truật
  • 30 gram đan sâm
  • 30 gram ngọc trúc
  • 30 gram hoài sơn
  • 30 gram mẫu lễ.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 1 lít nước lọc còn 300ml nước thuốc
  • Lọc lấy nước và chia thành 3 phần, uống 3 lần sau mỗi bữa ăn, hâm nóng thuốc trước khi uống
  • Uống đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể âm hư dương cang
Điều trị đau vai gáy thể âm hư dương cang bằng bài thuốc có tác dụng tiềm dương, bình can, nhu cân và tức phong

8. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong nhiệt

Triệu chứng

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị đau vai gáy thể phong nhiệt gồm:

Triệu chứng tại chỗ

  • Đau mỏi vai gáy
  • Đau nhức gân xương

Triệu chứng toàn thân

  • Toàn thân ê ẩm
  • Sốt cao
  • Mạch phù sắc
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Sợ nóng

Phương pháp điều trị

Nếu muốn điều trị đau vai gáy thể phong nhiệt, người bệnh cần sử dụng bài thuốc có tác dụng hạ nhiệt, bồi bổ cơ thể, hoạt huyết tán ứ.

Bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 6 quả đại táo
  • 12 gram bạch thược
  • 12 gram phòng phong
  • 6 gram sài hồ
  • 6 gram mộc hương
  • 4 gram cam thảo
  • 20 gram cát căn.

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Cho các vị thuốc vào nồi, thêm 600ml nước lọc
  • Sắc thuốc cạn còn 200ml, lọc lấy nước thuốc
  • Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục từ 20 đến 30 ngày.
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong nhiệt
Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể phong nhiệt có tác dụng hạ nhiệt, bồi bổ cơ thể, hoạt huyết tán ứ

9. Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp

Đau vai gáy thể thận hư phong thấp chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi, cơ thể gầy yếu và người lao động nặng.

Triệu chứng 

Bệnh đau vai gáy thể thận hư phong thấp gây ra những triệu chứng sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Cứng lưng
  • Cứng vai và cổ gáy
  • Đau nhức cột sống
  • Cử động khó khăn
  • Đau mỏi kéo dài

Triệu chứng toàn thân

  • Cơ thể suy nhược
  • Mất sức

Phương pháp điều trị

Người bệnh cần sử dụng bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ thấp và bổ thận để khắc phục đau vai gáy thể thận hư phong thấp. Trong đó bài thuốc Uy linh thung dung thang có khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị.

Bài thuốc Uy linh thung dung thang

Nguyên liệu:

  • 15 gram nhục thung dung
  • 15 gram đan sâm
  • 15 gram đẳng phong
  • 15 gram uy linh tiên

Vị thuốc gia thêm:

  • Tê dại chi trên: Gia thêm 10 gram khương hoàng.
  • Đau đớn, nhức mỏi, tê dại chi dưới: Gia thêm 10 gram ngưu tất

Cách thực hiện:

  • Sửa sạch các vị thuốc
  • Sắc thuốc với 3 chén nước còn 1 chén
  • Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà mỗi ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, liên tục từ 10 đến 20 ngày.
  • Hoặc rửa sạch các vị thuốc, phơi khô và tán thành bột mịn. Trộn bột thuốc với mật ong làm hoàn. Mỗi ngày uống 20 gram thuốc với nước ấm.

Trong thời gian điều trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp, người bệnh lưu ý nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và nên ăn uống đủ chất để những tổn thương mau chóng phục hồi.

Bài thuốc điều trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp
Sử dụng bài thuốc Uy linh thung dung thang bồi bổ khí huyết, trừ thấp, bổ thận và điều trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp

10. Bài thuốc đắp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Bên cạnh các bài thuốc uống chữa đau vai gáy theo từng thể bệnh, người bệnh nên sử dụng thêm các bài thuốc đắp để tăng hiệu quả giảm đau, giảm co cứng, kích thích lưu thông máu và sớm cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Các bài thuốc đắp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền:

Bài thuốc 1: Dùng ngải cứu và muối hột

Nguyên liệu: 

  • 100 gram ngải cứu
  • 50 gram muối hột.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước và xào nóng với muối hột
  • Dùng khăn bông mềm bọc gọn ngải cứu và muối hột, sau đó chườm đắp lên khu vực bị đau nhức
  • Sau 20 phút, xào nóng và chườm đắp thêm 1 lượt
  • Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để thư giãn và cải thiện cơn đau.

Bài thuốc 2: Kết hợp lá lốt, cúc tần và rượu trắng

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm lá cúc tần
  • Một ít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nhuyễn lá lốt, cúc tần. Sau đó trộn đều với một ít rượu
  • Xào nóng hỗn hợp
  • Dùng khăn bông mềm bọc gọn lá lốt, cúc tần và rượu trắng
  • Đợi nguyên liệu nguội bớt và chườm đắp lên khu vực bị đau nhức
  • Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút để sớm khắc phục cơn đau.
Bài thuốc đắp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền
Bài thuốc đắp giúp giảm co cứng, kích thích lưu thông máu và điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Lưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Các bài thuốc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (sắc và chườm đắp) đều lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ và mang đến hiệu quả giảm đau tốt. Đặc biệt những bài thuốc sắc theo từng thể bệnh còn có tác dụng loại bỏ căn nguyên và phòng ngừa đau nhức tái phát.

Tuy nhiên so với tây y, cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền thường phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để cải thiện tình trạng.

Ngoài ra khi chữa bệnh bằng y học cổ truyền, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Để điều trị hiệu quả và đúng cách, người bệnh cần thăm khám, bắt mạch xác định thể bệnh. Đồng thời áp dụng những bài thuốc phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền khá lành tính. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro.
  • Không tự ý gia thêm hoặc giảm các vị thuốc hay liều lượng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
  • Không tự ý kết hợp thuốc đông y và thuốc tây để điều trị đau vai gáy để tránh gây ngộ độc.
  • Nên dùng thuốc đông y (bài thuốc sắc) đều đặn mỗi ngày 1 lần để tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
  • Tốc độ khỏi bệnh khi dùng thuốc đông y còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và thể trạng của mỗi người.
  • Cần hỏi ý kiến thần thuốc nếu muốn điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền cho những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, thận, tim mạch, rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người có cơ thể gầy yếu. Đối với trường hợp này, thầy thuốc có thể gia thêm hoặc giảm các vị thuốc tùy theo từng thể trạng.
  • Nếu đau vai gáy và các biểu hiện đi kèm không giảm sau 30 điều trị bằng y học cổ truyền, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc để thay đổi phương pháp điều trị.
  • Nếu phát sinh các bất thường trong quá trình điều trị như thay đổi vị giác, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt… người bệnh nên dừng sử dụng thuốc đông y, theo dõi cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lý.
  • Người bệnh được khuyên sử dụng bài thuốc đông y kết hợp châm cứu và bấm huyệt để tăng hiệu quả giảm đau, rút ngắn khả năng điều trị.

Trên đây là thông tin cơ bản về cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (đông y) và các lưu ý. Để sớm khắc phục bệnh lý và đảm bảo an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi điều trị. Đồng thời áp dụng các bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh, không tự ý gia thêm vị thuốc và liều lượng. Ngoài ra không lạm dụng bài thuốc để tránh phát sinh rủi ro.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua