Đau Nhức Xương Khớp Thiếu Chất Gì? Cách Bổ Sung Đầy Đủ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nhức xương khớp thiếu chất gì? Cần bổ sung như thế nào để nâng cao sức khỏe xương khớp và phòng ngừa các vấn đề phát sinh? Tham khảo thông tin trong bài viết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đau nhức xương khớp thiếu chất gì
Tìm hiểu đau nhức xương khớp thiếu chất gì và có kế hoạch bổ sung phù hợp 

Đau nhức xương khớp thiếu chất gì?

Cơ thể sử dụng vitamin và khoáng chất để thực hiện các chức năng bình thường và duy trì sức khỏe, bao gồm cả chức năng của cơ xương khớp. Việc thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến đau nhức xương khớp, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

Nếu thắc mắc đau nhức xương khớp thiếu chất gì, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý như:

1. Đau khớp là thiếu vitamin gì?

Việc thiếu hụt một số vitamin có thể dẫn đến đau xương, khớp và cơ. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết là một phần tất yếu để giảm đau và nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Thiếu hụt các vitamin sau đây có thể gây đau nhức xương khớp:

  • Vitamin B1: Vitamin B1 còn được gọi là thiamin, có chức năng tổng hợp DNA và RNA trong tế bào. Theo một số nghiên cứu, thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, gây đau cơ, yếu cơ, đau nhức xương khớp.
  • Vitamin D: Cơ thể sử dụng vitamin D để duy trì xương chắc khỏe bằng cách hấp thụ đầy đủ canxi và giúp cơ bắp chuyển động linh hoạt. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến đau nhức xương khớp, yếu cơ và chứng nhuyễn xương ở người lớn.
  • Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa chống lại sự phá hủy các tế bào gây ra bởi các chất có hại được gọi là các gốc tự do. Việc thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến tổn thương cơ, gây yếu và mất kiểm soát chuyển động. Ngoài ra, không đủ vitamin E có thể dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương và bệnh tật.
  • Vitamin A: Vitamin A là một chất chống oxy hóa giúp duy trì hệ thống miễn dịch, bảo vệ thị lực, bảo vệ làn da, mô và đường tiêu hóa khỏe mạnh. Vitamin A cũng cần thiết cho sự phát triển của xương, góp phần giữ xương luôn chắc khỏe và linh hoạt. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch, đau nhức xương khớp và thị lực kém.
  • Vitamin B12: Vitamin B12 cần thiết để ổn định chức năng thần kinh, chống viêm và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Nếu quá ít vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, nhận thức kém, gây đau nhức xương khớp và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, xây dựng –  duy trì collagen và mô liên kết, cải thiện sự hấp thụ sắt, folate và giúp chữa lành vết thương. Việc thiếu hụt vitamin C có thể khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, mệt mỏi, suy yếu và đau nhức xương khớp nói chung.
  • Vitamin K: Một nhóm vitamin, bao gồm K1 và K2 (MK4 và MK7) có tác dụng chống đông máu và kết hợp với vitamin D, canxi để nâng cao sức khỏe xương khớp. Vitamin K cũng góp phần hút lượng canxi dư thừa, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các sỏi canxi. Thiếu vitamin K là nguyên nhân gây khó đông máu, bầm tím, đau cơ, đau nhức xương khớp và chảy máu nướu răng.

2. Đau khớp là thiếu khoáng chất gì?

Tương tự như các loại vitamin, các khoáng chất đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, và thiếu hụt một số khoáng chất có thể dẫn đến đau nhức xương khớp. Tuy nhiên đau nhức xương khớp thiếu chất gì, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý, chẳng hạn như:

Nhức mỏi xương khớp là bệnh gì
Thiếu hụt các khoáng chất như canxi, magie, crom và sắt có thể gây đau nhức xương khớp
  • Canxi: Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì xương và răng chắc khỏe. Canxi hỗ trợ điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp, truyền xung thần kinh, giải phóng các hormone và enzyme thiết yếu. Việc thiếu canxi có thể dẫn đến mất mật độ xương, loãng xương, gãy xương, đặc biệt là ở người viêm khớp dạng thấp hoặc sử dụng corticosteroid. Bên cạnh đó, thiếu canxi được cho là có thể dẫn đến mất răng, chuột rút cơ bắp và tăng huyết áp.
  • Đồng: Đồng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu bằng cách vận chuyển sắt, tạo các mô liên kết, giữ cho hệ thống miễn dịch, dây thần kinh và mạch máu khỏe mạnh. Đồng cũng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Nếu thiếu đồng sẽ dẫn đến loãng xương, mất xương và thiếu máu.
  • Crom: Crom giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thức ăn, hỗ trợ hoạt động của não bộ và giúp phân hủy insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Thiếu crom có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi và đau nhức xương khớp nói chung.
  • Magie: Magiê giúp xương chắc khỏe, duy trì chức năng thần kinh và cơ bắp, điều chỉnh nhịp tim và lượng đường trong máu cũng như giúp duy trì sụn khớp khỏe mạnh. Việc thiếu magie sẽ dẫn đến chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể và đau nhức xương khớp.
  • Sắt: Sắt có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hỗ trợ sản xuất huyết sắc tố, protein trong hồng cầu và mang oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, khó thở, suy giảm trí nhớ, ăn uống kém, nhiệt độ cơ thể không ổn định, mệt mỏi, đau cơ, đau nhức xương khớp.
  • Natri: Natri hỗ trợ chức năng xung thần kinh và co cơ. Khoáng chất này cũng giúp cơ thể điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể và ảnh hưởng đến huyết áp.  Quá ít natri, đặc biệt là ở những người tập thể dục cường độ cao trong thời tiết nóng có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chuột rút, đau cơ, đau nhức xương khớp và ngất xỉu.
  • Kẽm: Kẽm cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương, tái tạo tế bào và phát triển mô. Thiếu kém có thể dẫn đến đau cơ, đau khớp, lở loét ở da, mắt, tiêu chảy và chán ăn.

Cơ thể cần vitamin và khoáng chất để hoạt động bình thường, khỏe mạnh, linh hoạt. Sự thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ cơ xương khớp, gây cứng khớp, đau nhức, chuột rút, suy nhược và các triệu chứng khác. Việc xác định đau nhức xương khớp thiếu chất gì là điều quan trọng và cần thiết để có kế hoạch bổ sung phù hợp, từ đó nâng cao sức khỏe.

Thiếu dinh dưỡng gây đau nhức xương khớp phải làm sao?

Sau khi xác định đau nhức xương khớp thiếu chất gì, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch bổ sung để nâng cao sức khỏe cũng như kiểm soát cơn đau nhức. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn các kế hoạch phòng ngừa cũng như duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.

Một số cách kiểm soát cơn đau nhức xương khớp do thiếu dưỡng chất bao gồm:

1. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Cách tốt nhất để bổ sung các dưỡng chất cần thiết là thông qua chế độ ăn uống ngày ngày. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích người bệnh bổ sung chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

đau khớp là thiếu chất gì
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để kiểm soát cơn đau nhức xương khớp
  • Canxi: Sữa ít béo, sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, cá mòi, cá hồi, các sản phẩm từ đậu nành, nước cam và sữa hạt.
  • Crom: Bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, trứng, ớt xanh, tiêu đen, mật ong, táo, rau bina.
  • Đồng: Thịt nội tạng, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.
  • Folate: Rau lá xanh như rau bina và cải xoăn, nước cam và hầu hết các loại trái cây.
  • Sắt: Gan, thịt bò, gà tây, cá, đậu Hà Lan, rau chân vịt.
  • Magie: Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, bơ đậu phộng, đậu nành, rau chân vịt, đậu khô và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin A: Gan, trứng, rau quả có nhiều màu sắc, chẳng hạn như cà rốt, dưa hấu, khoai lang và rau bina.
  • Vitamin nhóm B: Thịt gà, cá ngừ, thịt bò, cá hồi, các loại rau xanh, cà chua, bơ đậu phộng, khoai lang.
  • Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, khoai tây, dưa hấu.
  • Vitamin D: Phơi nắng là cách tốt nhất để hấp thụ vitamin D. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi và dầu cá.
  • Vitamin E: Hạnh nhân, bơ đậu phộng, hạt hướng dương, rau bina, bông cải xanh.
  • Vitamin K: Rau lá xanh, lòng đỏ trứng, một số loại phô mai.
  • Kẽm: Hàu, tôm, cau, thịt đỏ, thịt gà, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin và khoáng chất là thông qua chế độ ăn uống. Điều quan trọng là hỏi bác sĩ về vấn đề đau nhức xương khớp thiếu chất gì và có kế hoạch bổ sung phù hợp nhất.

2. Duy trì hoạt động thể chất

Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, từ đó kiểm soát cơn đau. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ bệnh tật, củng cố xương và cơ bắp, đồng thời cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Một số hoạt động đơn giản giúp ổn định sức khỏe xương khớp bao gồm:

  • Bơi lội: Bơi lội là môn thể thao dưới nước, không gây áp lực lên các khớp, xương và giúp cơ thể chuyển động linh hoạt hơn. Bơi lội cũng giúp cải thiện tinh thần, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Tăng sức bền: Các bài tập này giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp, tăng sự dẻo dai và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp nói chung. Bài tập phổ biến nhất là tập tạ, hãy bắt đầu nhẹ nhàng với tạ 1 – 2 kg và tăng dần để tránh gây chấn thương.
  • Đi bộ: Đi bộ là hoạt động đơn giản, giúp duy trì vóc dáng, cải thiện mức cholesterol trong máu, giúp xương chắc khỏe, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe tốt. Khi đi bộ, hãy chọn những đôi giày thoải mái và bắt đầu với 10 – 15 phút mỗi lần và tăng cần đến khi đạt được 30 – 60 phút mỗi lần.
  • Yoga: Yoga mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm đau lưng, cải thiện sức mạnh xương và giữ cho hệ tim mạch khuôn khỏe mạnh. Yoga cũng giúp ổn định nồng độ cholesterol tốt hơn và cải thiện huyết áp. Đến phòng tập yoga hoặc liên hệ với huấn luyện viên để xây dựng kế hoạch tập luyện, nâng cao sức khỏe phù hợp.
  • Đi xe đạp: Đạp xe là một trong những bài tập đơn giản, lành mạnh và tốt cho hệ xương khớp. Ngoài ra, đạp xe không gây căng thẳng lên các khớp như khi đi hoặc chạy bộ. Việc đạp xe điều độ cũng giúp xây dựng cơ bắp, tăng khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơn đau nhức xương khớp.

Điều quan trọng khi thực hiện các bài tập là chú ý đến biểu hiện của cơ thể. Nếu các bài tập gây đau đớn, khó chịu, người bệnh nên ngừng tập và hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Sử dụng sản phẩm bổ sung

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống, người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm bổ sung.  Hiện này có nhiều loại vitamin và khoáng chất bổ sung giúp giảm đau khớp, viêm khớp hiệu quả, chẳng hạn như:

đau xương khớp nên ăn gì
Sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Axit béo omega 3: Axit béo omega 3 có nhiều trong dầu cá và các loại thực phẩm khác, giúp kiểm soát tình trạng viêm ở người viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Curcumin: Curcumin hay tinh chất nghệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt là các cơn đau đầu gối.
  • Vitamin D: Vitamin D cần thiết để giữ cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa các chấn thương do té ngã, va chạm.
  • Glucosamin: Glucosamin có thể giữ cho sụn khớp khỏe mạnh, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Chondroitin: Chondroitin thường được sử dụng kết hợp với glucosamine để điều trị viêm xương khớp, giúp giảm đau khớp.

Hầu hết các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất có thể sử dụng mà không cần chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề đau nhức xương khớp thiếu chất gì và có sự bổ sung phù hợp nhất.

Nên ăn gì để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh?

Một chế độ ăn uống cần bằng, đầy đủ các dưỡng chất và vitamin có thể giúp giữ cho hệ xương khớp khỏe mạnh, linh hoạt. Nếu thường xuyên bị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Cá hồi: Cá hồi và các loại cá béo khác, chẳng hạn như cá thu và cá mòi, chứa rất nhiều acid béo omega 3, có tác dụng chống viêm, góp phần giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Ngoài ra, tiêu thụ cá béo ít nhất hai lần mỗi tuần đã được chứng minh là có thể điều trị viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ phát bệnh toàn thân.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt và các loại rau lá xanh khác, như bông cải xanh, cải xoăn, rất giàu các chất chống oxy hóa, có tác dụng ức chế viêm khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa.
  • Nghệ: Củ nghệ có đặc tính chất viêm, giảm đau nhức xương khớp và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giảm viêm và bảo vệ sụn khỏi sự thoái hóa thêm. Tiêu thụ trà xanh cũng giúp kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, giảm đau và phục hồi sức khỏe xương khớp khỏe mạnh.
  • Trái cây: Các loại trái cây tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho hệ xương khớp, góp phần chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa cũng như kiểm soát cơn đau nhức xương khớp mãn tính. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ trái cây tươi cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất mật độ xương, chống loãng xương, gãy xương.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, gạo lứt, rau xanh, đều có đặc tính chống viêm, tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì các khớp khỏe mạnh. Thường xuyên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp điều trị viêm khớp dạng thấp, ổn định đường tiêu hóa và nâng cao hệ thống miễn dịch.
  • Các loại hạt: Chẳng hạn như hạt lanh, là một nguồn vitamin E và omega 3 dồi dào, có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, điều trị viêm khớp và ngăn ngừa sự phát triển thoái hóa khớp bằng cách loại bỏ các stress oxy hóa.
  • Quả óc chó: Óc chó chứa nhiều chất chống viêm, như omega 3, giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và bảo vệ sụn khớp.
  • Ớt chuông: Ớt chuông chứa rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể tạo ra collagen, hỗ trợ tái tạo sụn khớp, gân, dây chằng, giúp đệm các khớp và ngăn ngừa ma sát gây đau nhức xương khớp.

Mặc dù chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, tuy nhiên người bệnh cần dành thời gian tập luyện thể chất, giảm căng thẳng và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề đau nhức xương khớp thiếu chất gì, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua